Dàn ý bài Nam quốc sơn hà – bản tuyên ngôn độc đầu tiên

0
68
Rate this post

Dàn ý Nam quốc sơn hà – Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.

1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Trong lịch sử Việt Nam, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ đọc tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chúng ta còn ghi nhận có hai văn bản khác cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). 
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trong số hai văn bản đó, Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
2. Thân bài
* Tuyên ngôn độc lập: Là văn bản chính luận được viết ra với mục đích tuyên bố với nhân dân cả nước và nhân dân thế giới về nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng.
* Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam): Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên:
– Lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất nước: “Nam quốc… thiên thư” (Sông núi nước Nam… ở sách trời)
+ Việt Nam là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng, vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc.
+ Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng mà còn được ghi rõ ràng ở “thiên thư” (sách trời).
=> Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.
+ Sử dụng từ “đế” mà không dùng chữ “vương”: Nâng tầm địa vị và tầm vóc của nước Nam. 
=> Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc. 
– Ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy: “Như hà… bại hư” (Cớ sao lũ giặc… tơi bời)
+ “nghịch lỗ”: Chỉ giặc xâm lược (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời)
+ Lời cảnh cáo đanh thép: Bọn giặc dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại.
=> Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.
=> Đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược, vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc.
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam).
– Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân về tác phẩm. 

Xem bài mẫu: Nam quốc sơn hà – bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên.

Bạn đang xem: Dàn ý bài Nam quốc sơn hà – bản tuyên ngôn độc đầu tiên

Nam quốc Sơn Hà của tác giả Lý Thường Kiệt được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 7 tuần học thứ 5. Bên cạnh Dàn ý bài Nam quốc sơn hà – bản tuyên ngôn độc đầu tiên. Để củng cố thêm kiến thức về cách làm bài cảm nhận, phân tích về tác phẩm này các em cùng tham khảo thêm những bài viết khác: Chứng minh nhận định: Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước hùng tráng chống xâm lăng…, Nam quốc sơn hà – bản tuyên ngôn độc đầu tiên, Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà, Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà;…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-bai-nam-quoc-son-ha-ban-tuyen-ngon-doc-dau-tien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp