I. Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về
1. Mở bài
– Quê hương là niềm cảm hứng của nhiều thi sĩ trong đó có Nguyễn Trung Ngạn.
– Bài thơ “Hứng trở về” được viết khi ông đang đi sứ ở Trung Quốc.
2. Thân bài
– Ý nghĩa của bài thơ:
+ Bài thơ được viết bằng nỗi nhớ quê hương da diết cùng với khát vọng sớm được trở về nhà của tác giả.
+ Được viết nên bằng những hình ảnh chân thực, bình dị nhất, mang màu sắc của làng quê Việt.
– Hai câu thơ đầu: Những hình ảnh quen thuộc của quê hương
+ Mở đầu bằng những hình ảnh quen thuộc: Cây dâu, con tằm, bông lúa, con cua.
+ Những cảnh vật, con vật quen thuộc với những đứa trẻ lớn lên ở nông thôn
+ Hình ảnh chân thực, giàu sức gợi tả, gợi lên hình ảnh của một vùng quê nghèo nhưng phong phú về sản vật.
+ Nhà thơ không sử dụng hình ảnh ước lệ mà dùng những hình ảnh đơn giản, bình dị nhất
=> Diễn tả nỗi nhớ quê hương hết sức chân thực, sâu sắc.
=> Góp phần khẳng định xu hướng bình dị hóa trong thơ ca cổ, phá vỡ quy phạm trang trọng trong văn chương trung đại.
– Hai câu thơ cuối: Nỗi nhớ quê sâu nặng, ước muốn được trở về nhà
+ Đi sứ là công việc được hưởng nhiều bổng lộc, xa hoa, được thưởng thức nhiều món ngon vật lạ
+ Nhưng với Nguyễn Trung Ngạn, không gì có thể sánh bằng quê hương.
+ Hai câu thơ là hai phép so sánh liên tiếp, so sánh cảnh ở nhà với đi sứ: Ở nhà – nghèo nhưng hạnh phúc; đi sứ: Xa hoa nhưng không vui vẻ.
– Bài thơ còn ẩn trong đó là tình yêu nước sâu sắc của Nguyễn Trung Ngạn, đồng thời còn là chứa đựng niềm tự hào dân tộc.
3. Kết bài
– Bài thơ là nỗi nhớ quê da diết và khát vọng trở về nhà của tác giả.
– Chứa đựng tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
– Khẳng định rằng dù đi đâu, quê hương vẫn là nơi chốn hạnh phúc nhất để quay về.
Bạn đang xem: Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về
II. Bài văn mẫu cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về
“Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu”
Nguyễn Trung Quân đã từng băn khoăn hỏi lại như thế, quê hương là gì mà ai cũng phải nhớ, phải yêu, phải tìm về dù có đi tới bất cứ đâu. Quê hương – hai tiếng đơn giản, mộc mạc ấy lại chứa đựng biết bao ý nghĩa. Không ít những nhà văn nhà thơ luôn tìm thấy một nguồn cảm hứng dạt dào mỗi khi nhắc tới quê hương của mình và Nguyễn Trung Ngạn cũng vậy. Trong một lần đi sứ bên Trung Quốc, ông đã sáng tác lên tác phẩm “Hứng trở về” – Quy hứng để bày tỏ nỗi nhớ quê hương tha thiết và ước mong được mau chóng trở về quê nhà.
“Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
Dầu vui đất khách chẳng bằng về”.
Nguyễn Trung Ngạn sáng tác bài “Hứng trở về” khi đang đi sứ ở Giang Nam – Trung Quốc. Cuộc sống của một vị sứ giả cũng đầy đủ, tiện nghi, thế nhưng, dù có bao nhiêu bổng lộc, vinh hoa chốn quê người, lại chẳng bằng những gì dân dã, mộc mạc nhất của quê hương. Vậy nên, nhà thơ đã dùng những hình ảnh quen thuộc nhất của làng quê Việt mà dựng lại bức tranh về nỗi nhớ nhà của mình…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về
——————HẾT——————–
Bài thơ Hứng Trở Về của nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn được biên soạn trong chương trình học SGK Ngữ văn 10 vào tuần 15, bên cạnh làm bài dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về, các em học sinh tham khảo thêm một số bài như: Soạn bài Hứng trở về (Quy hứng), Cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về, Phân tích bài thơ Hứng trở về, Dàn ý phân tích bài thơ Hứng trở về;…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp