Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích Trao duyên
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét về đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
– Nêu vấn đề: Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích Trao duyên.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh: Do gia đình gặp tai bay vạ gió, nên Thúy Kiều đành phải bán mình chuộc cha và em trai, nàng phải phụ tình chàng Kim để ra đi nhưng không thể từ bỏ được tình yêu đó.
* “Cậy em… sẽ thưa”: Lời Kiều cậy nhờ Thúy Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng
– Lễ nghi thông thường: Chỉ có người dưới lạy người trên, xin thưa lễ phép rõ ràng.
– Trong đoạn trích Trao duyên: Kiều đã đảo lộn trật tự lễ nghi đó bằng việc mời Vân ngồi lên và nàng xin thưa chuyện.
– Cách xưng hô: “cậy em” – “cậy” để thấy rằng nàng tin tưởng em mình tuyệt đối và một phần đẩy Vân vào thế không thể chối từ.
* “Giữa đường… mặc em”: Kiều nói đến mối tình dang dở của mình với chàng Kim.
– Nàng nói đến lí do vì sao mối tình của mình phải chấm dứt vì gia đình gặp biến “giữa đường đứt gánh”.
– Kiều chỉ có cách giải quyết: Trao duyên cho em gái để trả nghĩa cho Kim Trọng
=> “mặc em”: Thúy Kiều phó mặc cho em quyết định nhưng nàng cũng rất thông minh khi khiến Vân phải suy nghĩ lại.
* “Ngày xuân… nước non”: Kiều hồi tưởng về mối tình đẹp của nàng với chàng Kim + thuyết phục Vân.
– Kiều cho rằng ngày xuân cuộc đời em vẫn còn dài để có thể trả nghĩa và chung sống với Kim Trọng.
– Kiều nghĩ đến phận bất hạnh của mình: Khi nàng bán mình chuộc cha thì cuộc đời nàng cũng từ đây chấm dứt.
– Nàng tưởng tượng đến cái chết để mong được sự thương cảm ở em gái.
=> Tâm trạng đau đớn, xót xa khi trao duyên lại cho em.
* “Duyên này thì giữ… hay chị về”: Kiều trao lại những kỉ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng cho em
– Kỉ vật tình yêu: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền => Kiều trao lại nhưng cũng để ngắm lại những kỉ vật minh chứng cho mối tình trong sáng giữa hai người.
– “duyên này”: Mối nhân duyên Kim – Kiều nhưng “vật này của chung” bởi giờ đây những món vật này còn là của vật
=> Tâm trạng của Kiều: Đầy mâu thuẫn khi trước đó nài em đồng ý nhưng khi trao những kỉ vật thì đau lòng, xót xa, nuối tiếc.
– Nàng bắt đầu nghĩ đến cái chết “xót người mệnh bạc”, “mất người”…: Nỗi tuyệt vọng, buồn bã khi nghĩ về tương lai.
* “Trăm nghìn gửi lạy… từ đây”
– Lời của Kiều gửi gắm đến chàng Kim: Nàng nói đến thực tại “trâm gãy gương tan” => Sự tan vỡ của tình yêu giữa hai người.
– Những thành ngữ “hoa trôi lỡ làng, phận bạc như vôi”: Sự bẽ bàng, tan vỡ, trôi nổi của số phận đưa đẩy Kiều.
– Kiều lạy người yêu “trăm nghìn gửi lạy tình quân” => Tâm trạng đau đớn, hối lỗi của nàng với người mình yêu.
– Tiếng gọi đầy đau đớn, xót xa “Ôi Kim Lang… từ đây!”.
3. Kết bài
– Nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm trạng của Kiều từ khi trao duyên cho em đến những lời từ biệt chàng Kim.
– Khẳng định giá trị của các lời thoại ở đoạn trích Trao duyên trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng tác phẩm.
Xem bài mẫu: Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích Trao duyên.
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích Trao duyên
Sau khi đón đọc Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích Trao duyên, ta cảm thấy qua đó thể hiện tiếng kêu đau đơn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến. Đoạn trích được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 tuần học thứ 29. Ngoài dàn ý trên, các em học sinh có thể tham khảo những bài viết sau để củng cố thêm kiến thức về tác phẩm: Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên, Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên, Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên, Phân tích 12 câu thơ đầu trong bài thơ Trao duyên, Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên;…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp