Dàn ý cảm nhận về tiếng khóc của Phán mọc sừng trong Hạnh phúc của một tang gia
I. Dàn ý cảm nhận về tiếng khóc của Phán mọc sừng trong Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận về tiếng khóc của Phán mọc sừng trong Hạnh phúc của một tang gia
– Vũ Trọng Phụng là một cây bút xuất sắc trong nền văn học trào phúng và châm biếm của văn học Việt Nam.
– Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Vũ Trọng Phụng là Số đỏ, trong đó đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia có lẽ là phân đoạn châm biếm sâu sắc và hiện thực nhất về nhân cách cũng như những trò lố lăng của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ. Tiếng khóc “Hứt…hứt…hứt” của ông Phán mọc sừng gần cuối đoạn trích cũng để lại cho độc gỉa nhiều suy nghĩ.
2. Thân bài
* Tổng quan về đoạn trích:
– Sự trào phúng, châm biếm thể hiện từ ngay nhan đề của tác phẩm.
– Cái chết của ông cụ cố đã trở thành niềm hạnh phúc của đám con cháu bất hiếu.
– Hiện thực xã hội đầy đau xót khi mà sự ra của một người lại trở thành nơi để con người ta chuộc lợi, khoe mẽ, tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.
* Tiếng khóc của ông Phán mọc sừng:
– Là một trí thức, nhưng ông ta có cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc, là phận ở rể, lại bị cô vợ tặng cho một rổ sừng to trên đầu.
– Thế nhưng bằng một nỗ lực kinh người, ông ta vẫn nhẫn nhịn, nhằm bấu víu vào cái gia đình thượng lưu ấy để kiếm trác.
– Từ bỏ hết lòng tự tôn và liêm sỉ của một người đàn ông, mua chuộc Xuân bằng 5 đồng để hắn ta tố cáo chuyện vợ mình hoang dâm, nhằm được ông cố Hồng chia thêm vài ngàn đồng.
– Để hoàn tất cái chữ “tín” của mình với Xuân ông ta đã phải dựng một vở kịch khóc lóc đau khổ, để có cơ hội được Xuân đỡ đần rồi dúi cho hắn 5 đồng gấp tư một cách trót lọt.
– Tiếng khóc “Hứt…hứt…hứt” kỳ quái, âm thanh ấy không mang đến sự đau thương, bi thảm, độc giả chỉ cảm nhận được một sự giả tạo rất đỗi lố bịch, tiếng khóc của ông ta lạ lùng đến mức ai ai cũng “để ý đến ông cháu rể quý hóa ấy”.
– Vở kịch này ông Phán đã diễn một cách quá đỗi hoàn hảo, vừa được cái tiếng hiếu nghĩa, đau thương còn hơn cả người nhà, được bao người để ý, lại vừa làm tròn được cái chữ tín giữa ông và Xuân tóc đỏ.
– Ông Phán cũng khóc vì tống tiễn chút liêm sỉ, tình người còn lại, khóc vì cái hạnh phúc sắp hoàn thành xong cuộc giao dịch, cuối cùng cũng nắm chắc được vài ngàn đồng trong tay, nhờ bán cặp sừng hươu to trên đầu.
– Tiếng khóc của ông Phán mọc sừng là đỉnh điểm cho sự giả tạo, của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ, khóc cũng có mục đích, đắng cay cho một xã hội, cho một gia đình “thượng lưu”.
3. Kết bài
– Tiếng khóc của ông Phán mọc sừng chính là sự cao tay của Vũ Trọng Phụng khi tái hiện về một xã hội và đạo đức, nhân cách và tình người đều đã xuống đến mức âm, không thể cứu vãn.
– Tiếng khóc ấy kết thúc đoạn trích và chính là một trong những mắt xích quan trọng nhất của chuỗi những tiếng cười dài trong cả tiểu thuyết Số đỏ, khi mà đã đến lúc con người ta phải trở thành diễn viên trong chính vở kịch của mình, khóc lóc sao cho hợp lý để đạt được những mục đích đê tiện, vì tiền!
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về tiếng khóc của Phán mọc sừng trong Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một cây bút trào phúng và châm biếm bậc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn trước cách mạng, chính vì phong cách viết văn đặc sắc ấy mà nhiều người thường ví ông là Ban-dắc của Việt Nam. Với thời gian cầm bút ngắn ngủi chỉ tầm 10 năm thế nhưng những tác phẩm của ông bao gồm cả tiểu thuyết và phóng sự đều để lại cho nền văn học dân tộc những giá trị hiện thực sâu sắc, là những trang nhật ký đặc sắc về một giai đoạn mà xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc, nhân cách và đạo đức con người xuống cấp trầm trọng. Vũ Trọng Phụng đứng giữa thành thị, nhìn vào cuộc sống nơi phồn hoa đô hội bằng một đôi mắt thực tế, bằng ngòi bút sâu cay ông đã vẽ nên một bức tranh xã hội, mà nội dung chính là cuộc sống của tầng lớp thượng lưu. Ông đã xé tan cái vỏ ngoài bóng bẩy, sang trọng, phơi bày cái bộ mặt thối tha, đồi bại, tha hóa về đạo đức, nơi mà với con người ta tình thân, tình người không đáng giá bằng một cọng rơm cọng rác, chỉ có tiền tài địa vị và những thú vui tầm thường, ích kỷ lên ngôi. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Vũ Trọng Phụng là Số đỏ, trong đó đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia có lẽ là phân đoạn châm biếm sâu sắc và hiện thực nhất về nhân cách cũng như những trò lố lăng của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ. Tiếng khóc “Hứt…hứt…hứt” của ông Phán mọc sừng gần cuối đoạn trích cũng để lại cho độc giả nhiều suy nghĩ…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về tiếng khóc của Phán mọc sừng trong Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
——————–HẾT———————-
Cùng với bài Cảm nhận về tiếng khóc của Phán mọc sừng trong Hạnh phúc của một tang gia, các em có thể tự củng cố kiến thức văn bản của mình thông qua việc tham khảo một số Bài văn hay lớp 11 như: Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia, Cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp