I. Dàn ý Từ truyện ngắn Vợ chồng A Phủ liên hệ với tác phẩm Hai đứa trẻ
1. Mở bài
· Giới thiệu về tác giả Tô Hoài: Một trong số những nhà văn lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách nghệ thuật rất riêng, độc đáo và hấp dẫn
· Giới thiệu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông
· Giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
Bạn đang xem: Dàn ý bài văn liên hệ giữa truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Hai đứa trẻ
a) Cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ
· Khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn “thản nhiên ngồi sưởi lửa”
· Khi nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống hai hõm má xám đen của A phủ” Mị đã hoàn toàn thay đổi
· Mị thấy “chúng nó thật ác”.
· Mị nảy ra ý định cứu A Phủ, nhưng lại sợ “Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể đến một lúc nào, biết đâu A Sử chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy, bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liến phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế trong tình cảnh này, làm sao Mị không thấy sợ…”
· Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ
· Mị bỏ chạy cùng A Phủ.
· Tài năng miêu tả tâm lí, cách sử dụng từ ngữ độc đáo và tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người lao động nghèo khổ, bị áp bức trong xã hội xưa.
b) Cảm nhận về tâm trạng đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ
· Đợi tàu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị em Liên nói riêng và những người dân nơi phố huyện nghèo nói chung
· Chị em Liên có tâm trạng háo hức, đợi chờ chuyến tàu đi qua bởi:
· Nó gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của chị em Liên
· Mang đến một thứ ánh sáng khác
· Đợi tàu thực chất là niềm khao khát về một thế giới mới, một cuộc sống mới và về một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
=> Qua cảnh đợi tàu, chúng ta nhận thấy tấm lòng yêu thương và sự trân trọng của nhà văn Thạch Lam với những khát khao bình dị, chính đáng của những người dân nơi phố huyện nghèo.
c) Liên hệ
· Giống nhau: Phản ánh một cách chân thực về cuộc sống của những người lao động khốn khổ trong xã hội và cả hai nhà văn đều thể hiện cái nhìn đồng cảm sâu sắc và sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp tâm hồn và những khát khao, những ước mơ tươi sáng của họ.
· Khác nhau:
· Tâm trạng chị em Liên trong cảnh đợi tàu: Nhà văn Thạch Lam dành cái nhìn thương cảm, xót xa cho những người dân phố huyện nghèo, sống mòn mỏi, khổ cực và luôn chờ đợi cuộc sống khác từ những chuyến tàu đêm
· Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ: Nhà văn Tô Hoài đã khám phá và khẳng định sức sống tiềm tàng, khả năng phản kháng và sự đấu tranh để tự giải phóng mình và hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn của những người lao động nghèo khổ.
· Lí giải nguyên nhân giống nhau và khác nhau:
· Giống nhau: Cả hai nhà văn đều là những nhà văn có tấm lòng nhân đạo, tình yêu thương con người sâu sắc
· Khác nhau: Đặc trưng của văn học, phong cách của mỗi nhà văn,…
3. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận: Qua việc phân tích tâm lí nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ, chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật cũng như về tấm lòng nhân đạo của nhà văn. Đồng thời, từ đó có những sự liên tưởng độc đáo tới tâm trạng của chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ ở cảnh đợi tàu.
II. Bài văn mẫu Từ truyện ngắn Vợ chồng A Phủ liên hệ với tác phẩm Hai đứa trẻ
Tô Hoài là một trong số những nhà văn lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách nghệ thuật rất riêng, độc đáo và hấp dẫn. Và có thể nói, Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông. Đọc Vợ chồng A Phủ, người đọc sẽ không thể nào quên hình ảnh của nhân vật Mị trong đêm giải cứu cho A Phủ. Đồng thời, thông qua nhân vật Mị trong đêm giải cứu cho A Phủ cùng tâm trạng của chị em Liên đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, chúng ta có thêm cách cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm của nhà văn đối với người lao động trong xã hội cũ.
Như chúng ta đã biết, Mị là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra và cũng kể từ ngày về làm dâu, Mị như mất hết đi sức sống, tê liệt hoàn toàn về mặt cảm xúc. Nhưng khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng trong đêm, dường như đã khiến Mị thay đổi và sức sống tiềm tàng trong Mị lại trỗi dậy…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Từ truyện ngắn Vợ chồng A Phủ liên hệ với tác phẩm Hai đứa trẻ tại đây.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp