Dàn ý phân tích đoạn thơ: “Mặt trời xuống biển như… trận lưới vây giăng”

0
79
Rate this post

Dàn ý phân tích đoạn thơ: “Mặt trời xuống biển như… trận lưới vây giăng”

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Huy Cận và tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích đoạn thơ: “Mặt trời xuống biển như… trận lưới vây giăng”

– Nội dung của bài thơ: Ca ngợi thiên nhiên giàu có và con người lao động làm giàu cho quê hương.

– Đặc sắc nhất là ba khổ thơ đầu.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Năm 1958, Huy Cận thăm Hòn Gai, Quảng Ninh

– Tác phẩm được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.

* Khổ 1: Miêu tả hình ảnh thiên nhiên lúc hoàng hôn và hình ảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi.

– Hai câu thơ đầu: Phác họa cảnh hoàng hôn đẹp rực rỡ:

+ Hình ảnh của mặt trời: Đỏ rực “như hòn lửa”

+ “Sóng đã cài then đêm sập cửa”: Hình ảnh so sánh rất độc đáo và ấn tượng

+ Sử dụng các biện pháp: so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ hiện lên thật rộng lớn bao la. Đối lập trong đó là hình ảnh thiên nhiên và con người: khi thiên nhiên bước vào thời điểm nghỉ ngơi thì con người mới bắt đầu lao động.

– Hai câu thơ sau: Hình ảnh của con người lao động:

+ Đoàn thuyền: Không phải một chiếc thuyền mà là cả “đoàn thuyền”, đây chính là sức mạnh của tập thể.

+ “lại”: Hoạt động có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại nhiều lần

+ “câu hát … khơi”: Tiếng hát con người cùng gió biển căng lên ngọn buồm ra khơi

+ Biện pháp nghệ thuật: phóng đại

=> Hình ảnh con người hiện lên choáng ngợp, sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ phía trên. Chính sự hăng hái lao động tạo nên vẻ đẹp cho con người.

* Khổ 2: Vẻ đẹp, sự giàu có của biển cả trong công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người:

– Khổ thơ cất lên như lời hát của con người giữa biển lớn:

+ Hình ảnh về sự đa dạng của các loài cá: Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê

+ Hình ảnh liên tưởng thú vị: “Cá thu… thoi”: mẻ cá lớn, nhiều

+ Tiếng gọi thân thương “đoàn cá ơi”: cất tiếng gọi như con người thực thụ, mong ước đánh bắt được thật nhiều cá

=> Niềm vui, hăng say lao động của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, biển cả làm giàu cho quê hương.

* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền giữa thiên nhiên rộng lớn

– Hình ảnh nhân hóa: “thuyền ta…. trăng”: đoàn thuyền của con người hòa nhập với thiên nhiên với tư thế làm chủ, du ngoạn thiên nhiên.

=> Thiên nhiên rộng lớn, mênh mông nhưng con người đã đứng lên làm chủ được nó, để nó trở thành người bạn của mình.

– Hình ảnh trận đánh chiến đầu với thiên nhiên bằng năng lực và trí tuệ của con người:

+ Con người ra khơi lớn “dò bụng biển”: Tìm kiếm những đàn cá lớn giữa biển cả bao la

+ “Dàn đan… giăng”: Trí tuệ cùng với năng lực nghề nghiệp của con người để đánh được mẻ cá lớn.

=> Huy Cận đã vẽ lên bức tranh con người lao động và thiên nhiên đẹp tuyệt vời, vừa mang tính hiện thực lại vừa mang nét lãng mạn.

* Kết luận

– Ba khổ thơ trong “Đoàn thuyền đánh cá” đã tái hiện lại bức tranh thiên nhiên rộng lớn, giàu có của đất nước Việt Nam cùng với những con người lao động cần cù, chăm chỉ đang kiêu hãnh đứng lên làm chủ thiên nhiên bằng trí tuệ và năng lực của mình.

– Tiêu biểu cho bút pháp tài hoa của Huy Cận

3. Kết bài

– Huy Cận đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và con người lao động thật tráng lệ biết mấy. Ông xứng đáng là nhà thơ lớn trên nền văn học hiện đại Việt Nam.

Xem bài mẫu:Phân tích đoạn thơ: “Mặt trời xuống biển như… trận lưới vây giăng”

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-phan-tich-doan-tho-mat-troi-xuong-bien-nhu-tran-luoi-vay-giang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp