Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên

0
118
Rate this post

dan y cam nhan 12 cau tho dau bai tho trao duyen

Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên

I. Dàn ý cảm nhận về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài:

Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên

– Giới thiệu về truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.
– Giới thiệu 12 câu đầu đoạn trích.

2. Thân bài

–  “Cậy” ở đây là cậy nhờ, là lời thỉnh cầu, trông mong được giúp đỡ.
– “Chịu” thể hiện tình cảm khẩn thiết, cầu xin em, đặt Thuý Vân vào tình thế khó lòng từ chối.
– Hành động “lạy”, “thưa” kết hợp cùng lời nói của Kiều cho thấy được sự khéo léo, chân thành của nàng khi nhờ cậy em.
–  “Mặc em” cất lên là cả sự tin tưởng, phó mặc cho Vân, mong cầu Vân sẽ cùng chàng Kim kết lại keo loan bền chặt.
– Điệp từ “khi” kết hợp với các cụm động từ “gặp chàng Kim”, “quạt ước”, “chén thề” cho thấy tình yêu bền chặt, thắm thiết của Kiều- Kim.
– “Sóng gió bất kì”: hiện thực phũ phàng, sóng gió ập đến với gia đình nàng. Kiều đau đớn bởi tình yêu tan vỡ.
– Để trọn đạo làm con, Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em, gìn giữ ấm êm gia đình.
– Hết lòng thuyết phục Vân, nàng mong em gái mình có thể  hiểu và chấp nhận lời thỉnh cầu.

– Kiều đã khéo léo đưa ra ba lý lẽ để thuyết phục Vân:
+ Vân có thanh xuân, Vân còn trẻ, Vân sẽ có thời gian để cùng Kim Trọng tìm hiểu .
+ Kiều và Vân lại là chị em ruột thịt, Vân nào có thể đành lòng nhìn chị khổ đau, dằn văn trong mặc cảm tội lỗi phụ bạc tình yêu.
+ Nếu được Vân chấp thuận thì dù có phải chết, Kiều cũng an lòng mà nhắm mắt.
=>Từng lời lẽ của Thuý Kiều thốt ra đều hợp lẽ, hợp tình, Kiều dằn lòng gặm nhấm nỗi đau thương, chịu thua thiệt về bản thân mình, chỉ mong Vân giúp mình cùng Kim Trọng kết duyên để bù đắp cho người mình thương.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu đoạn trích.
 

II. Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên.

2. Thân bài:

– Sử dụng hai chữ “cậy” và “chịu”, thể hiện tấm lòng tha thiết, mong đợi được giúp đỡ, gần như là khẩn khoản xin Vân nhận lời.
– “lạy”: Cử chỉ tinh tế, đưa Thúy Vân vào thế không thể từ chối lời chị, mà còn bày tỏ tấm lòng thành của nàng trước Thúy Vân.
– Giãi bày hoàn cảnh éo le “đứt gánh tương tư”, mong muốn Thúy Vân thay mình “chắp mối tơ thừa”.
– “Kể từ khi gặp chàng Kim/Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”, bộc lộ tình yêu sâu sắc, hẹn thề ước định chung thân, mối nhân duyên tốt đẹp chỉ chờ ngày đơm hoa kết trái.
– “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?” đứng giữa chữ hiếu và chữ tình Kiều đành chọn gia đình, chọn bội ước, từ bỏ tình yêu để cứu cha và em=> Để Thúy Vân thấu hiểu và thông cảm cho những nỗi khổ tâm của nàng.
-“Xót tình máu mủ thay lời nước non” Thúy Kiều đề cập đến tình chị em ruột thịt, mong em gái thương xót mình mệnh khổ.
=>Thúy Kiều mong rằng có thể trả hết nợ ân nghĩa thế gian, trước là cha mẹ, sau là người yêu. Nàng cũng hy vọng rằng chàng Kim Trọng có thể bắt đầu cuộc sống mới với Thúy Vân, một đời hạnh phúc ấm êm.

3. Kết bài

Tổng kết nội dung
 

III. Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.
– Giới thiệu 12 câu đầu đoạn trích.

2. Thân bài

a. Kiều nhờ cậy Vân
– “Cậy em”: trông mong, nhờ cậy, mang sắc thái mong cầu, tin tưởng .
– “Chịu lời”: ý thơ vừa có vẻ như ướm hỏi lại vừa có vẻ như nài ép.
– Hành động:  “lạy”, “thưa”.
– Hoàn cảnh: “ đứt gánh tương tư’: duyên tình dang dở, hạnh phúc chia lìa.
– “Mặc em”: uỷ thác, giao phó trách nhiệm cho Vân.
=> Thúy Kiều dùng những lời lẽ khéo léo, nhún nhường và hành động nhờ cậy chân thành, tha thiết để nhờ Thúy Vân.

b. Kiều thuyết phục em
– Điệp từ “khi” được sử dụng làm sống lại những kỉ niệm tình yêu đầy đẹp đẽ theo dòng kí ức của Kiều khi tâm sự với em.
– “Quạt ước, chén thề”: kỉ niệm tình yêu đầy đẹp đẽ.
– “Sóng gió bất kì”: biến cố gia đình, Kiều bán mình chuộc cha.

– Lý lẽ:
+ “Ngày xuân em hãy còn dài”: Em còn trẻ, có tự do, cuộc sống rộng mở phía trước.
+ “Xót tình máu mủ”: Mong em xót thương tình cảm ruột thịt thiêng liêng, sâu đậm mà nhận lời.
+ “Ngậm cười chín suối”, “thịt nát xương mòn”: Dùng cái chết của bản thân để giãi bày lòng biết ơn chân thành với Thúy Vân.
=> Lý lẽ thấu đáo, thuyết phục, thể hiện sự thông minh, thấu đáo của Thúy Kiều.

3. Kết bài

Cảm nhận chung về vẻ đẹp đoạn trích và tài năng tác giả.
 

IV. Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên, mẫu 4 (Chuẩn)

1.  Mở bài:

–  Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

–   Vị trí: Từ câu 723-734
–  Nội dung: là lời Thuý Kiều nhờ cậy em mình, thay mình trả duyên cho Kim Trọng.

a.     Lời nhờ cậy của Thuý Kiều:

–  Lời lẽ trao duyên:
+ “Cậy”: Nhờ vả, gửi gắm, âm điệu nặng nề, gợi lên sự đau xót, mang hàm ý trộng đợi, hi vọng.
+ “Chịu”: Nhận lời, bắt buộc chấp nhận, không thể chối từ, mang sắc thái nài ép, thúc ép người khác phải nhận lời.

–   Cử chỉ, hành động trao duyên:
+ “Lạy, thưa”: Thái độ kính cẩn như với người bề trên, không phải là hành động của chị dành cho em => bất thường, tạo nên sự trang nghiêm.
+ Hành động bất thường nhưng ở đây hợp lý: sự hi sinh của Thuý Vân khi thay Kiểu chắp duyên xứng đáng.
– Cách nói của Kiều thông minh, khéo léo => Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du rất tài tình.

b. Lý lẽ trao duyên:

– Tình cảnh của Kiều:
+ “Đứt gánh tương tư”: thành ngữ, ở đây chỉ mối duyên của Kiều và Kim Trọng dang dở.
+ “Mặc”: Phó mặc, uỷ thác, Thuý Vân thay Kiều trả duyên Kim Trọng.
=> Lời thuyết phục của Kiều rất khéo léo, thông minh, nhưng cũng chứa đựng nỗi đau đớn của Kiều.

–  Tình cảm của Thuý Kiều và Kim Trọng:
+ Hình ảnh “quạt ước, chén thề”: hình ảnh đêm thề nguyền, tình yêu hạnh phúc của Kiều
+ “Sự đâu sóng gió bất kì …vẹn hai?”: tai hoạ ập đến bất ngờ, Kiều phải chọn chữ hiếu => Từ bỏ tình yêu với Kim Trọng  khiến Kiều rất đau khổ.
=> Gợi ra tình cảnh ngang trái để Thuý Vân hiểu.

– Thuý Kiều nhắc về tuổi trẻ, nhắc tới tình thân ruột thịt “Ngày xuân … nước non”: Gợi ra tình máu mủ và tuổi xuân của Vân mong Vân nhận lời.
–  Kiều nói về cái chết: “Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”: Kiều dù chết nhưng vẫn mãn nguyện vì đã trả nghĩa cho Kim Trọng => Việc trả duyên cho Kim Trọng rất quan trọng.
–>  Viện tới cái chết để Vân nhận lời, thể hiện sự cảm kích của Kiều ngay cả khi chết.
–  Lời lẽ của Thuý Kiều vừa thấu tình đạt lý khiến Thuý Vân không thể từ chối.
–  Kiều là người con gái thông minh, sắc sảo, có đức hi sinh cao cả, trọng tình nghĩa.

c.  Nghệ thuật
–    Sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, tinh tế
– Sử dụng thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ rất đa dạng.
–  Nhịp điệu thơ giàu cảm xúc, nhẹ nhàng.

3.  Kết bài:

– Cảm nhận của em.

V. Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên, mẫu 5 (Chuẩn)

1.   Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
– Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

2.   Thân bài

a. Hai câu thơ đầu
–  Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
–  Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.

b. Sáu câu thơ tiếp theo
– Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
–  Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
–  Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.

c. Bốn câu cuối
– Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
–  Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
-Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
– Giọng điệu xót xa, đau đớn.

3.   Kết bài

–  Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
– Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.
 

VI. Bài văn mẫu Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên (Chuẩn)

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những kiệt tác nổi bật góp phần làm nên diện mạo, đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm với 3254 câu thơ lục bát viết về cuộc đời chìm nổi của người con gái tài sắc nhưng bạc mệnh Thúy Kiều. Nhiều đoạn trích của thi phẩm được đưa vào chương trình SGK để dạy và học trong nhà trường, Trao duyên là một trong những đoạn trích như vậy. Trích đoạn đã tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều, qua đó thể hiện sự trân trọng, đồng cảm của tác giả Nguyễn Du với tình duyên dang dở và cuộc đời đầy sóng gió của nàng Kiều. Mười hai câu đầu đoạn trích đã thể hiện rõ điều đó.

Thúy Kiều và Kim Trọng tình cờ gặp nhau, họ đem lòng cảm mến và dành cho nhau tình cảm đặc biệt. Vượt qua những quy định của lễ giáo phong kiến, Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để tới gặp mặt, kết tóc thề nguyện cùng Kim Trọng…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên tại đây.

 

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-cam-nhan-cua-em-ve-12-cau-tho-dau-trong-trao-duyen/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp