Công điện là gì? Thẩm quyền ban hành và thể thức của công điện khẩn?

0
149
Rate this post

Cùng tìm hiểu công điện là gì? Thẩm quyền ban hành và thể thức của công điện khẩn?

Công điện là gì?

Công điện được hiểu là: Do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền gửi cho các cơ quan, tổ chức có liên quan về vấn đề phát sinh trong tình huống đặc biệt. Tình huống đặc biệt đó có thể dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Công điện liệu có phải là một loại văn bản hành chính?

Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định:

Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Như vậy, chúng ta thường thấy thông thường, trước tình huống đặc biệt đó có thể dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự xã hội thì công điện là 1 loại của văn bản hành chính sẽ được ban hành.

Do đó, đối với Công điện được xem là văn bản hành chính theo quy định pháp luật nêu trên.

Mục đích ban hành công điện của các cơ quan nhà nước

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển

a- Chỉ đạo rà soát tổng thể các biện pháp thực thi tại địa phương trên cơ sở nội dung khuyến nghị của EC.

b- Bố trí kinh phí, nhân lực cho cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản, cơ quan quản lý cảng cá, cơ quan thực thi pháp luật trên biển để tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung sau:

– Tổ chức giám sát tàu cá hoạt động trên biển theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017; đẩy nhanh tiến độ thu hồi tất cả các thiết bị MOVIMAR và tiến hành lắp đặt cho các tàu cá có chiều dài 24 mét trở lên theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nâng cấp thiết bị VX-1700 lắp đặt trên tàu và trạm bờ tự động báo vị trí tàu về trạm bờ; xử lý nghiêm tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng không mở máy 24/24 giờ khi hoạt động khai thác hải sản trên biển để cơ quan quản lý theo dõi, giám sát.

– Kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến; kiểm soát sản lượng cập bến theo quy định; thanh tra, kiểm tra tại cảng, xử phạt nghiêm hành vi khai thác IUU; ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác; thực hiện nghiêm công tác xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác theo quy định.

– Tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển được phân công quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU, trong đó không để xảy ra vụ việc tàu cá và ngư dân địa phương đi vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

– Tăng cường theo dõi, quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá địa phương hoạt động dài ngày trên biển và thường xuyên xuất, nhập bến trên địa bàn của địa phương khác; phối hợp chia sẻ thông tin kịp thời với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện có hành vi khai thác IUU.

– Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tập huấn, phổ biến các quy định về khai thác IUU tại các cảng cá, khu vực có nghề cá trọng điểm; đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về phòng, chống khai thác IUU đến cộng đồng ngư dân và các thành phần liên quan tại địa phương.

c- Lập, cập nhật thường xuyên danh sách tàu cá khai thác IUU, ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

d- Kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu chính quyền các cấp, sở, ban ngành và lực lượng chức năng liên quan để tàu cá tiếp tục vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a- Tham mưu trình Chính phủ phương án thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống đánh bắt bất hợp pháp đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

b- Tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản năm 2017, tổ chức dịch sang Tiếng Anh các dự thảo văn bản pháp luật để gửi cho Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC tham vấn, góp ý, bảo đảm có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

c- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương ven biển trang bị, lắp đặt, sử dụng, quản lý đồng bộ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá; trước mắt tập trung theo dõi, giám sát chặt chẽ số lượng tàu cá đã trang bị thiết bị VX-1700, Movimar phục vụ cho công tác thực thi pháp luật trên biển và xử phạt tàu cá khai thác IUU.

d- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư thống nhất trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng vốn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng và triển khai Dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II ngay trong quý IV năm 2018 để giám sát hoạt động của tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên.

đ- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục, đảm bảo ngư dân, cộng đồng xã hội và các thành phần liên quan tiếp cận đầy đủ thông tin về cảnh báo Thẻ vàng của EC.

e- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế kiểm soát tàu và hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.

g- Rà soát lại quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (ban hành kèm theo Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) để trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương ưu tiên đầu tư, nâng cấp, mở rộng một số cảng cá tại một số địa phương trọng điểm nghề cá.

h- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm khắc phục cảnh bảo “thẻ vàng” của EC.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng

a- Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền làm nghề thủy sản khi xuất, nhập bến; kiên quyết không cho tàu cá ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị, xử lý nghiêm tàu cá vi phạm theo quy định.

b- Phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thanh tra trên biển (tập trung tại các khu vực chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và các nước) và tại cảng cá; xử lý nghiêm tàu cá vi phạm quy định pháp luật về khai thác IUU. Tập trung điều tra, xử lý hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài; tổ chức đưa tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về Việt Nam không đúng quy định.

c- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan điều tra, lập danh sách tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, ngày 20 hàng tháng cung cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ Công an

a- Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài; lập danh sách và quản lý chặt chẽ số ngư dân được nước ngoài trả về; trước mắt chỉ đạo quyết liệt điều tra xử lý các vụ điển hình để răn đe, giáo dục.

b- Áp dụng cơ chế hợp tác về an ninh giữa Việt Nam với các nước, nhất là Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Campuchia phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các trường hợp công dân nước ngoài hoặc công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài móc nối với các đối tượng trong nước đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi vi phạm vùng biển nước ngoài.

Bộ Ngoại giao

a- Tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo hộ ngư dân, thông tin kịp thời về tình hình tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ; đề nghị cơ quan chức năng của nước ngoài cung cấp bằng chứng bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam do vi phạm khai thác hải sản trái phép.

b- Phối hợp với Bộ Quốc phòng cung cấp các bằng chứng các nước trong khu vực bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, vùng biển chưa phân định, chồng lấn giữa hai nước. Kiên quyết đấu tranh với các nước kiểm soát, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam.

c- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh đàm phán phân định ranh giới vùng biển giữa Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực.

d- Chỉ đạo Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) tăng cường tiếp xúc với các cơ quan chức năng của EU để cung cấp, làm rõ thông tin về những biện pháp ta đã thực hiện theo khuyến nghị của EC; tăng cường phối hợp vận động lãnh đạo các cơ quan chức năng của EU ủng hộ gỡ “Thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam cung cấp vào thị trường EU.

Bộ Giao thông vận tải

a- Tổ chức thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ tàu vận chuyển thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam hoặc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Hiệp định Biện pháp quốc gia có cảng.

b- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế kiểm soát tàu và hàng thủy sản nước ngoài có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.

Bộ Tài chính

a- Bố trí kinh phí duy trì Hệ thống giám sát tàu cá bằng công nghệ vệ tinh (Movimar) giai đoạn từ năm 2019 – 2020 để giám sát đội tàu cá có chiều dài từ 24 mét trở lên theo khuyến nghị của EC trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b- Bố trí kinh phí để phục vụ công tác tuyên truyền trong nước và tại nước ngoài về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

c- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát hàng thủy sản nước ngoài có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật Thủy sản năm 2017; quy định về chống khai thác IUU và giải pháp, hành động gỡ “thẻ vàng” của Việt Nam; quy định pháp luật trong hoạt động thủy sản của quốc tế và của các nước thường xuyên có tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính thống nhất trình Chính phủ việc sử dụng vốn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng và triển khai dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II ngay trong quý IV năm 2018 và ưu tiên đầu tư, nâng cấp, mở rộng một số cảng cá tại một số địa phương trọng điểm nghề cá.

Các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

Các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2017, Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2018 và Công điện này. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) theo quy định để tổng hợp báo cáo chuẩn bị làm việc với Đoàn công tác của EC.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Công điện./.

Qua bài viết trên, đã giúp các bạn hiểu rõ công điện là gì? Công điện có phải là một văn bản hành chính không? Mục đích ban hành công điện của các cơ quan nhà nước. Các bạn có thể truy cập website để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cong-dien-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp