Con nưa là con gì? Con nưa 9 mũi là con gì?

0
178
Rate this post

Con nưa là con gì? Nưa và trăn là hai con vật có bề ngoài khá giống nhau, đều thuộc họ trăn, người thường rất khó có thể phân biệt.Nưa và trăn khác biệt lớn nhất ở chỗ Nưa có độc tố gây chết người, đã có không ít vụ việc đáng tiếc xảy ra ở Việt Nam do nhầm lẫn giữa 2 con vật này. THPT Thành Phố Sóc Trăng xin mời bạn tham khảo một số thông tin về con nưa trong bài viết dưới đây để biết rõ hơn con nưa là con gì một cách chính xác nhất.

Con nưa 9 mũi là con gì?

Con Nưa 9 mũi"như thế nào? Bí ẩn về loài bò sát cực độc có thật này

Hẳn nhiều bạn đã không còn xa lạ gì với khái niệm con trăn. Nhưng khi nhắc đến con Nưa, nhiều bạn cảm thấy xa lạ. Con Nưa 9 mũi hay còn được gọi là rắn hoa bướm có tên hoa học là Daboia Russelii và thường được người dân gọi với các tên là trăn 9 mũi. Nưa là một loài bò sát thuộc họ rắn, chúng có kích thước và hình dạng tương tự như con trăn, tuy nhiên so với rắn và trăn thì độc tố chúng mạnh hơn rất nhiều, thậm chí gây chết người.

Sở dĩ nó được gọi là nưa 9 mũi do chúng có 9 mũi, chính xác là chúng có 2 mũi chính cùng 7 mũi phụ. Loài động vật này thường có 2 sợi râu dài, có chứa một loại dịch đặc sệt có màu trắng đục. Dịch này cũng chính là một loại độc của con nưa 9 mũi, khá giống với mủ cóc. Loại độc này vốn dĩ bảo vệ loài nưa khi chúng bị tấn công và bắt mồi.

Cụ thể, đặc điểm bên ngoài và cũng là điểm khác biệt rõ ràng nhất của 2 loài này chính là trăn có 2 lỗ mũi còn Nưa có đến 9 lỗ mũi.

Cận cảnh con Nưa 9 mũi có độc tố gây khiếp sợ ở Việt Nam

Đầu trăn thường trườn sát đất, còn đầu Nưa khi trườn hay ngóc lên, răng chứa đầy nọc độc như rắn. Ban đêm, con Nưa thở phì phò, phì ra khí rất độc, nhất là đối với trẻ em.

Nưa có mùi rất hôi như xác chết lâu ngày, đứng xa cả chục mét vẫn nhận ra. Độc của Nưa rất nguy hiểm. Có thông tin cho rằng, để chữa được chỉ có cách chế bộ da Nưa làm thuốc giải độc. Tuy nhiên, thông tin này cũng chưa được kiểm chứng rõ ràng.

Đây là loài rắn độc thuộc chi Daboia, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Được biết loài rắn này thuộc trong bộ tứ rắn độc Ấn Độ bao gồm: Hổ mang Ấn Độ, cạp nia Ấn Độ, con nưa và cuối cùng là rắn lục hoa cân. Chúng có mặt ở khắp châu Á, phần lớn xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á, phía nam trung Quốc và Đài Loan.

Nưa thường trú trong bọng cây tại những vùng rừng ẩm ướt. Còn các loại trăn lại thường sống trong hốc đá hoặc đào hang trú ẩn. Tiết và mật trăn đều không độc nhưng tiết và mật Nưa lại tuyệt đối không được ăn. Người bị cắn nếu không được chữa trị vết thương sẽ sưng phù và nhiễm trùng.

Ăn thịt Nưa có thể bị co giật, rối loạn nhịp tim, đau cơ, nôn ói và nặng có thể bị suy thận, ảnh hưởng đến tính mạng.

Những người ăn nhầm phải thịt Nưa thường bị ngộ độc với các triệu chứng như sốt cao, lạnh run, vã mồ hôi sau cơn sốt, kèm theo nôn, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan… Nặng thì ngộ độc có thể gây tử vong, những người ngộ độc nhẹ vẫn phải đi cấp cứu và điều trị dài ngày.

Ở nước ta đã từng ghi nhận một số trường hợp ngộ gộc nặng và chết sau khi ăn thịt Nưa. Mới đây nhất, một gia đình 5 người ở Gia Lai và 7 người khác đã phải nhập viện theo dõi vì có triệu chứng nôn ói, đau bụng, đau cơ do ăn thịt loài vật này.

Nưa 9 mũi được đánh giá là một loài cực độc. Nọc độc không chỉ trong răng của chúng mà còn có cả trên râu và nội tạng. Độc của Nưa có thể khiến nạn nhân xuất huyết máu và ngừng hoạt động của tuyến yên, dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, chất độc ấy cũng có thể khiến ngực nạn nhân biến mất, lông trên các bộ phận rụng, cơ bắp mềm nhũn và điều này dẫn đến việc nạn nhân bị biến thành một đứa trẻ trước tuổi dậy thì. Đa số người bị con Nưa cắn đều tử vong, còn số ít sống sót thì mang di chứng làm thay đổi cơ thể như đã nói trên.

Tìm hiểu thêm về rắn

Thông tin chung về rắn

1001 thắc mắc: Loài rắn sát thủ nào biết rung chuông? - Báo Tiền Phong

Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, từng có chân và thân hình tròn dài (hình trụ), thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài. Giống như các loài bò sát có vảy (Squamata) khác, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạng thằn lằn của chúng, cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao. Để phù hợp với cơ thể thon và hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn (như thận) được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên, và phần lớn các loài rắn chỉ có một phổi hoạt động. Một vài loài vẫn duy trì một đai chậu với một cặp vuốt dạng vết tích ở một trong hai bên của lỗ huyệt.

Các loài rắn còn sinh tồn đã được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn — các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương. Trên 20 họ rắn hiện nay đang được công nhận, bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400-3.550 loài. Kích thước của chúng biến động từ nhỏ, như rắn chỉ (Leptotyphlops carlae) chỉ dài khoảng 10 cm (4 inch), cho tới lớn như trăn gấm (Python reticulatus) dài tới 8,7 m (29 ft). Loài tìm thấy ở dạng hóa thạch là Titanoboa cerrejonensis dài tới 15 m (49 ft). Người ta cho rằng rắn đã tiến hóa từ các loài động vật dạng thằn lằn hoặc là sống đào bới hoặc là thủy sinh trong giai đoạn Creta giữa, và các hóa thạch sớm nhất đã biết có niên đại khoảng 112 Ma. Sự đa dạng của rắn đã xuất hiện trong thế Paleocen (khoảng 66 tới 56 Ma).

Phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ. Một số loài có nọc độc mạnh tới mức đủ gây ra vết thương đau nhức hay gây tử vong cho con người. Các loài rắn không nọc độc hoặc là nuốt sống con mồi hoặc là giết nó bằng cách quấn và vặn xiết.

Tập tính của loài rắn

Rắn hổ mây: Không còn là giai thoại

  • Thời gian hoạt động trong ngày, trong năm: Có rắn hoạt động ngày, có loài hoạt động đêm có loài hoạt động cả ngày và đêm. Riêng rắn hổ mang non hoạt động ngày, rắn trưởng thành chủ yếu hoạt động đêm.
  • Nơi sống: Đa số loài rắn tập trung ở vùng rừng núi, vì ở đó những yếu tố của môi trường thuận lợi hơn, đặc biệt là ít bị tác động bởi yếu tố con người
  • Nuốt mồi: Rắn có khả năng nuốt mồi lớn hơn nhiều so với kích thước của rắn, bởi vì các xương của bộ hàm chỉ đính với nhau bằng dây chằng, nên miệng chúng có thể há to
  • Đẻ trứng: Đa số rắn không làm tổ mà chọn những nơi yên tĩnh và an toàn như hang đất, hốc cây, chân đê hoặc dưới các bụi cây, gò đống để đẻ
  • Lột xác: Rắn thường xuyên lột xác để tăng trưởng. Khoảng 20 – 80 ngày rắn lột xác một lần tùy theo cỡ tuổi, kỳ hoạt động hay trú đông, trạng thái sức khỏe. Trước khi lột xác 5- 7 ngày, rắn ít hoạt động, có thể bỏ ăn
  • Sử dụng nước: Rắn thường uống nước trong mùa hoạt động, nhất là những ngày trời nắng nóng
  • Mùa sinh sản, ghép đôi, giao hoan: Sau kỳ ngủ đông, rắn sẽ ra hoạt động, sưởi ấm và kiếm ăn. Tháng 3 rắn đực, rắn cái tìm nhau để ghép đôi
  • Tìm bắt con mồi, thức ăn: Trăn đất, vàtrăn gấm thường nằm yên một chỗ rình mồi, nhiều loài rắn khác sẽ chủ động đi tìm mồi
  • Tự vệ: Rắn rất mẫn cảm với những chấn động được truyền từ đất qua thân rắn đến tai trong.

Các loài rắn độc phổ biến ở Việt Nam

1. Rắn lục sừng

  • Tên khoa học là Trimeresurus Cornutus
  • Kích thước cơ thể khoảng 50cm
  • Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành sừng nên được biết đến là “rắn quỷ”
  • Đặc biệt hơn, đây là một trong các loài rắn độc tại các vùng núi cao của Việt Nam, chưa thấy xuất hiện trên thế giới. Nọc độc của chúng được xếp vào top những loài rắn độc nhất ở Việt Nam

2. Rắn lục đuôi đỏ

  • Hay còn gọi là rắn lục mép trắng (vì con đực có 2 sọc trắng quanh mép)
  • Tên khoa học là Trimeresurus Albolabris
  • Đây là loài rắn cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, đầu có hình tam giác, đồng tử dọc
  • Kích thước trung bình, con cái lớn hơn con đực. Chiều dài thân con đực khoảng 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm
  • Sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam, hiện nay Cần Thơ cũng có nhưng rất ít
  • Mỗi lứa đẻ gồm từ 7 đến 16 rắn con có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành, dài 12 – 18cm
  • Con rắn này gây ra nhiều vết thương nguy hiểm do nọc độc của chúng mang độc hoại tử và độc chống đông máu/đông máu rải rác

3. Rắn lục đầu bạc

  •  Rắn lục đầu bạc tên khoa học là Azemiops Feae và được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất
  • Loài này có kích cỡ trung bình, thân dài khoảng từ 80cm tới 1m, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ
  • Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít

4. Rắn lục Von Gen

  • Tên khoa học là Viridovipera Vogeli
  • Đỉnh đầu và thân của loài này có màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn.
  • Con rắn này cực kỳ khôn ngoan trong việc lẩn trốn và săn mồi. Cùng với nọc độc cực mạnh của nó thì chỉ một cú ngoạm sẽ khiến con mồi chết ngay tức khắc
  • Giới khoa học hiện chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng

5. Rắn lục Trùng Khánh

  • Tên khoa học của con rắn là Protobothrops Trungkhanhensis
  • Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops
  • Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới
  • Đây là loài đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam

1. Rắn hổ mang đất

  • Tên khoa học là Naja Kaouthia
  • Loài rắn này còn có tên gọi là rắn hổ mắt kính vì cấu tạo ngoại hình của nó
  • Chúng có độc tố khá mạnh và cũng khá lợi hại trong việc săn mồi. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử

2. Rắn hổ mang chúa

  • Tên khoa học là Ophiophagus hannah
  • Đầu và mang thường có màu đen xám nổi bật, còn phần bụng dưới thì lại có màu trắng vàng đặc trưng. Đôi mắt nhô ra và có vảy lớn ở phía trên đầu
  • Khả năng di chuyển và săn mồi của chúng là tốt nhất trong các loài rắn hổ mang
  • Mặc dù không chủ động tấn công con người nhưng vẫn được đánh giá là loài rắn vô cùng nguy hiểm và đáng sợ. Không chỉ có khả năng phóng nọc độc, loài rắn này còn có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động làm tê liệt hệ thần kinh, khiến người bị cắn rơi vào hôn mê thậm chí là thiệt mạng
  • Chúng thường sinh sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới sâu, hoang dã, ẩm thấp, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ghi nhận phát hiện rắn hổ mang chúa trong vườn nhà

3. Rắn cạp nong

  • Thường được gọi là rắn mai gầm
  • Có kích thước khá lớn so với rắn hổ mang thường
  • Chiều dài có thể lên tới trên 1 mét
  • Màu sắc đặc trưng bởi sự đan xen của các dải màu đen và vàng, một số rắn có màu đen trắng
  • Nọc độc của nó chủ yếu chứa độc tố thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nơron thần kinh trong cơ thể con người và động vật khác. Chính vì vậy, cơ thể người thường xuất hiện cảm giác co rút, tê cứng và liệt sau khi bị cắn

4. Rắn hổ mang cạp nia

  • Kích thước cơ thể của con rắn này trung bình dài khoảng 1m
  • Có các khoang màu chia đều trên thân, màu chủ đạo là trắng và đen
  • Thường sinh sống tại các đồng cỏ và bờ ruộng
  • Khi bị cắn, tỉ lệ tử vong của bạn có thể lên đến 80% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời

5. Rắn biển

  • Rắn biển có tên khoa học là Hydrophiinae
  • Là nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển
  • Chúng có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn
  • Khác với cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở
  • Nọc độc của các loài rắn biển thường chứa mức độ độc tố cao. Tại Việt Nam, con rắn này còn có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển,… Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau

6. Rắn lá khô đốm

  • Đầu của loài rắn này có màu đen hay nâu nhạt, thân có màu cam đậm hoặc nâu đỏ nhạt
  • Kích thước khoảng 47cm
  • Hoa văn trên thân có thể gồm những chấm tròn lớn riêng rẽ, không đều và cách xa nhau ở bên hông, trên sống lưng có hoặc không có hoa văn hình xoắn màu đen, có sọc đen trên lưng. Có một khoanh màu đen ở phần thân và chóp đuôi. Phía dưới đuôi có các khoảng màu đen và trắng không cân xứng
  • Thức ăn chính của chúng là những loài rắn nhỏ, thằn lằn,…
  • Chúng có nọc độc và nguy hiểm
  • Thông thường loài rắn ăn đêm này được tìm thấy dưới các đống đổ nát, đống củi khúc và các nơi tương tự trong rùng rậm có độ cao lên tới 1.000m

Video về con nưa

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết con nưa là con gì và phân biệt được nó với các loài rắn khác, đảm bảo được an toàn của bản thân khi gặp phải con nưa.

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/con-nua-la-con-gi-con-nua-9-mui-la-con-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp