Dàn ý nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa

0
71
Rate this post

dan y nghi luan ve nhan vat ong hoa si trong lang le sa pa

Dàn ý nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
 

I. Dàn ý Nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa

Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhân vật cần nghị luận

2. Thân bài

– Tóm tắt câu chuyện
– Nhân vật ông họa sĩ là điểm nhìn trần thuật của tác giả
– Ông họa sĩ là một người yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật, nội tâm phong phú và nhạy cảm
– Ông họa sĩ có trái tim nhân hậu, yêu thương con người nhưng không kém phần sâu sắc

3. Kết bài

Nhận định khái quát về nhân vật
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa (Chuẩn)

Đúng như nhan đề, “Lặng lẽ Sa Pa”, một tác phẩm của Nguyễn Thành Long là câu chuyện êm dịu, an yên không một chút hào nhoáng, kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những con người thiện lương mang trái tim trong sạch, ấm áp. Bên cạnh cô kĩ sư duyên dáng và tình tự, anh thanh niên là công tác khí tượng thủy văn nhiệt tình và dễ gần, hình ảnh ông họa sĩ thâm trầm kín đáo hiện lên, góp phần khẳng định vẻ đẹp lao động của những con người thầm lặng cống hiến. Ông họa sĩ với tình yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật, nội tâm phong phú đã trở thành điểm nhấn tuy thanh thoát mà ấn tượng của tác phẩm.

Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn được viết sau chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, kể về cuộc gặp gỡ giữa bốn người xa lạ, bốn công việc khác nhau, thậm chí đến cả cái tên cũng không rõ ràng nhưng lại cùng chung sự nhạy cảm, yêu đời, yêu người. Trong vỏn vẹn 20 phút gặp gỡ, chân dung mỗi nhân vật hiện lên với sức trẻ, thanh xuân rực cháy trong tâm hồn. Ông họa sĩ không chỉ gây ấn tượng cho người đọc bởi sự trải đời, suy ngẫm sâu sắc mà còn là một tâm hồn trẻ, một trái tim tràn ngập yêu thương ẩn giấu dưới vỏ bọc tuổi tác.

Nét độc đáo ở nhân vật ông họa sĩ là cách lựa chọn ngôi kể của tác giả. Tác giả lựa chọn ngôi thứ ba, người kể giấu mặt và tường thuật lại toàn bộ câu chuyện, nhưng dường như, điểm nhìn trần thuật của nhà văn lại được đặt dưới góc nhìn chiêm nghiệm của ông họa sĩ…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa tại đây.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-nghi-luan-ve-nhan-vat-ong-hoa-si-trong-lang-le-sa-pa/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp