Dàn ý phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá

0
135
Rate this post

dan y phan tich ve dep nguoi lao dong trong bai tho doan thuyen danh ca

Dàn ý phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá
 

I. Dàn ý phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá

– Cách mạng tháng tám thành công, Huy Cận hăng hái viết những bài thơ về công cuộc lao động không ngừng nghỉ của nhân nhân ta, ca ngợi vẻ đẹp của người lao động, vẻ đẹp của quê hương đất nước.
– Một trong những bài thơ tiêu biểu cho thơ ông thời kỳ này ấy là bài Đoàn thuyền đánh cá.

2. Thân bài

* Tác giả, tác phẩm:
– Huy Cận (1919-2005), quê ở Hà Tĩnh, một số tác phẩm tiêu biểu bao gồm tập thơ Lửa thiêng.
– Nguồn cảm hứng chính của Huy Cận là thiên nhiên, vũ trụ và con người:
+ Trước cách mạng tháng tám thơ ông giàu chất triết lý và ngập tràn nỗi sầu nhân thế
+ Sau cách mạng thơ ông có sự đổi dời về cảm hứng, ông thường viết về những bài ca lao động và thiên nhiên với giọng điệu vui tươi, hào hứng.
– Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác năm 1958, trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ được trích trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958).

* Phân tích vẻ đẹp của người lao động:
– Khổ thơ 1 và 2:
+ Hoàn cảnh ra khơi: Buổi hoàng hôn ấm áp, yên bình.
+ Vũ trụ là một ngôi nhà lớn mà màn đêm là cánh cửa, ngọn sóng là then.
=> Giữa lúc thiên nhiên nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công cuộc lao động của mình.
+ “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, từ “lại” vừa tạo ra sự đối lập giữa tứ thơ ở hai câu trên và hai câu thơ dưới, vừa biểu hiện sự lặp lại của công việc giống như mọi ngày, giống như bao nhiêu năm tháng đã đã qua đoàn thuyền đánh cá vẫn tiếp tục ra khơi không ngừng nghỉ.
+ Con người lao động không mệt mỏi, luôn vững tinh thần, công việc dù có lặp lại nhưng không hề nhàm chán vẫn mang đến những cảm giác, phấn chấn, náo nức, say mê ở người ngư dân.
+ Những câu hát thể hiện niềm say mê phấn chấn, lạc quan của con người trong lao động.

– Khổ 3:
+ Những câu hát vui tươi cất lên đã sưởi ấm cái màn đêm tăm tối, khơi gợi niềm phấn khởi trong con người, xua đi những khó khăn mệt mỏi, mang lại một không khí lao động vô cùng hào hùng và lãng mạn.
+ “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”, những ngư dân hát mới một tâm hồn ngập tràn niềm vui và sức sống, niềm trông đợi vào một mẻ lưới đầy.
+ Cách xưng hô, thân thiết mời gọi ấy càng kéo gần khoảng cách giữa mẹ thiên nhiên và con người.

– Khổ 4 và 5:
+ Hình ảnh con thuyền đánh cá giữa đêm trăng, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, thi vị lại cũng vừa hào hùng và mạnh mẽ, đồng thơi miêu tả dáng vẻ phì nhiêu, giàu có nơi biển cả.
+ Con người không chỉ lao động bằng sức mạnh mà còn dựa vào lòng dũng cảm, sẵn sàng ra tận khơi xa “dò bụng bể”, đồng thời còn vận dụng đầu óc để vạch ra kế hoạch rõ ràng, tạo “thế trận lưới vây giăng” sao cho được nhiều cá, tôm.

– Khổ 6:
+ Vẻ đẹp của người ngư dân còn hiện lên thông qua tấm lòng yêu mến và trân trọng thiên nhiên.

– Khổ 7:
+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”, câu thơ vừa thể hiện chuyến ra khơi bội thu của những người nông dân, cũng thể hiện sức mạnh của họ trong công việc kéo lưới giữa biển khơi đầy vất vả.

– Khổ 8:
+ Khúc ca khải hoàn trở về với chuyến bội thu
+ Vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của người lao động sánh ngang với thiên nhiên, con người đã dần đứng lên trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, họ có lòng tự tin, tinh thần hăng say lao động không ngừng nghỉ.

3. Kết bài

– Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca bất tận về công cuộc lao động và chinh phục thiên nhiên biển cả của con người. Tầm vóc của con người trở nên lớn lao, kì vĩ với những vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn và sức mạnh trong công cuộc chinh phục biển cả.
– Huy Cận đã thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp của người lao động và không khí của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng năm sau cách mạng tháng 8 ở miền Bắc nước ta.

 

II. Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá (Chuẩn)

Trước cách mạng tháng tám thơ Huy Cận khắc khoải một nỗi buồn da diết, đó là nỗi buồn rộng lớn, mênh mang, vô định, thế nhưng kể từ sau khi Cách mạng tháng tám thành công, có lẽ hồn thơ Huy Cận đã bắt được một niềm cảm hứng mới, ấy là công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đang diễn ra hết sức sôi nổi. Ông hăng hái viết những bài thơ về công cuộc lao động không ngừng nghỉ của nhân nhân ta, ca ngợi vẻ đẹp của người lao động, vẻ đẹp của quê hương đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho thơ ông thời kỳ này ấy là bài Đoàn thuyền đánh cá, trong đó vẻ đẹp của người dân làng chài được Huy Cận miêu tả với vẻ hăng say lao động và tràn đầy sức sống, tựa như một khúc tráng ca trong công cuộc lao động xây dựng đất nước thời kỳ đầu.

Huy Cận (1919-2005), quê ở Hà Tĩnh, một số tác phẩm tiêu biểu bao gồm tập thơ Lửa thiêng. Nguồn cảm hứng chính của Huy Cận là thiên nhiên, vũ trụ và con người, trước cách mạng tháng tám thơ ông giàu chất triết lý và ngập tràn nỗi sầu nhân thế, sau cách mạng thơ ông có sự đổi dời về cảm hứng,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá tại đây.

————————HẾT————————–

Đoàn thuyền đánh cá là bức tranh hùng vĩ, tráng lệ về vẻ đẹp của thiên nhiên, trên nền thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ đó, hình ảnh con người trong công việc lao động càng trở nên đẹp đẽ, ấn tượng hơn. Tìm hiểu chi tiết về nội dung bài thơ, bên cạnh bài  phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Chứng minh nhận định: Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng, Bình giảng hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Bình giảng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

 

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-phan-tich-ve-dep-nguoi-lao-dong-trong-bai-doan-thuyen-danh-ca/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp