Dàn ý phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
I. Dàn ý phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
– Giới thiệu khái quát về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”: “Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm tiêu biểu cho đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả Trương Hán Siêu đã bằng những hoài niệm quá khứ qua đó thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng.
2. Thân bài
– Cảm xúc của nhân vật khách về cảnh sông nước Bạch Đằng:
+ Hành trình du ngoạn của nhân vật khách
+ Cảnh sắc trên sông Bạch Đằng
+ Tâm trạng của nhân vật khách
– Lời kể của các bô lão về chiến tích trên sông Bạch Đằng:
+ Liệt kê các chiến công tiêu biểu
+ Kể lại diễn biến trên sông
– Lời bàn luận, suy ngẫm của các bô lão về chiến công năm xưa:
+ Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi
+ Khẳng định tài năng của Trần Quốc Tuấn
– Lời ca ngợi và khẳng định của các bô lão và nhân vật khách:
+ Ca ngợi vai trò của con người
+ Khẳng định ý nghĩa quyết định của yếu tố con người
3. Kết bài
– Khẳng định những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài phú:
+ Qua bài “Bạch Đằng giang phú”, người đọc nói chung và nhân dân Việt Nam ta nói riêng được ôn lại những trang lịch sử dân tộc vẻ vang hào hùng, củng cố niềm tự hào và tự tôn dân tộc.
+ Đây cũng là bài phú viết bằng chữ Hán được xếp vào loại hay bậc nhất văn học trung đại Việt Nam.
II. Bài văn mẫu phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
“Phú sông Bạch Đằng” – một tác phẩm tiêu biểu cho đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả Trương Hán Siêu đã bằng những hoài niệm quá khứ để thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng. Có thể nói bài phú chứa đựng những giá trị tư tưởng nhân văn sâu sắc, đó là truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta.
Mở đầu bài Phú sông Bạch Đằng là lời giới thiệu nhân vật “khách”, thực tế đây chính là tác giả, một người có tâm hồn ưa du ngoạn, khám phá và tự do phóng khoáng:
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết”
Trong hành trình du ngoạn cả thực tế và trong tưởng tượng của mình, nhân vật khách đã đi qua biết bao danh lam thắng cảnh, bao gồm cả của Trung Quốc (Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng,…) và Đại Việt ta (Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng,…). Khi dừng chân trên sông Bạch Đằng, nhân vật khách đã được đắm chìm trong không gian cảnh sắc muôn màu của sông Bạch Đằng…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
———————-HẾT———————
Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm phú xuất sắc của Trương Hán Siêu, khám phá tình yêu nước, lòng tự hào trước truyền thống đấu tranh của dân tộc qua nhân vật khách, bên cạnh bài Phân tích Phú sông Bạch Đằng, các em có thể tìm hiểu thêm: Thuyết minh bài thơ Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng, Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng, Cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp