Dàn ý phân tích đoạn thơ: Cho gươm mời đến… xuống trướng tiền tha ngay” trong Thúy Kiều báo ân báo oán

0
66
Rate this post

Dàn ý: Phân tích đoạn thơ: Cho gươm mời đến… xuống trướng tiền tha ngay trong Thúy Kiều báo ân báo oán

1. Mở bài

– Trong nền văn học trung đại của Việt Nam, Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc, được xếp vào hàng một trong những tác phẩm kinh điển nhất.

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích đoạn thơ: Cho gươm mời đến… xuống trướng tiền tha ngay” trong Thúy Kiều báo ân báo oán

– Ở trích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, ta sẽ thấy một Thúy Kiều khác hẳn không còn yếu đuối, cam chịu, mà nàng đã trở nên mạnh mẽ sẵn sàng trừng phạt kẻ đã hại mình, nhưng sâu trong nội tâm nàng vẫn là người con gái lương thiện và hiểu lý lẽ.

2. Thân bài

– Cảnh trả ơn Thúc Sinh:

+ Thúc Sinh lộ rõ vẻ sợ sệt, nhu nhược

+ Thúy Kiều dùng những lời lẽ dịu dàng, nhã nhặn, dùng điển tích điển cố tỏ ý trang trọng, hữu lễ.

+ Trả ơn cho Thúc Sinh vàng bạc lụa là

=> Kiều là người trọng ân tình, không quên nghĩa cũ

+ Nhắc về Hoạn Thư với giọng điệu mỉa mai, ngôn từ nôm na, chợ búa. Nhắc nhở Thúc Sinh về những đau khổ mà Hoạn Thư đã gây ra cho nàng, dù nhớ ơn Thúc Sinh nhưng cũng sẽ không tha cho Hoạn Thư.

– Cảnh báo oán Hoạn Thư:

– Đánh đòn phủ đầu bằng những lời lẽ mỉa mai, dằn mặt

  •  Gọi Hoạn Thư bằng “tiểu thư”
  •  Nhắc chuyện “đời xưa”, “đời nay”
  •  Chốt lại bằng câu đầy tính đe dọa “Càng oan nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

+ Hoạn Thư tuy sợ hãi nhưng vẫn khôn ngoan, lọc lõi biện giải cho mình bằng những lý lẽ chặt chẽ.

  •  Phận đàn bà, chung chồng thì ghen tuông là lẽ đương nhiên
  •  Nhắc chuyện khi xưa chỉ cho Kiều chép kinh, Kiều chạy trốn cũng không đuổi theo
  •  Nhận mọi lỗi lầm về mình, xin Kiều tha thứ.

=> Đánh vào tâm lý phụ nữ và tấm lòng thiện lương, hiểu lý lẽ của Kiều, đưa nàng vào thế khó.

+ Kiều suy nghĩ chuyện xưa nay, thấy rằng lý lẽ Hoạn Thư đưa ra đều rất hợp lý, lại nghĩ âu cũng bản thân mà nàng ta mới ghen tuông mù quáng => Tha thứ.

3. Kết bài

– Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, đã lột tả hết được vẻ đẹp trong tính cách của nàng Kiều.

+ Trọng ân nghĩa, nhớ tình xưa nghĩa cũ, ân oán phân minh

+ Có thù tất phải trả, nhưng cũng rất thấu hiểu lý lẽ, sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù, bởi thông cảm cho thân phận phụ nữ.

Bài văn mẫu: Phân tích đoạn thơ: Cho gươm mời đến… xuống trướng tiền tha ngay trong Thúy Kiều báo ân báo oán

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-phan-tich-doan-tho-cho-guom-moi-den-xuong-truong-tien-tha-ngay-trong-thuy-kieu-bao-an-bao-oan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp