Dàn ý nghị luận về tinh thần đoàn kết
I. Dàn ý Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận về tinh thần đoàn kết
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết trong xã hội con người là một trong những cách để con người tồn tại, đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu, luôn được gìn giữ và phát huy trong mọi hoàn cảnh lịch sử.
2. Thân bài
· Đoàn kết là gì?
Là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất, sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết
· Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:
· Thời chiến
· Thời bình
· Vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết:
· Yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công
· Tạo nên sức mạnh to lớn vượt qua khó khăn, thử thách
· Làm thế nào để có được tinh thần đoàn kết?: Sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau là mấu chốt gây dựng tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, chúng ta phải tích cực lên án, phê phán những thành phần sống ích kỷ, không có tinh thần đoàn kết, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung.
3. Kết bài
Rút ra bài học nhận thức về tinh thần đoàn kết: Là người học sinh, chúng ta phải nhận thức rõ được vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết (Chuẩn)
Trong xã hội của chúng ta, mỗi cá nhân con người đều là một tế bào quan trọng cấu thành nên xã hội, giữa con người với con người luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau và chúng ta phải biết vận dụng mối quan hệ ấy một cách hiệu quả nhất để mang lại lợi ích. Tinh thần đoàn kết trong xã hội con người là một trong những cách để con người tồn tại, đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu, luôn được gìn giữ và phát huy trong mọi hoàn cảnh lịch sử.
Để có được tinh thần đoàn kết, trước hết phải hiểu thế nào là đoàn kết? Đoàn kết là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất, sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết. Đoàn kết không chỉ tạo nên một cộng đồng lớn hơn, đông đảo hơn mà còn là một khối thống nhất có sự vững mạnh hơn bất cứ một thành phần độc lập,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết đầy đủ
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp