Dàn ý cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài Tây Tiến

0
77
Rate this post

Dàn ý Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài Tây Tiến

1. Mở bài
– Nêu vài nét về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến.

2. Thân bài
a) Các khái niệm chung
– Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng sáng tác dựa trên cái Tôi chủ quan của tác giả, vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực và đề cao cái Tôi. 
– Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945 – 1975:
+ Ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng, chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
– Tinh thần bi tráng: Không né tránh thực tại, tuy buồn thương, gian khổ nhưng không bi lụy, ngược lại vô cùng hào hùng, mạnh mẽ.
b) Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến
* Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến
– Nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với đoàn quân Tây Tiến.
– Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc đầy tươi đẹp, hùng vĩ, nét đẹp trong cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi được nhìn qua con mắt lãng mạn của người nghệ sĩ, người lính Tây Tiến.
+ Cảnh núi non hùng vĩ, nên thơ nhưng cũng không kém phần hiểm nguy, dữ dội: “Sông Mã xa rồi… chơi vơi”, “Dốc lên… ngàn thước xuống”; “đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”,….
+ Cảnh sinh hoạt của nhân dân miền núi: “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, “Nhớ ôi… thơm nếp xôi”, “Doanh trại bừng lên… xây hồn thơ”, “Người đi Châu Mộc… hoa đong đưa”,…
=> Trong cái khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt, những người lính Tây Tiến vẫn hướng đến những điều tốt đẹp.
* Tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
– Viết về chiến tranh, Quang Dũng không hề nhắc đến súng đạn, khung cảnh chiến trường nhưng ta cũng có thể cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…”, “rải rác biên cương mồ viễn xứ”… nhưng vượt lên trên tất cả, họ vẫn “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
=> Hình tượng người chiến sĩ bất khuất, oai phong, lẫm liệt. 
– Nhà thơ diễn tả sự hi sinh của những người đồng đội nhưng chúng không hề bi lụy mà lại mang tinh thần bi tráng: “Áo bào thay chiếu… khúc độc hành”.
c) Giá trị của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng 
– Hai cảm hứng này hòa quyện, gắn kết với nhau làm nên linh hồn của nhà thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của người lính Tây Tiến.
– Chúng góp phần đắc lực vào việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của Quang Dũng…

Bạn đang xem: Dàn ý cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài Tây Tiến

3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến.

>> Xem bài mẫu: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài Tây Tiến.

———————–HẾT————————-

Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Bài thơ được giới thiệu trong tuần học thứ 7 SGK Ngữ văn lớp 12. Bên cạnh Dàn ý cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài Tây Tiến các em còn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Cảm nhận bài Tây Tiến của Quang Dũng, Bình giảng bài thơ Tây Tiến, Phân tích đoạn cuối bài thơ Tây Tiến, Soạn bài Tây Tiến ngắn gọn;…

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-cam-hung-lang-man-va-tinh-than-bi-trang-trong-bai-tay-tien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp