Dàn ý Phân tích bài Thu hứng

0
76
Rate this post

dan y phan tich bai thu hung

2 mẫu Dàn ý Phân tích bài Thu hứng

 

Bạn đang xem: Dàn ý Phân tích bài Thu hứng

1. Dàn ý Phân tích bài Thu hứng, mẫu số 1:

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, đề tài quen thuộc của ông và sự ảnh hưởng của ông đối với nền văn học nước nhà: Đỗ Phủ (712-770). Ông có hàng ngàn bài thơ phong phú, sâu sắc, chủ yếu viết về sự ảnh hưởng của thời đại lên đời sống người dân và chính bản thân mình.
– Giới thiệu bài thơ “Cảm xúc mùa thu”, nêu nội dung chính của bài: “Cảm xúc mùa thu” vừa là bức tranh thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức tranh tâm trạng u sầu trĩu nặng của nhà thơ trong lúc đất nước đang rối ren, loạn lạc.

b. Thân bài:

* Bài thơ chia làm hai phần:
– Bốn câu thơ đầu tác giả tả cảnh mùa thu ảm đạm, hắt hiu.
+ “Phong” người ta liên tưởng đến mùa thu vì mỗi đợt thu về rừng phong lại đỏ úa thể hiện sự li biệt, buồn thương.
+ Sương móc trắng xóa, dày đặc làm xơ xác cả rừng phong càng hiện vẻ tiêu điều, lạnh giá.
+ “Vu sơn, Vu giáp” chính là hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ vách dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.
+ Qua hai câu đầu về cảnh núi rừng mùa thu, sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác hoàn toàn cảnh thu trong thơ ca truyền thống.

– Hai câu thơ tiếp:
+ Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời, rồi mây sa sầm xuống mặt đất, từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp.
+ Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.
– Bốn câu thơ tả cảnh cụ thể đặt cạnh nhau làm toát lên bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ.
– Bốn câu thơ sau nói lên nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm dân nước.
+ Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại nhỏ lệ , gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương.
+ Chữ “lệ” trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa.
+ “Cố chu” con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết.
Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc, là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê, “hệ cố viên tâm” rất đặc biệt như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà nhờ con thuyền trôi về quê hương.
+ Cảnh mọi người giặt áo cũ âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới.
– Sử dụng không gian dài, rộng, vừa cao, sâu, thấp lên cao và từ cao xuống thấp và những phép ẩn dụ đặc sắc, đối xứng chặt chẽ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ cảm xúc, dùng quá khứ nói hiện tại.

c. Kết bài:

Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” là bài thơ rất hay và ý nghĩa. Bài thơ là nỗi lòng nhớ quê của tác giả khi phải xa quê trong lúc loạn lạc. Bài thơ như nhắc nhở chúng ta yêu quê hương mình và trân trọng nơi chúng ta đã sinh ra.

 

2. Dàn ý Phân tích bài Thu hứng, mẫu số 2:

a. Mở bài

Giới thiệu bài thơ Thu hứng

Ví dụ:

Nhắc đến mùa thu thì nhiều nhà văn đã có những tác phẩm nói về vẻ đẹp và đặc điểm của mùa thu. Chính bởi sự đẹp đẽ và quyến rũ ấy mà nhiều tác phẩm về mùa thu được ra đời, chúng mang lại nhiều màu sắc cho nghệ thuật. Đỗ Phủ đã sáng tác một tác phẩm tên là Thu hứng, bài thơ thể hiện bức tranh sinh động và sâu sắc của mùa thu. Đồng thời bài thơ còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.

2. Thân bài

* Hai câu đầu: cảnh sắc mùa thu

“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn Vu Giáp khí tiêu sâm”

Hình ảnh sương ở rừng phong mờ mịt tiêu điều
Không gian được thể hiện bao la, rộng lớn

– Sự tiêu điều và bi thương của một chiều thu được thể hiện qua hai câu đầu của bài thơ
– Cảnh thu có sự chuyển biên sâu sắc, tạo nên một bức tranh vùa hào hùng vừa bi thương

* Nỗi lòng của nhà thơ:
– Tác giả có tình yêu quê hương, nhớ quê và yêu quê da diết
– Những hình ảnh, tiếng động làm gợi nhớ quê thêm da diết và tha thiết hơn
– Tâm trạng hoài cổ của tác giả
– Hình ảnh chan chứa tình người và tình đời của tác giả

c. Kết bài

 Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Thu hứng

Ví dụ:

Bài thơ Thu hứng đã thể hiện một bức tranh thiên nhiên mùa thu hết sức đặc sắc và đẹp đẽ. Đồng thời qua hình ảnh mùa thu tác giả đã thể hiện tình cảm yêu quê hương, nhớ quê hương da diết của mình.

——————-HẾT———————

Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Phân tích bài thơ Thu hứng” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-phan-tich-bai-thu-hung-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp