Dàn ý cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng

0
55
Rate this post

I. Dàn ý cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng

1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Phú sông Bạch Đằng là một trong những tác phẩm nổi bật của Trương Hán Siêu, qua đó, tác giả thể hiện tình yêu nước, cảm hứng yêu nước qua tình yêu với thiên nhiên, lịch sử và những giá trị tinh thần không bao giờ mai một trên con sông huyền thoại.

2. Thân bài
– Khái quát về thể loại phú: Phú là một thể loại văn học cổ của Việt Nam, chủ yếu là văn tả cảnh, từ ngoại cảnh liên kết với nội tâm để tả tình.
– Tình yêu quê hương bộc lộ qua cách miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên trên sông Bạch Đằng được tác giả khái quát qua vài câu thơ chấm phá, thể hiện nét đẹp vừa mềm mại, tha thướt, vừa mạnh mẽ, cuộn trào.
– Cảm hứng yêu nước bộc lộ qua sự kính nể, hoài tưởng những chiến công vang dội của bậc cha ông, những kí ức vẻ vang, hào hùng của dân tộc và thất bại thảm hại của quân thù.
– Nỗi tiếc thương cho những vị anh hùng đã nằm xuống vì tổ quốc, vì độc lập dân tộc, đồng thời cảm thấy hổ thẹn, bẽ bàng vì hậu thế chưa thể làm được gì đáng tự hào cho tổ quốc.

3. Kết bài
Khái quát giá trị tác phẩm
 

Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng

II. Bài văn mẫu cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng

Trong thời kì văn học trung đại, cảm hứng yêu nước và nỗi trăn trở chuyện nước nhà luôn là đề tài được khai thác phổ biến và sâu sắc. Xét trong hoàn cảnh thực tế, khi chỉ có nam nhân được đến trường học hành bài bản, cùng với nỗi âu sầu, khát khao cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân, cái “chí làm trai” luôn đặt nặng lên vai, lòng yêu nước luôn được các tác giả gửi gắm vào từng lời thơ, câu chữ. Đối với Trương Hán Siêu, một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam, nỗi niềm yêu nước được phơi trải với dòng sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu biết bao huyền thoại cha ông dựng nước, giữ nước. “Bạch Đằng giang phú” hay còn gọi là “Phú sông Bạch Đằng” đã khẳng định một cách đanh thép và rõ ràng tình yêu nước hào hùng chảy tròn dòng máu Lạc Hồng, đồng thời bộc lộ sự hổ thẹn, tủi nhục khi cảm thấy bản thân chưa làm được gì cho đất nước.

Phú là một thể loại văn học cổ của Việt Nam, chủ yếu là văn tả cảnh, từ ngoại cảnh liên kết với nội tâm để tả tình. Sử dụng lối viết này, tác giả thể hiện tình cảm qua cách miêu tả thiên nhiên, vẻ đẹp của quê hương được tạo hóa ban tặng, lồng ghép sự tự hào, kính trọng tinh thần của bậc cha ông đã vì nước quên thân, hi sinh biết bao xương máu cho độc lập dân tộc, cuối cùng là kết thúc bản anh hùng ca với nỗi day dứt khôn nguôi khi bản thân chưa cống hiến cho đất nước. Qua tác phẩm, nhà thơ cũng khéo léo tái hiện lại những thước phim lịch sử oai hùng của dân tộc, những trận chiến mang tầm vóc lịch sử trên con sông Bạch Đằng huyền thoại, thể hiện sự tự hào, lòng tự tôn dân tộc, yêu mến nước nhà…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng

———————HẾT———————–

Bài thơ Phú sông Bạch Đằng của nhà thơ Trương Hán Siêu, được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 vào tuần 19. Bên cạnh dàn ý cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng, Cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng, Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng, Soạn văn Phú sông Bạch Đằng. 

 

 

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-cam-nhan-ve-long-yeu-nuoc-cua-truong-han-sieu-trong-bai-phu-song-bach-dang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp