CÔNG THỨC HÓA HỌC LỚP 8

0
231
Rate this post

Tất cả những công thức hóa học lớp 8

I. CÔNG THỨC TÍNH SỐ MOL (MOL)

1. Theo khối lượng:
n = m/M
Trong đó:
m: khối lượng
M: khối lượng phân tử, khối lượng mol
Ví dụ 1
Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí hiđrô thu được ở điều kiện
chuẩn. (Cho Mg=24)
2. Theo thể tích (đối với chất khí ở điều kiện chuẩn) :
n =V/22,4
Trong đó:
V: thể tích khí
Ví dụ 2
Cho 6,75 gam kim loại nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng . Phản ứng xong thu được
3,36 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
(Cho: Zn = 65; H = 1; S = 32; O = 16)

II. CÔNG THỨC TÍNH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ mol /lít (CM)
CM =n/V (M)

CÔNG THỨC TÍNH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

Ví dụ 3

Bạn đang xem: CÔNG THỨC HÓA HỌC LỚP 8

Để trung hoà hết 200 gam dung dịch NaOH 10% cần dùng bao nhiêu gam dung dịch HCl 3,65%.

               (cho Na = 23; Cl = 35,5; O = 16; H = 1)

Ví dụ 4

Cho 200ml dung dịch NaOH 8% có D = 1,15g/ml tác dụng với 380 gam dung dịch MgCl2 5%.

  1. Viết PTHH. Chất nào còn dư? Tính khối lượng chất dư.
  2. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Sau khi loại bỏ kết tủa, tính C% các chất còn lại sau phản ứng.

Thế là xong nhé các bạn

Các công thức được chụp bằng hình là

Công thức liện hệ C%, C, khối lượng riêng D

Công thức tính khối lượng riêng (D)

Nồng độ phần trăm

Công thức tính thành phần phần trăm

  1. Phần trăm theo khối lượng:
  2. Phần trăm theo thế tích (chính là phần trăm theo số mol):

Các công thức hóa học lớp 8, 9 cơ bản cần nhớ

Các công thức hóa học lớp 8 cơ bản cần nhớ gồm có: công thức tính số Mol, công thức tính nồng độ Mol, công thức tính nồng độ %, công thức tính khối lượng, công thức tính thể tích dung dịch…

21 công thức hóa học lớp 8, 9 cần nhớ

Các công thức thường gặp
Các công thức thường gặp
Công thức tính khối lượng dung dịch
Công thức tính khối lượng dung dịch
Các loại hợp chất vô cơ

Tổng hợp các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ – chuyên đề 1

Môn Hóa học lớp 8 giới thiệu đến các em những kiến thức căn bản nhất của môn Hóa học. Thế nào là chất, thế nào là nguyên tố hóa học. Nguyên tử và phân tử khác nhau ở đâu. Song song với đó, các em cũng sẽ được học một số công thức hóa học.

Dưới đây là tổng hợp các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ thuộc chương thứ nhất: Chất – Nguyên tử – Phân tử – Hóa trị. Cụ thể là các công thức liên quan đến khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử, quy tắc hóa trị của một chất.

1, Tổng hợp các các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ – Phần 1: Chất – Nguyên tử

Kiến thức trọng tâm về Chất

Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.

Vật thể do một chất hoặc nhiều chất tạo nên. Ví dụ như ấm nhôm do nhôm tạo nên, xe đạp do các chất sắt, nhôm, cao su tạo nên.

Mỗi một chất lại có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định. Ví dụ như nước sôi ở 100 độ C và đông đặc ở 0 độ C. Đường có vị ngọt, đồng có màu đỏ

Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào với nhau thì gọi là hỗn hợp. Chú ý rằng, nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Còn nước cất là chất tinh khiết

Tách chất ra khỏi hỗn hợp: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý như tính tan, nhiệt độ sôi của các chất có thể tách được một chất ra khỏi hỗn hợp

Kiến thức trọng tâm về Nguyên tử

Nguyên từ được định nghĩa là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Cấu tạo của nguyên tử gồm có vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử gồm có 3 loại hạt là hạt proton mang điện tích dương, hạt notron không mang điện và hạt electron mang điện tích âm.

Mô hình cấu trúc hạt nhân nguyên tử
Mô hình cấu trúc hạt nhân nguyên tử

Đặc điểm và công thức hạt nhân nguyên tử

  • Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số electron. Ta có công thức p = e. Đây là một trong các công thức hóa học cơ bản thcs
  • Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp
  • Proton và notron có cùng khối lượng. Ta có công thức: m (p) = m (n)
  • electron có khối lượng rất bé không đáng kể, nên khối lượng hạt nhân cũng là khối lượng hạt nhân. Ta có công thức: m (nguyên tử) = m (hạt nhân)

Kiến thức trọng tâm về Nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học: Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Mỗi nguyên tố hóa học lại được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học. Ví dụ: Na, K, S, Cl, Fe

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tử có một khối lượng riêng biệt,

Đơn vị cacbon (đvC): 1 đvC = 1/12 m (Cacbon)

Trong đó khối lượng nguyên tử C – m (Cacbon) = 1, 9926. 10 -23

2, Tổng hợp các các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ – Phần 2: Phân tử

Phân tử là đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất

Phân tử có hai dạng là đơn chất và hợp chất

  • Đơn chất: là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Khí Hidro (H2) là đơn chất, được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học là hidro. Trong đơn chất lại được chia thành 2 loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. Đơn chất kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim,…
  • Hợp chất: là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. NaCl là hợp chất, được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học đó là natri (Na) và clo (Cl)
Cấu trúc phân tử axit nitric (HNO3)
Cấu trúc phân tử axit nitric (HNO3)

công thức hóa học đầy đủ tính khối lượng phân tử:

Phân tử khối = khối lượng phân tử (đvC) = tổng số nguyên tử nguyên tố . nguyên tử khối

Ví dụ đơn chất: Phân tử ni tơ gồm 2 nguyên tử N. Vậy phân tử khối của ni tơ được tính bằng 2 lần nguyên tử khối của nguyên tử N và bằng 2.14 = 28 (đvC)

Ví dụ hợp chất: Một phân tử axit clohidric (HCl) được cấu tạo từ 1 nguyên tử Hidro (H) và một nguyên tử Clo (Cl). Vậy phân tử khối của axit clohidric được tính bằng tổng của nguyên tử khối của H và Cl và bằng 1 + 35,5 = 36,5 (đvC)

3, Tổng hợp các các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ – Phần 3: Công thức hóa học

Công thức hóa học của đơn chất được kí hiệu dưới 2 dạng là A và Ax

  • Trong đó A thường là đơn chất kim loại với một vài phi kim, ví dụ Na, Fe, Cu, P, C, S
  • Còn Athường là đơn chất phi kim, gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau: O2, H2, N2

Công thức hóa học của hợp chất có công thức AxByCz

Trong đó A, B, C là các kí hiệu hóa học còn x, y, z là các chỉ số chân, cho biết số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử

Ý nghĩa của công thức hóa học: Công thức hóa học của mỗi chất cho biết

  • Số nguyên tố tạo ra chất
  • Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
  • Phân tử khối

Ví dụ: axit sunfuric có công thức hóa học là H2SO4

Vậy axit sunfuric do 3 nguyên tố H, S, O tạo ra

Trong 1 phân tử axit sunfuric có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O

Phân tử khối của 1 phân tử axit sunfuric bằng 2.1 + 1.32 + 4.16 = 98 (đvC)

4, Tổng hợp các các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ – Phần 4: Hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo

Hóa trị của H, hóa trị của H được chọn làm đơn vị, hóa trị của H là 1 đơn vị

Hóa trị của O là 2 đơn vị

Quy tắc hóa trị: AxB-> a.x = b.y

Đây là công thức hóa trị cơ bản nhất, từ công thức này, ta có các công thức hóa học lớp 9 liên quan đến hóa trị sau này

Trong đó

a, b là hóa trị của nguyên tố.

x, y là chỉ số hay số nguyên tử của nguyên tố

5, Bài tập vận dụng một số các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ

Bài tập 1: Tổng số hạt proton, notron, electron trong nguyên tử là 28 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 10. Tính số hạt mỗi loại

Hướng dẫn giải

Hạt không mang điện là notron, vậy n = 10

Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử là 28 nên ta áp dụng các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ có p + n + e = 28 (1)

Vì số proton bằng số electron nên từ (1) ta có 2p + n = 28, mà n = 10 nên ta có số p = số e = 9

Vậy ta có số hạt proton và electron là 9, số notron là 10

Bài tập 2: a) Tính phân tử khối của mỗi chất sau: axit nitric, canxi sunfat, sắt III oxit, bari hidroxit

  1. b) xác định % khối lượng của oxi trong mỗi phân tử trên

Hướng dẫn giải

  1. a) axit nitric: HNO3 có phân tử khối là M = 1 + 14 + 3.16 = 63 (đvC)

canxi sunfat: CaSO4 có phân tử khối là M = 40 + 32 + 4.16 = 120 (đvC)

sắt III oxit: Fe2O3 có phân tử khối là M = 56.2 + 16.3 = 160 (đvC)

bari hidroxit Ba(OH)2 có phân tử khối là M = 137 + 2.(16+1) = 171 (đvC)

  1. b) % Oxi trong axit nitric là: 3.16 / 63 = 76,19%

% Oxi trong canxi sunfat là: 4.16 / 120 = 53,33%

% Oxi trong sắt III oxit là: 16.3 / 160 = 30%

% Oxi trong bari hidroxit: 32 / 171 = 18,71%

Trên đây là toàn bộ các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ liên quan đến chương thứ nhất của hóa học lớp 8: Chất – Nguyên tử – Phân tử – Hóa trị. Để có thể làm được các bài tập của phần này, các em học sinh cần nắm được những công thức tổng hợp trong bài cũng như xem kĩ lại các bài tập ví dụ đã được giải chi tiết phía trên.

Công thức hóa học | Bài tập lập công thức hóa học nếu biết hóa trị

Lập công thức Hóa Học là một trong nhiều dạng bài cơ bản khi học môn Hóa Học lớp 8 có hướng dẫn giải đầy đủ. Chúng ta cần nắm được cách làm và một số lưu ý rất quan trọng thì lập công thức hóa học nhanh, chính xác rất nhiều

1. Lập công thức của đơn chất

Lập công thức hóa học của Kim loại

Công thức hóa học được chia thành các loại như công thức hóa học của kim loại thường trùng với ký hiệu hóa học của kim loại đó
Ví dụ:
Công thức hóa học của Natrium là Na
Công thức hóa học của Kalium là K
Công thức hóa học của Canxium là Ca
Công thức hóa học của Sắt là Fe

Lập công thức Hóa Học của Phi kim

Công thức hóa học của phi kim thường tồn tại ở dạng khí nên khi thể hiện trên công thức hóa học chúng ta thường có hai nguyên tử của nguyên tố phi kim liên kết với nhau
Ví dụ:
Công thức hóa học của Hidro là H2
Công thứ hóa học của Clo là Cl2
Công thức hóa học của Nitơ là N2
Công thức hóa học của Oxy là O2
Một số quy ước khác, công thức hóa học phi kim cũng có thể là ký hiệu hóa học
Ví dụ:
Công thức hóa học của Cácbon là C
Công thức hóa học của Phốt pho là P
Công thức hóa học của hợp chất
Công thức hóa học của Lưu huỳnh là S

2. Lập công thức của hợp chất

Hợp chất hóa học là hỗn hợp được tạo nên bởi hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học khác nhau.

Khi chúng ta lập công thức của hợp chất hóa học chúng ta cần phải nắm vững được quy tắc hóa trị.
Hóa trị là gì?
Hóa trị là của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử

Quy tắc hóa trị là gì ?

Xét một hợp chất hóa học có công thức tổng quát

Quy tắc hóa trị là gi

3. Bài tập lập công thức Hóa Học

Bài 1: Lập công thức Hóa Học của các hợp chất sau đây:
a. Lập công thức hóa học của Cu(II) và Clo tạo thành hợp chất Đồng Clorua[CuCl2]Bài giải:
– Gọi công thức tổng quát của hợp chất là  

large Cu_{x}Cl_{y}

Theo quy tắc hóa trị ta có: 2x=y
Chọn x=1, y=2 ta được công thức hóa học của đồng clorua là  

CuCl_{2}

b. Lập công thức hóa học giữa Al và (NO3) tạo thành chất Nhôm Nitơrát [Al(NO3)3]Bài giải:
– Gọi công thức Hóa Học của hợp chất là 

Al_{x}(NO_{3})_{y}

– Theo quy tác hóa trị ta có: 3x=y
Chọn x=1, y=3 ta được công thức hóa học của Nhôm Nitơrát là 

Al(NO_{3})_{3}

c.Lập công thức hóa học của Canxi Phốt phát chứa nguyên tố Ca và nhóm phốt phát (PO4) có số hóa trị là 3
Bài giải:
– Gọi công thức hóa học của hợp chất là 

Ca_{x}(PO_{4})_{y}

– Theo quy tắc hóa trị ta có: 2x=3y
Chọn x=3, y=2 ta được công thức Hóa học của Canxi photphat là 

Ca_{3}(PO_{4})_{2}

Bài 2: Lập công thức hóa học của sắt có hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm (OH) có hóa trị I.

hayyyyy

cách tính số nguyên tố của 2 mol NH
3

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cong-thuc-hoa-hoc-lop-8/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp