Dàn ý Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh
I. Dàn ý Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh, mẫu số 1 (Chuẩn):
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng
– Giới thiệu về Bác Hồ
– Giới thiệu về hai tác phẩm “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”
2. Thân bài
a. Bài thơ “Cảnh khuya”:
– Cảnh thiên nhiên đêm khuya đẹp, vừa tĩnh lại vừa động:
+ Tiếng suối róc rách chảy xa xa qua cảm của nhà thơ tựa như tiếng hát con người đang vọng lại đầy ấm áp, ngọt ngào.
+ Trăng toả ánh sáng xuống trần gian, hòa trong vẻ đẹp của cây rừng Việt Bắc
+ Ánh trăng lồng qua từng bóng cây già, luồn qua từng cành cây, kẽ lá in bóng cảnh vật xuống mặt như những bông hoa.
– Tâm hồn cao đẹp của nhân vật trữ tình:
+ Đêm đã về khuya mà chẳng thể chợp mắt
+ Trằn trọc chưa ngủ vì nỗi nước nhà – lo cho dân, cho nước
b. Bài thơ “Rằm tháng giêng”:
– Hai câu đầu:
+ Trăng xuân đẹp mỹ miều, bát ngát, lồng lộng khắp không gian
+ Xuân ngập tràn không gian, sức xuân sống động, tươi trẻ và dồi dào toả khắp mây trời, sông nước.
+ Xuân mang niềm vui, niềm thương gửi gắm vào tất thảy thiên nhiên, cảnh vật, dường như cả đất trời đang dào dạt sức sống mùa xuân.
– Hai câu cuối:
+ Cảnh bàn bạc việc quân giữa dòng sông trăng của những nhà cách mạng
+ Phong thái ung dung, lạc quan giữa núi rừng hiểm nguy
+ Thuyền chở đầy trăng chở theo cả niềm lạc quan, sự tin yêu trên con đường cách mạng gian khó, niềm hy vọng vào một ngày đất nước thống nhất
* Những điểm tương đồng của hai bài thơ:
– Đều có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và tinh thần hiện đại:
– Đều giúp ta cảm nhận được một tình yêu thiên nhiên hoà trong một trái tim yêu nước thiết tha của Người.
– Đều thể hiện được niềm lạc quan trong gian khó, phong thái đầy ung dung của một chiến sĩ cách mạng mãi .
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của hai bài thơ, bài học nhận thức của bản thân em khi học hai tác phẩm.
II. Dàn ý Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh, mẫu số 2 (Chuẩn):
1. Mở bài
– Hồ Chí Minh vừa là một lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vừa là nhà thơ lớn.
– Bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên của Người.
2. Thân bài
a. Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya: viết 1947
– Hai câu đầu: Bức tranh nên thơ của một đêm trăng ở Việt Bắc, nghệ thuật so sánh, điệp từ, nhân hoá.
– Hai câu sau: Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và những băn khoăn trong tâm trạng nhà thơ.
b. Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng giêng viết 1948:
– Hai câu đầu: Vẻ đẹp ánh trăng trên dòng sông mùa xuân với nghệ thuật điệp từ và hình ảnh thơ độc đáo.
– Hai câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn con người, với sự hoà quyện tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước, đầy sảng khoái và say mê…
c. Nét chung và nét riêng:
– Nét chung: Hai bài thơ cùng thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước.
– Nét riêng:
+ Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác.
+ Bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ.
3. Kết bài
– Giá trị bất hủ của cả hai bài thơ.
– Liên hệ thực tế: Thế hệ trẻ cảm nhận được gì…
III. Bài văn mẫu Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh (Chuẩn)
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, nhà quân sự, chính trị lỗi lạc của cách mạng Việt Nam mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Không chỉ làm cách mạng, Bác còn viết thơ, làm văn để phục cho chiến đấu. Bởi vậy, mà trong bảy mươi chín năm cuộc đời của Người không chỉ có những thành quả cách mạng lớn lao mà còn có một bộ sưu tập thơ bất hủ, có thể kể đến tập “Nhật ký trong tù”, các bài thơ Bác viết gửi thiếu nhi, hay những bài thơ ngẫu hứng khi ngắm thiên nhiên Bác đều gửi gắm những tâm tư, niềm mong mỏi và cả sự lạc quan, hướng về những điều tốt đẹp trong tương lai. Một trong những bài thơ hay nhất của Bác viết trong kháng chiến có thể kể đến “bộ đôi” hai bài thơ trăng “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
Bài thơ Cảnh khuya được mở đầu bằng những câu thơ tả cảnh, gợi cảm đầy mê hoặc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lòng cổ thụ bóng lồng hoa”
Thiên nhiên vừa tĩnh lại vừa động, tiếng suối róc rách chảy xa xa qua cái cảm của nhà thơ tựa như tiếng hát con người đang vọng lại, ấm áp và đầy thiết tha…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh tại đây.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp