Dàn ý Cảm nhận về đoạn Nỗi thương mình
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích Nỗi thương mình
2. Thân bài
* Hoàn cảnh: Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều mới biết hắn vốn là kẻ buôn người bán thịt. Hắn đã làm nhục nàng và mang bán cho Tú Bà ở lầu xanh. Khi bị Tú Bà ép tiếp khách, Kiều không chấp nhận và chọn cách tự tử nhưng không thành. Sau đó, Kiều bị giam lỏng và cũng thời gian này Tú Bà đã tìm cách hãm hại nàng, Kiều bị mắc mưu và một lần nữa bị ép làm gái lầu xanh. Đoạn trích Nỗi thương mình là nỗi lòng, tâm trạng của Kiều khi sống ở lầu xanh khi đó.
* Cảm nhận về 4 câu thơ đầu: “Biết sao ong bướm… Trường Khanh”
– Cảnh sinh hoạt chốn lầu xanh vô cùng nhộn nhịp, ồn ào
– “bướm lả ong lơi”: Cách nói đầy sáng tạo nhằm nói về hình ảnh của những khách làng chơi, “lá gió cành chim” – những cô gái tiếp khách bốn phương
– “Cuộc say đầy tháng… suốt đêm” và “Sớm đưa Tống Ngọc… Trường Khanh”: Cách nói đối xứng ám chỉ những kẻ khách chơi phong lưu tới chốn này
=> Tình cảnh của Kiều đầy tủi nhục
* Cảm nhận về những câu thơ tiếp theo: “Khi tỉnh rượu… xuân là gì”
– Ngôn ngữ độc thoại nội tâm để bộc lộ tâm trạng trực tiếp của Kiều “Giật mình… xót xa”
=> Mỗi khi tỉnh rượu, Kiều lại giật mình xót xa, bẽ bàng cho thân phận kĩ nữ của mình
– Nhịp thơ 3/3 tạo nên thời gian từ từ trôi chậm đến não nề
– Câu hỏi tu từ: “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao”
=> Nỗi đau chồng chất nỗi đau của Kiều
– “Mặc người mưa Sở mây Tần… là gì?”: Thái độ dứt khoát chối từ của Kiều tạo sự đối lập gay gắt của nàng với đám khách làng chơi
– “mình”: Số ít để thể hiện sự cô độc của Thúy Kiều
– “Xuân”: Chỉ tuổi trẻ, chỉ hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi
* Cảm nhận về tám câu thơ cuối cùng: “Đòi phen… trăng thau”
– Kiều cố gắng tách mình ra khỏi thực tại phũ phàng để giữ lại phẩm giá cho mình
+ “gió tựa hoa kề”: Sự lả lơi của khách làng chơi và kĩ nữ ngồi cạnh bên nhau => Bút pháp ước lệ toát lên nỗi buồn mênh mang trong Kiều
+ “trăng”, “tuyết”: Xóa một màu lạnh lẽo với không gian vắng lặng
– Nỗi buồn của Kiều đã lan tỏa thấu vào cảnh vật: “Cảnh nào… bao giờ”
– Kiều phải chiều lòng khách làng chơi: “Đòi phen nét vẽ… dưới hoa” => Thái độ “vui gượng kẻo là” chứ không phải là niềm vui thực sự
=> Tiếng nói của những người có tài, có tâm nhưng phải sống trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung của đoạn trích “Nỗi thương mình”
– Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm.
Xem bài mẫu: Cảm nhận về đoạn Nỗi thương mình
Sau khi đón đọc Dàn ý cảm nhận về đoạn Nỗi thương mình, qua đoạn trích tác giả Nguyễn Du thể hiện nỗi thương thân, trách phận, và sự tự ý thức cao độ của Thúy Kiều nhất là ý thức về nhân cách. Đoạn trích được biên soạn trong tuần học thứ 29 SGK Văn lớp 10. Bên cạnh Dàn ý cảm nhận về đoạn Nỗi thương mình, các em có thể tham khảo thêm những bài viết về sau: Cảm nhận về đoạn Trao duyên, Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, Cảm nhận về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân;…
Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận về đoạn Nỗi thương mình
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp