Dàn ý Phân tích và nêu cảm nhận sau khi đọc Cảnh III trong Tôi và chúng ta
1. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Lưu Quang Vũ và tác phẩm kịch Tôi và chúng ta.
– Vài nét khái quát về nội dung cảnh III vở kịch Tôi và chúng ta.
2. Thân bài
a) Mâu thuẫn, xung đột kịch
– Hoàng Việt sau khi nắm giữ chức quyền Giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi đã nhận ra công ty đang đứng bên bờ vực phá sản, những thiếu sót và sai lầm trong cách thức điều hành xí nghiệp, có quyết tâm thay đổi phương thức quản lí, củng cố bộ máy hoạt động xí nghiệp.
– Nhưng những quyết tâm thay đổi đó vấp phải sự phản đối bởi chính những cộng sự, những người bảo thủ và thiếu quyết đoán.
=> Mâu thuẫn về mở rộng sản xuất, ngân sách đầu tư, khúc mắc tài chính giữa các bên tạo nên xung đột, mâu thuẫn kịch tính.
b) Hai tuyến nhân vật chính trong tác phẩm
* Tuyến nhân vật 1: Đổi mới, tiến bộ, dám nghĩ dám làm
– Giám đốc Hoàng Việt: Là người có học thức và tầm hiểu biết rộng
+ Quan điểm rõ ràng “chúng ta phải chủ động đặt ra kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất…. hoàn lại”; lấy người công nhân làm gốc rễ của mọi vấn đề, chấm dứt tình trạng bất công, bao cấp, người làm người biếng được hưởng lợi như nhau “người chăm và kẻ lười… vất vả cống hiến”; “Tôi làm tôi chịu trách nhiệm”.
+ Giải pháp đổi mới mà Giám đốc Hoàng Việt nêu ra: Về vấn đề nhân lực: Coi trọng con người nhất là những nhân viên chăm chỉ lành nghề, tạo mọi điều kiện cho họ phát huy năng lực và được hưởng phúc lợi xứng đáng; “không có chức vụ nào quan trọng cả… quan trọng”. Về vấn đề cơ sở vật chất: Đẩy mạnh, cải tạo máy móc, nhiên nguyên vật liệu, sửa chữa hoặc thanh lí các máy móc hỏng, lỗi thời bằng cách tổ chức mua sắm, sửa chữa và nhận trách nhiệm về mình.
* Tuyến nhân vật 2: Bảo thủ, lỗi thời, máy móc, nhiều mánh khóe
– Phó Giám đốc Nguyễn Chính: Giữ vững quan điểm muốn sản xuất thì cần phải đi theo đúng lộ trình đã được thực thi bao lâu nay, tuyển công nhân viên phải theo chỉ tiêu biên chế sẵn có.
– Trưởng phòng Tài vụ: “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, muốn cải tổ mua sắm vật liệu cũng phải “làm đúng những quy định”.
– Đại diện Ban Thanh tra của Bộ Trần Khắc: Không ngại ngần làm khó dễ Hoàng Việt nhằm cản trở sự đổi mới của xí nghiệp, tiếp tục lừa dối công nhân và âm mưu lật đổ Giám đốc.
d) Giá trị của vở kịch
* Phản ánh thực trạng của xã hội Việt Nam đương thời
– Tình trạng bất hợp lí kéo dài: Tiền công tính theo “ngày công” nên người làm người không làm, những người vốn chăm chỉ nhiệt huyết cũng không còn muốn làm việc vì phúc lợi được hưởng như nhau.
* Đề ra những giải pháp tân tiến, mới mẻ
– Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm kém bị phạt tiền.
– Cắt giảm nhân sự thừa thãi, không có tác dụng, bổ nhiệm vào những vị trí khác.
* Nhan đề tác phẩm góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của cảnh III vở kịch này:
– Sự đổi mới, tiến bộ, vì dân, vì nước.
– Tính đúng đắn và tầm nhìn xa trông rộng của những cá nhân theo chủ nghĩa cải cách, hiện đại đương thời.
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị của cảnh III trong vở kịch Tôi và chúng ta
– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về tác phẩm.
Xem bài mẫu: Phân tích và nêu cảm nhận sau khi đọc Cảnh III trong Tôi và chúng ta.
Đoạn trích thuộc cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta – một vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt cũ- mới để phát triển. Đoạn trích được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 tuần học thứ 33 của nhà văn Lưu Quang vũ. Cùng với Dàn ý phân tích và nêu cảm nhận sau khi đọc Cảnh III trong Tôi và chúng ta, các em học sinh có thể tham khảo thêm những bài viết khác như: Phân tích vở kịch Tôi và chúng ta, Cảm nghĩ của em về Cảnh 3 trong vở kịch Tôi và chúng ta, Soạn bài Tôi và chúng ta ngắn gọn, Phân tích và nêu cảm nhận sau khi xem diễn hoặc đọc Cảnh III trong Tôi và chúng ta;…
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích và nêu cảm nhận sau khi đọc Cảnh III trong Tôi và chúng ta
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp