Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
I. Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
– Giới thiệu về tác phẩm
– “Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
2. Thân bài
* Giá trị hiện thực:
– Bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến:
+ Xuất thân bình dân, nết na, thùy mị, “tư dung tốt đẹp”
+ Chồng đi lính, một mình quán xuyến nhà cửa, lo cho mẹ chồng, cho con, mẹ chồng chết, “lo liệu ma chay như cha mẹ đẻ”.
→ Người phụ nữ đẹp người đẹp nết, đại diện cho phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Trương Sinh vì nghe lời nói của con, nghi ngờ bóng gió vợ mình, “đánh đuổi đi”, khiến vợ rơi vào bế tắc phải tự tự để minh oan.
→ Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết lấy một người chồng vô học, đa nghi, “không tin vợ” khiến Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan.
– Phản ánh hiện thực xã hội bất công:
+ Dung túng cho một kẻ gia trưởng, vũ phu với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
+ Sự ghen tuông của Trương Sinh rất mù quáng, thiếu căn cứ, bỏ ngoài tai lời can ngăn của vợ, xóm làng (thiếu hiểu biết).
+ Sự ghen tuông của người chồng là hệ quả của xã hội đương thời với tư tưởng lạc hậu
+ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình ly tán, vợ chồng hiểu lầm, khiến cho người dân phải chết rất nhiều. “nhiều người chạy trốn ra ngoài bể, thuyền đắm, tất cả đều chết đuối hết”.
* Giá trị nhân đạo:
– Khái quát về giá trị nhân đạo: Là lời cảm thông của tác giả trước những số phận đau khổ, tố cáo xã hội cũng như tìm ra một con đường giải thoát cho nhân vật của mình.
– Trong chuyện người con gái Nam Xương:
+ Tác giả trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ đương thời qua hình ảnh của Vũ Nương “tư dung tốt đẹp, hiếu thảo, …”
+ Thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp “Ở hiền thì gặp lành” (Vũ Nương trở về trong võng lọng, kiệu hoa, bất tử), thể hiện ước mơ giải thoát của nhân dân đương thời
+ Cất lên tiếng nói đòi quyền công bằng cho người phụ nữ xưa, đời quyền được hạnh phúc (Vũ Nương không trở về mà ở dưới cung điện của Linh phi).
+ Lên tiếng tố cáo xã hội, chiến tranh phi nghĩa cướp đi hạnh phúc của con người, khiến gia định vợ chồng phải ly tán, gây ra đau khổ.
+ Thể hiện niềm cảm thông với những số phận oan trái.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề
II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương (Chuẩn)
” Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Đó chỉ là một trong hàng trăm những lời ca dao than thân của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ là những người phải chịu đựng rất nhiều bất hạnh, đau thương, phải sống trong một xã hội “trọng nam khinh nữ”. Vậy nên, không ít những tác phẩm thơ và truyện đã ra đời để phản ánh những nỗi khổ cực mà những người phụ nữ hiền hậu đã trải qua trong xã hội phong kiến. Trong số đó phải kể đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một tác phẩm không chỉ hay về nội dung khi phản ánh được số phận đau khổ của người phụ nữ xưa mà còn thể hiện được những giá trị hiện thực và nhân đạo hết sức sâu sắc.
“Chuyện người con gái Nam Xương” được nhà văn Nguyễn Dữ viết lên để nói về một người phụ nữ tên là Vũ Nương. Nàng xinh đẹp, đức hạnh, khát khao hạnh phúc nhưng lại bị chính chồng mình,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương tại đây.
———————HẾT———————
Bên cạnh việc tìm hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo qua bài phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài phân tích khác có cùng chủ đề như: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua Chuyện người con gái Nam Xương, Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp