I. Dàn ý Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định sau đây: “Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí… phong kiến”
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: “Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí… phong kiến”.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác: Khi Nguyễn Du đi sứ tại Trung Quốc, được nghe câu chuyện về nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn nhưng số phận bất hạnh, từ giã trần gian khi mới 18 tuổi. Ông đã viết bài thơ này để bày tỏ nỗi thương tiếc của mình.
* Hai câu đề: “Tây Hồ… chỉ thư” (Tây Hồ cảnh đẹp… mảnh giấy tàn)
– Tiếng thở dài của nhà thơ trước sự thay đổi của cảnh vật đồng thời là niềm thương xót cho thân phận của người con gái Tiểu Thanh.
– “tẫn”: Sự thay đổi cảnh vật ngày xưa nên thơ là vậy nhưng giờ đã hóa thành “gò hoang”.
=> Cảnh đã hoang tàn, con người lại xuất hiện trong cái khung cảnh ấy để “thổn thức” trước những “mảnh giấy tàn”.
* Hai câu thực: “Chi phấn… phần dư” (Son phấn… đốt còn vương)
– Hình ảnh mang tính tượng trưng: “Son phấn”, “văn chương”
+ “son phấn”: Ý chỉ nàng Tiểu Thanh – người con gái đẹp, tuy có “thần” nhưng vẫn bị vùi dập, chôn lấp.
+ “văn chương”: Những bài thơ, bài văn của Tiểu Thanh, tuy bị đốt đi nhưng vẫn còn “vương” lại những cái tủi hờn, đau khổ của nàng.
=> Thái độ trân trọng, ngợi ca đồng thời xót thương, đồng cảm.
* Hai câu luận: “Cổ kim… tự cư” (Mối hận kim cổ… khách tự mang)
– “Nỗi hờn kim cổ”: Mối hận muôn đời từ đời xưa cho đến đời nay, đó là mối hận không chỉ của nàng Tiểu Thanh mà còn của bao kiếp người tài hoa nhưng số mệnh đã đưa đẩy họ phải chịu những nỗi oan khuất.
– Tác giả nhận mình là người cũng giống như những người tài hoa có số mệnh bạc bẽo đó.
=> Tình cảm của Nguyễn Du đối với những con người tài hoa bạc mệnh.
* Hai câu kết: “Bất tri tam bách… Tố Như?” (Chẳng biết ba trăm… Tố Như chăng)
– Nguyễn Du thương tiếc cho Tiểu Thanh của 300 năm trước, vậy lẻ 300 năm sau, liệu ai còn khóc cho ông hay không.
=> Một câu hỏi đau đáu trong lòng không có câu trả lời.
– Qua hai câu thơ, ta cũng thêm hiểu về nỗi niềm cô đơn cũng như khao khát có được sự đồng cảm của chính nhà thơ Nguyễn Du.
* Nghệ thuật tác phẩm:
– Phép đối lập, tương phản nhưng vẫn có sự thống nhất về hình ảnh, ngôn từ.
– Thể thơ bát cú Đường luật, ngôn từ đậm tính bác học.
3. Kết bài
– Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định cũng như giá trị của bài thơ.
– Nêu suy nghĩ của bản thân về tác phẩm.
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định
II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định sau đây: “Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí… phong kiến”
Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều chứa đựng những tình cảm sâu sắc của bản thân đối với thời cuộc, số phận con người, đặc biệt là số phận những con người có tài có sắc nhưng bạc mệnh. Bên cạnh Truyện Kiều – tập thơ Nôm kiệt tác đã thể hiện điều đó, thì bài ” Đọc Tiểu Thanh kí” là một sáng tác bằng chữ Hán viết cùng chủ đề. Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến.
Nguyễn Du sáng tác bài thơ này khi đi sứ ở Trung Quốc. Ông viết ra tác phẩm ấy dựa trên một câu chuyện có thật ở Trung Quốc, đó là về nàng Tiểu Thanh. Nàng là một người con gái không chỉ có sắc mà còn có tài văn thơ thiên phú. Ấy vậy số phận nàng lại gặp phải bất hạnh khi bị ép gả làm vợ lẽ cho một tên nhà giàu có. Nàng bị vợ lẽ ghen ghét, bị đầy ra ở một nơi hoang vu, nàng cô đơn, ngày ngày chỉ biết ngâm thơ làm bạn. Tài sắc là vậy nhưng nàng quá đau khổ và chết khi mới mười tám tuổi. Nhan đề của bài thơ gợi ra cho người đọc nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào ta vẫn cảm nhận được tình yêu thương của nhà thơ dành cho những người tài bạc mệnh như Tiểu Thanh…(Còn tiếp).
>> Xem bài mẫu: Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định sau đây: “Bài thơ Độc Thiểu Thanh kí… phong kiến”.
——————-HẾT——————–
Bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Qua đó, cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. Bài thơ được biên soạn trong SGK Ngữ văn lớp 10 tuần học thứ 14. Bên cạnh Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh qua bài thơ Đoc Tiểu Thanh kí,các em có thể tham khảo thêm những bài viết khác như: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Cảm nhận về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí ngắn gọn, Cảm hứng nhân đạo trong Độc Tiểu Thanh kí;…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp