I. Dàn ý cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: “Nhàn” là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ và nhân cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, quan niệm sống nhàn được ông thể hiện vô cùng bình dị mà tinh tế.
2. Thân bài
* Cái “nhàn” trong cuộc sống của tác giả:
– Cuộc sống thuần nông với thú vui cùng ruộng vườn.
– Những vật dụng trong lao động: Mai, cuốc, cần câu,…
– Kiên định với lẽ sống lựa chọn: “thơ thẩn” với ruộng đồng, chẳng bận tâm chi chuyện người sung, kẻ sướng
– Sinh hoạt của ông cũng gắn với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên
+ Thức ăn đạm bạc như măng trúc, giá,…từ thiên nhiên
+ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
=> Bức tranh cuộc sống êm đềm, thong dong, tự do, một cuộc sống gần gũi và hòa hợp với tự nhiên, lấy thiên nhiên làm bạn tâm tình tri kỷ.
* Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ
– Tự nhận mình là ” dại”, chọn chốn ” vắng vẻ” nơi không có tranh giành, mưu đoạt, xua nịnh, bon chen.
– Thái độ coi thường phú quý, xa hoa: xem giàu sang, phú quý tựa giấc chiêm bao.
3. Kết bài
Bạn đang xem: Dàn ý cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn không phải là sống ích kỉ, thoát ly thực tại để giữ cho riêng mình, mà là lối sống thanh cao giữa cuộc đời, sống trọn vẹn và gắn bó với nhân dân, với dân tộc.
II. Bài văn mẫu cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ nổi bật và tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Thơ ông không chỉ là tiếng cười chua chát, thấm đẫm những triết lý sâu cay mà thơ ông còn mang những quan niệm sống tích cực. Bài thơ “Nhàn” là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ và nhân cách sống của ông, quan niệm sống nhàn được ông thể hiện vô cùng bình dị mà tinh tế.
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Câu thơ mở đầu thật gần gũi, thân thương, với những vật dụng trong cuộc sống thuần nông của người dân Việt, tác giả bằng lòng, thong dong và thảnh thơi với của sống ao sâu, ruộng vườn. Số từ “một” với biện pháp tu từ liệt kê tạo nên nhịp điệu cho câu thơ lại vừa diễn tả được tâm thế sẵn sàng, ung dung trong công việc của nhà thơ. Dẫu nơi phồn hoa đô hội, người người có vui với những thứ xa hoa, với những phù phiếm thì nhà thơ vẫn “thơ thẩn” với thú vui ruộng vườn, chẳng bận tâm chi đến chuyện danh lợi, vật chất hư ảo ấy. Câu thơ thứ hai cho thấy được sự kiên định trong cách lựa chọn lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
” Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Công việc gần gũi với mảnh đất quê nhà, sinh hoạt của ông cũng gắn với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên. Những thức ăn đạm bạc như măng trúc, giá,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
——————–HẾT———————
Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh khiêm, được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 vào tuần 14. Ngoài dàn ý cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn , để chuẩn bị tốt hơn nội dung kiến thức trọng tâm của bài học chúng tôi cung cấp cho các em một số bài tham khảo khác như: Phân tích bài thơ Nhàn, Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, Soạn bài Nhàn, Bình giảng bài thơ Nhàn;…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp