Dàn ý phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận
I. Dàn ý phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận
_Đôi nét về thời đại, tác giả:
_Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của ông được xếp vào vị trí khai sáng cho nên văn học viết bằng chữ Hán của dân tộc ta.
_Chuyển ý
2. Thân bài
a. Khái quát thể loại, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
– Bài thơ Vận nước được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với đặc trưng cơ bản là cô đọng, hàm súc, thường dùng hình tượng tự nhiên để biểu đạt tư tưởng.
– Bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước đương thời bởi nhà sư vốn rất được nhà vua tin cậy, tôn kính.
b. Phân tích hai câu thơ đầu
– Mượn hình ảnh dây mây quấn quýt để miêu tả vận nước vừa dễ hình dung vừa thể hiện được lòng tin, niềm tự hào của tác giả về đất nước.
– Cụm từ “Nam thiên lí” có cái rộng lớn, mênh mông như tầm vóc giang san gấm vóc.
→ Một câu thơ năm chữ vừa trình bày vừa miêu tả vừa hàm ẩn một niềm tự hào sâu thẳm của nhà thơ về đất nước mình.
c. Phân tích hai câu thơ cuối
– Vô vi có thể được xem là nhãn tự của bài thơ và dù hiểu theo góc nhìn tôn giáo nào thì cũng toát lên một tinh thần nhân ái trong đạo trị quốc, bình thiên hạ.
– Hai câu thơ là lời khuyên của nhà sư trước hết dành cho vị vua đang trị vì đất nước sau đó là lời nhắn nhủ cho hậu thế: Người lãnh đạo quốc gia nếu không tham vọng bá quyền, không hiếu chiến thì nền thái bình sẽ ngự trị trên thế giới đẹp đẽ này.
3. Kết bài
_Tổng kết nội dung, nghệ thuật của bài thơ
_ Cảm nghĩ của người viết
II. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận
Thiền sư Pháp Thuận tên đầy đủ là Đỗ Pháp Thuận (915 – 990), không rõ quê quán, sống vào thời tiền Lê. Ông được xem là một vị cao tăng đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc trị bình thời vua Đinh Tiên Hoàng. Ông cũng là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam thời trung đại. Bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của ông được xếp vào vị trí khai sáng cho nền văn học viết bằng chữ Hán của dân tộc ta. Đây cũng có thể xem là bài thơ có tên tác giả rõ ràng và sớm nhất của văn học Việt Nam.
Vận nước như mây quấn,
Trời nam mở thái bình.
Vô vi trên điện các,
Chốn chốn dứt đao binh.
Bài thơ Vận nước được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với đặc trưng cơ bản là cô đọng, hàm súc, thường dùng hình tượng tự nhiên để biểu đạt tư tưởng. Theo các tài liệu lịch sử, bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước đương thời bởi nhà sư vốn rất được nhà vua tin cậy, tôn kính. Tương truyền khi nhà sư đắc pháp, lời của ông thường ứng với lời sấm, rất được người lãnh đạo quốc gia và nhân dân tin phục.
Vận nước vốn là một khái niệm trừu tượng và biện pháp so sánh trong hai câu thơ đầu đã giúp cho hình tượng được cụ thể, sinh động hơn. Ban đầu bài thơ vốn không được tác giả đặt nhan đề mà chỉ bám vào câu hỏi của nhà vua để trả lời…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận
———————HẾT———————–
Bên cạnh bài Dàn ý phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 khác như: Soạn bài Vận nước, Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài), Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp