Dàn ý quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên

0
73
Rate this post

I. Dàn ý quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên

1. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
– Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Thân bài
– Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ.
* Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
– Cuộc sống thuần hậu, nhàn tản:
+ Nhịp điệu thơ thong thả, điệp từ “một” chỉ số đếm cụ thể liệt kê ra các danh từ chỉ công cụ lao động bình dị kết hợp với nhịp thơ 2/2/2 đã tạo ra tâm thế sẵn sàng, chu đáo trong lao động.
+ Từ láy “thơ thẩn”: Tư thế an nhiên, tự tại.
– Tâm trạng thanh thản, an nhàn.
– Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao:
+ Liệt kê: Bốn mùa, những sản vật ( măng trúc, giá), sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao.
+ Từ ngữ bình dị, dân dã như lời khẩu ngữ.
=> Bức tranh tứ bình về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao với bốn mùa có những đặc trưng riêng.
* Vẻ đẹp nhân cách:
– “Nơi vắng vẻ”: Nơi không người cầu cạnh và cũng không cần đi cầu cạnh người, nơi quê nhà thanh tịnh và an nhiên.
– “Chốn lao xao”: Nơi quan trường bon chen, sát phạt, nơi xô bồ chỉ có quyền lực và bạc tiền, không có tình người.
– So sánh tương phản và biện pháp đối: Dại – khôn, vắng vẻ – lao xao đã chỉ ra sự đối lập giữa nhân cách – danh lợi.
– Cách nói đùa vui, ngược nghĩa.

3. Kết bài
Khẳng định quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống thuận theo tự nhiên và phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

Bạn đang xem: Dàn ý quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên

II. Bài văn mẫu quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên

Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chốn quan trường triều Mạc về quê dạy học và sống nhàn tản, sống hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi. Quan niệm sống nhàn của vị Trạng Trình ấy được thể hiện qua bài thơ ” Nhàn” viết bằng chữ Nôm, rút trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”. ” Nhàn” là quan niệm sống, là lời tâm sự về cuộc sống, sở thích cá nhân.

Sau khi dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê dạy học, sống nhàn như một “lão nông tri điền thực sự”. Cuộc sống thuần hậu, nhàn tản diễn ra hàng ngày với:

” Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”.

Nhịp điệu thơ thong thả như chính nhịp sống giữa thôn quê yên bình với “mai”, “cuốc”, “cần câu”. Điệp từ “một” chỉ số đếm cụ thể lần lượt liệt kê ra các danh từ chỉ công cụ lao động bình dị kết hợp với nhịp thơ 2/2/2 đã tạo ra tâm thế sẵn sàng, chu đáo trong lao động. Từ láy “thơ thẩn” phác họa cho ta thấy tư thế an nhiên, tự tại và cuộc sống thuần hậu, chất phác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đại từ phiếm chỉ “ai” nói về mọi người mải lo “vui thú nào” trái ngược với ông chỉ thích quanh đi quẩn lại với những thú vui thiên nhiên, cây cỏ không chút bận lòng với công danh, phú quý ở đời. Tâm trạng thanh thản, an nhàn và thú vui tao nhã, thanh cao với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông- mùa nào thức ấy…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên

———————HẾT————————-

Bên cạnh bài quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên, để mở rộng vốn kiến thức về bài thơ Nhàn, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 khác như: Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn hay Phân tích Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, Bình giảng bài thơ Nhàn.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-quan-niem-song-nhan-cua-nguyen-binh-khiem-qua-bai-tho-cung-ten/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp