Dàn ý phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn

0
94
Rate this post

Nguyễn Trãi là một nhà thơ có tính cách vô cùng đặc sắc cùng với tâm hồn thơ sâu sắc, thơ của ông vô cùng nổi tiếng và được người đời ghi nhớ và kính nể. Bài thơ Bài ca Côn Sơn được viết khi ông đến sống ở Côn Sơn, một cảnh đẹp nhưng không người. Bài thơ vừa thể hiện cảnh sắc thiên nhiên tuyệt hảo lại vừa nêu lên tấm lòng yêu thiên nhiên và cả tâm hồn nhân văn của tác giả.

Cùng tham khảo chi tiết dàn ý cho các đề văn về phân tích Bài ca Côn Sơn các em nhé:

Dàn ý 1

Dàn ý phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (những nét khái quát về cuộc đời, các tác phẩm chính,…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Cảnh vật Côn Sơn

– Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn

+ Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm

+ Đá rêu phơi

+ Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày

+ Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng

– Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp từ: Côn Sơn

+ So sánh

⇒ Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ

2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn

– Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn

– Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…

⇒ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn

⇒ Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi

+ Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động,…

Xem tuyển chọn văn mẫu: Phân tích Bài ca Côn Sơn

Dàn ý 2

Dàn ý phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ

1. Mở Bài

– Nhà thơ nguyễn Trãi có tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

– Bài ca Côn Sơn thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và mãnh liệt của thi sĩ Nguyễn Trãi.

2. Thân Bài

– Tình yêu thiên nhiên của nhà thơ bộc lộ qua cách cảm nhận âm thanh tiếng suối như tiếng đàn cầm réo rắt.

– Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên bằng cả xúc giác và thị giác với “đá rêu phơi như “chiếu êm”.

– Thi sĩ hòa mình vào thiên nhiên xanh mát tuyệt vời “ta lên ta nằm”.

– Thiên nhiên Côn Sơn với bóng trúc còn là thi hứng của tác giả.

3. Kết Bài

– Giá trị của bức tranh thơ về Côn Sơn.

– Sự hài hòa giữa người và cảnh.

– Tình yêu thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Ức Trai.

Để vận dụng tốt hơn dàn ý phân tích Bài ca Côn Sơn ở trên thì các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu dưới đây nhé:

Văn mẫu phân tích Bài ca Côn Sơn ngắn gọn nhất

Nguyễn Trãi nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú. Bên cạnh những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân thiết tha còn có một mảng sáng tác khác thể hiện tâm hồn rất thi sĩ của ông đó là mảng đề tài sáng tác về thiên nhiên, qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật ở mỗi vùng quê khác nhau. Côn sơn ca là một bài thơ như vậy.

Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán với thể thơ khác, khi dịch được viết bằng thể thơ lục bát, một thể thơ thuần dân tộc. Tác phẩm nhiều khả năng được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép phải cáo quan trở về ở ẩn tại Côn Sơn. Nhưng trong bài thơ vẫn nổi bật lên là tình yêu thiên nhiên, cảnh vật sâu sắc của tác giả.

Viết về Côn Sơn trong sáng tác của Nguyễn Trãi có rất nhiều, nhưng ít có bài nào lại miêu tả cụ thể và chi tiết về Côn Sơn như vậy. Trong đoạn thơ được trích, cảnh vật Côn Sơn được miêu tả khá đầy đủ: dòng suối, phiến đá, rừng tùng, rừng trúc. Điều đặc biệt khi miêu tả Côn Sơn tác giả đã vận dụng hết các giác quan để cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của nó: cảm nhận bằng âm thanh (rì rầm); cảm nhận bằng xúc giác (ngồi trên đá rêu như ngồi trên chiếu êm); cảm nhận bằng thị giác (màu xanh của rừng trúc) kết hợp với đó là biện pháp so sánh: như tiếng đàn cầm, như chiếu êm, như nêm đã gợi ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành.

Côn Sơn đã được Nguyễn Trãi cảm nhận bằng sự hiểu biết, bằng tâm hồn thiết tha yêu quý, bởi vậy nó mang một vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc, giàu chất nhạc, chất họa. Qua những cảm nhận đó ta còn thấy được những sáng tạo độc đáo của ông trong bút pháp thể hiện. Nhà thơ đã lấy âm thanh của con người để ví với âm thanh của tiếng suối, khiến cho âm thanh đó trở gần gũi, ấm áp hơn. Thiên nhiên còn đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của con người: nghe, nằm, ngâm thơ,… kết hợp với đại từ ta, khẳng định tư thế làm chủ trước thiên nhiên của con người. Nhưng đằng sau đó vẫn là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đến với thiên nhiên để tìm lại cảm giác thanh tĩnh, yên bình cho bản thân.

Qua bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên thiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn.

Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, vẽ nên bức tranh Côn Sơn thật đẹp đẽ, trong trẻo. Sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh (như ngồi chiếu êm, như nêm,…). Nhịp thơ đa dạng như bản nhạc, khiến cho cả bức tranh trở nên tươi vui, tràn đầy sức sống.

Bằng tình yêu thiên nhiên Côn Sơn tha thiết, Nguyễn Trãi đã khắc họa nơi đây thật trong trẻo, thanh bình. Con người và thiên nhiên hòa quyện làm một với nhau bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Trên đây là dàn ý phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn mà nghĩ rằng sẽ giúp ích để các em hoàn thiện bài làm văn của mình, chúc các em có một bài văn mẫu 7 thật hay.

 

Dàn ý phân tích Bài ca Côn Sơn chi tiết nhất giúp các em hoàn thiện bài văn của mình, hướng dẫn lập dàn ý phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn ngữ văn 7 tập 1

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-phan-tich-tac-pham-bai-ca-con-son-hay-nhat/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp