Công dụng của tụ điện là gì?

0
138
Rate this post

Công dụng của tụ điện là gì? Đây là một câu hỏi trắc nghiệm trong SGK Công nghệ lớp 12. Hãy cùng tìm hiểu đáp án đúng cho câu hỏi này và các kiến thức mở rộng liên quan đến tụ điện nhé. Mời các em cùng theo dõi bài học ngay sau đây.

Công dụng của tụ điện là gì?

Câu hỏi: Công dụng của tụ điện là?

A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng

B. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng

C. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua

D. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng

Đáp án đúng: A – Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng.

Tụ điện là gì?

Tụ điện là một linh kiện điện tử làm việc theo nguyên lý tích trữ điện (nạp) và phóng điện. Tụ điện được biết đến là linh kiện bắt buộc cần có trong một mạch điện tử.

Tụ điện là gì?
Tụ điện là gì?

Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Tụ điện được sử dụng phổ biến trong việc khởi động các động cơ 1 pha, mạch lọc nguồn, các mạch tín hiệu xoay chiều…

Để đo và kiểm tra tụ điện, ta có thể sử dụng các dụng cụ đo điện được sử dụng phổ biến như ampe kìm, đồng hồ vạn năng,… Tùy theo yêu cầu công việc mà bạn có thể lựa chọn thiết bị phù hợp để hỗ trợ công việc một cách tốt nhất.

Ứng dụng của tụ điện trong đời sống

Những ứng dụng của tụ điện trong thực tế rất đa dạng, có mặt ở hầu khắp các loại máy móc công việc. Dưới đây là một số những ứng dụng của tụ điện trong công việc!

  • Tụ điện được đưa vào dùng trong ngành kỹ thuật và điện tử
  • Tự có mặt trong các hệ thống âm thanh để lưu trữ năng lượng cho bộ phận khuếch đại, thường dùng trên xe hơi.
  • Ứng dụng trong sản xuất và chế tạo chuyên biệt về quân sự, máy phát điện, vũ khí hạt nhân.
  • Tụ được dùng nhiều nhất khi làm nguồn cung cấp năng lượng và tích trữ năng lượng…
  • Tụ được lắp đặt trong các bo mạch của bếp từ.

Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của tụ điện

a) Công dụng của tụ điện

Tụ điện có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. Khi mắc phối hợp cuộn cảm sẽ thành mạch cộng hưởng.

Đồng thời, tác dụng của tụ điện đối với dòng điện xoay chiều chính là cho phép điện áp đi qua để dẫn điện như một điện trở. Đặc biệt khi điện dung của tụ điện càng lớn sẽ khiến cho dung kháng càng nhỏ để điện áp di chuyển qua tụ dễ dàng.

Tụ điện còn giúp cho điện áp xoay chiều có thể truyền tín hiệu dễ dàng, nhanh giữa các tầng khuếch đại với mức chênh lệch điện thế. Công dụng của tụ điện trong mạch điện tử sẽ lọc điện áp xoay chiều thành loại 1 chiều bằng phương pháp bỏ pha âm.

b) Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điện gồm hai loại dây dẫn điện ở dạng tấm kim loại. Hai dây dẫn này được đặt song song và cũng có một lớp điện môi để ngăn cách.

Sơ đồ cấu tạo của tụ điện
Sơ đồ cấu tạo của tụ điện

Lớp điện môi phổ biến thường là các chất không dẫn điện có chất liệu như thủy tinh, giấy, gốm, mica, màng nhựa… Lớp điện môi có tính chất không dẫn điện sẽ giúp tăng khả cao khả năng tích trữ năng lượng của tụ điện.

Ngoài ra, chất cách điện của lớp điện môi cũng sẽ quy định cho tên gọi của tụ. Ví dụ, nếu lớp điện môi là gốm thì sẽ được gọi là tụ gốm.

c) Phân loại tụ điện

Người ta căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực để phân loại và gọi tên tụ điện: tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ hóa, tụ dầu.

Phân loại tụ điện
Phân loại tụ điện

d) Kí hiệu tụ điện

Tụ điện có tên tiếng anh là Capacitior. Do đó, ký hiệu của tụ điện là C. Theo sơ đồ mạch điện, người ta kí hiệu các tụ điện như hình 2 – 4

Kí hiệu tụ điện
Kí hiệu tụ điện

Đơn vị đo tụ điện là gì?

Nếu bạn đang tìm hiểu đơn vị đo tụ điện là gì? Đơn vị đo của tụ điện chính là điện dung. Mức điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào bản chất của hai bản tụ.

Chúng phụ thuộc vào kiểu dáng, kích thước, khoảng cách giữa hai bản tụ cùng với chất điện môi. Dưới đây là công thức tính điện dung của tụ điện.

C = ξ . S / d

Trong đó 

  • C : điện dung tụ điện
  • ξ :  hằng số điện môi của lớp cách điện.
  • d : chiều dày lớp cách điện.
  • S : diện tích bản cực của tụ điện.

Đơn vị được dùng để đo giá trị tụ điện là Fara. Được viết tắt ” F “. Như vậy, điện dung của tụ có đơn vị là Fara. Bạn cũng có thể tham khảo đơn vị quy đổi thường dùng như sau:

  • 1 Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F
  • 1 µ Fara = 1.000 n Fara
  • 1 n Fara = 1.000 p Fara

Ngoài việc tính điện dung theo công thức, hiện nay cũng có các thiết bị đo điện dung cho tụ. Bạn có thể tham khảo các loại ampe kìm hay đồng hồ đo vạn năng có chức năng đo tụ.

********

Trên đây đáp án cho câu hỏi công dụng của tụ điện là gì và các kiến thức liên quan về tụ điện. Từ đó có thể giúp các em hiểu sâu hơn về tụ điện và đọc trị số tụ điện chính xác, hiệu quả trong các thiết bị điện tử. Thầy cô chúc các em học tập thật tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Trường

Giáo Dục

Bạn đang xem: Công dụng của tụ điện là gì?

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cong-dung-cua-tu-dien-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp