Dàn ý cảm nhận khi đọc bài thơ Phò giá về kinh

0
70
Rate this post

dan y cam nhan ve bai tho pho gia ve kinh

Dàn ý Cảm nhận khi đọc bài thơ Phò giá về kinh
 

I. Dàn ý Cảm nhận khi đọc bài thơ Phò giá về kinh (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận khi đọc bài thơ Phò giá về kinh

– Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Quang Khải và tác phẩm Phò giá về kinh
– Nêu cảm nhận khái quát về giá trị nội dung bài thơ

2. Thân bài

* Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Năm 1285, sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương và Hàm Tử, kinh đô được giải phóng, Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long.

* Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt cực ngắn gọn hàm súc để thể hiện niềm vui
* Cảm nhận khi đọc hai câu thơ đầu tiên: “Đoạt sáo… Hàm Tử quan” (Chương Dương… bắt quân thù)
– Giọng thơ: Sôi nổi, dứt khoát; cách ngắt nhịp: 2/3 => Giọng thơ của một võ tướng
– Động từ mạnh “đoạt”, “cầm” miêu tả chiến thắng oanh liệt của nhân dân với niềm tự hào bất tận
– Cách liệt kê hai địa danh: Giúp ý thơ thêm hào hùng
– Phép đối của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: Chứa đầy hào khí chiến thắng
=> Lời thơ cất lên như một khúc khải hoàn
=> Lời tuyên bố đanh thép: Chiến thắng của nhân dân Đại Việt là do sức mạnh của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn

* Cảm nhận về hai câu thơ cuối: “Thái bình tu trí lực… giang san” (Thái bình… nghìn thu)
– Sự chuyển mạch đột ngột nhưng hợp lí của bài thơ: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng đến hai câu sau nói về thời kì hòa bình và nhiệm vụ mới của dân tộc
– Khát vọng mạnh mẽ của nhà thơ: Xây dựng quốc gia hùng mạnh, no ấm, tồn tại tới ngàn năm
– Giọng điệu hai câu sau: Trầm lắng suy tư
=> Lời nhắn nhủ tràn đầy niềm tin, sự hi vọng về tương lai đất nước đẹp giàu, vững mạnh
=> Trí tuệ uyên thâm, tầm nhìn xa trông rộng của một người cầm quân và lãnh đạo.

3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. 
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận khi đọc bài thơ Phò giá về kinh (Chuẩn)

Những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước của dân tộc Việt Nam thật oanh liệt, hào hùng. Người viết nên những trang sử vẻ vang ấy chính là bao vị anh hùng và nhân dân các thời đại, mà ở thời đại nào, lòng yêu nước nơi họ cũng tỏa sáng rực rỡ. Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải là một trong những vị anh hùng như thế, ông đã đem trọn tài năng, phẩm chất, khí tiết để dâng hiến cho non sông, góp phần đánh tan quân giặc xâm lược Mông – Nguyên mạnh như hổ đói, khi chúng vào giày xéo mảnh đất quê hương. Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần quang Khải đã thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng của ông và một khát vọng mạnh mẽ muốn xây dựng quê hương giàu mạnh đến ngàn thu:

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.

Bài thơ trên đây có một hoàn cảnh ra đời khá đặc biệt, mà muốn hiểu hết giá trị của nó, ta cần nhắc tới: Đó là năm 1285, sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương và Hàm Tử,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận khi đọc bài thơ Phò giá về kinh tại đây.

————————HẾT————————–

Các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 7 khác ngoài Dàn ý Cảm nhận khi đọc bài thơ Phò giá về kinh như: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà; Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya; Cảm nhận bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan; Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương;…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-cam-nhan-khi-doc-bai-tho-pho-gia-ve-kinh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp