Dàn ý so sánh đoạn kết của Chí Phèo và Vợ Nhặt

0
82
Rate this post

So sánh đoạn kết của hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ Nhặt – Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài văn so sánh hai kết thúc truyện trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và Vợ Nhặt của Kim Lân.

Dàn ý so sánh đoạn kết Chí Phèo và Vợ Nhặt

I. Mở bài:

– Giới thiệu Nam Cao, truyện Chí Phèo và đoạn kết truyện.

Bạn đang xem: Dàn ý so sánh đoạn kết của Chí Phèo và Vợ Nhặt

– Giới thiệu Kim Lân, Vợ nhặt và đoạn kết truyện.

– Kết thúc của 2 tác phẩm: Cả hai truyện đều có kết thúc đặc sắc, gợi nhiều liên tưởng và khắc sâu hơn cho chủ đề của tác phẩm.:

  • Truyện ngắn Chí Phèo: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”
  • Truyện ngắn Vợ nhặt: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.”

II. Thân bài:

1. Khái quát về đoạn kết của cả hai tác phẩm

Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân đều là những tác phẩm hiện thực đặc sắc viết về đề tài nông thôn, cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo.

– Bằng sự am hiểu sâu sắc về đời sống xã hội cùng tinh thần nhân văn sâu sắc, tác giả Nam Cao và Kim Lân còn tài tình qua việc thông qua phần kết thúc của truyện ngắn, cả hai tác giả đều kì công xây dựng kết thúc mở vô cùng độc đáo để gợi ra những suy tư, liên tưởng phong phú cho độc giả, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

2. Ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo

– Hình ảnh Cái lò gạch bỏ hoang:

+ Truyện ngắn Chí Phèo được kết thúc trong hình ảnh “chiếc lò gạch cũ”

+ Đây là hình ảnh xuất hiện ở đầu tác phẩm, gắn liền với xuất thân của Chí Phèo

+ Trong phần cuối tác phẩm, khi Chí Phèo chết, hình ảnh chiếc lò gạch cũ một lần nữa xuất hiện trong ý nghĩ thoáng qua của Thị Nở.

+ Chi tiết này đã gợi ra được nhiều liên tưởng cho độc giả, đồng thời cũng thể hiện được cái quẩn quanh, bế tắc của bi kịch tha hóa.

–> Kết thúc truyện đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao, đó là sự đồng cảm sâu sắc đối với nỗi thống khổ, bi kịch của những người nông dân xưa

–> Thể hiện được sự trân trọng sâu sắc với những giá trị tốt đẹp, niềm tin vào khát khao tự do, khát khao sống lương thiện của họ.

  • Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo

3. Ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt

+ Kim Lân đã kết thúc truyện bằng hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng.

+ Hình ảnh  này vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa là dấu hiệu của không khí cách mạng.

+ Kết thúc truyện Vợ nhặt mang đến những liên tưởng thú vị cho người đọc về tương lai của anh Tràng, đồng thời cũng thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân

–> niềm tin, sự trân trọng đối với khát khao sống của con người nghèo khổ khi đang đứng bên bờ vực của cái chết, đó là niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của cuộc cách mạng.

–> Hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện cuối truyện ngắn Vợ nhặt đã mang đến cho người đọc một niềm tin về tương lai sáng sủa cho hiện thực đen tối của thực tại.

=> Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.

4. So sánh sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện

– Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.

– Khác biệt

:

*Kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo”:

+ Truyện ngắn “Chí Phèo” với cái chết đau đớn của Chí Phèo, kết thúc không có hậu với nhân vật chính. Kết thúc ấy cho thấy cái nhìn đậm chất hiện thực của một nhà văn hiện thực phê phán, dù có yêu thương nhân vật của mình đến đâu nhưng nhà văn vẫn chưa tìm ra lối thoát cuộc đời cho nhân vật của mình. Đó cũng là hiện thực tăm tối của người nông dân Việt Nam nói chung trước Cách mạng tháng Tám.

+ Hình ảnh “cái lò gạch cũ” thoáng hiện ra trong đầu của Thị Nở.  Đây là hình ảnh xuất hiện ở đầu tác phẩm, gắn liền với xuất thân của Chí Phèo. Chi tiết này đã gợi ra được nhiều liên tưởng cho độc giả, đồng thời cũng thể hiện được cái quẩn quanh, bế tắc trong số phận của người nông dân, tô đậm bi kịch cuộc đời vì hiện tượng Chí Phèo vẫn còn tồn tại, tiếp diễn.

+ Kết thúc truyện còn thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao, đó là sự đồng cảm sâu sắc đối với nỗi thống khổ, bi kịch của những người nông dân xưa. Đồng thời kết thúc truyện cũng thể hiện được sự trân trọng sâu sắc với những giá trị tốt đẹp, niềm tin vào khát khao tự do, khát khao sống lương thiện của họ.

*Kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt”:

+ Kim Lân đã kết thúc truyện bằng hình ảnh đoàn người đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong tâm trí của Tràng. Hình ảnh này vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa là dấu hiệu của không khí cách mạng.

+ Kết thúc truyện Vợ nhặt mang đến những liên tưởng thú vị cho người đọc về tương lai tươi sáng, về nguyện vọng hướng tới cách mạng của người lao động, đồng thời cũng thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân. Niềm tin, sự trân trọng đối với khát khao sống của con người nghèo khổ khi đang đứng bên bờ vực của cái chết, đó là niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của cuộc cách mạng. Hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện cuối truyện ngắn “Vợ nhặt” đã mang đến cho người đọc một niềm tin về tương lai sáng sủa cho hiện thực đen tối của thực tại.

Đúc kết:

  • Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại;
  • Kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.

Tham khảo thêm văn mẫu liên hệ nhân vật Tràng với Chí Phèo

5. Lí giải cho sự khác nhau

– Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội.

  • Nam Cao viết “Chí Phèo” năm 1942 trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
  • Kim Lân viết “Vợ nhặt” sau hòa bình lặp lại 1954 khi dân tộc ta đã đi qua 2 mốc lớn của lịch sử là cách mạng tháng 8 và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.

– Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác.

  • Chí Phèo: khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. Nam Cao phản ánh hiện thực đen tối nhằm phê phán xã hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa nhìn thấy được lối thoát của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.
  • Vợ nhặt: khuynh hướng hiện thực cách mạng nên Kim Lân có thể nhìn thấy bóng tối và ánh sáng bao trùm hiện thực trước cách mạng

– Do tài năng và tính cách sáng tạo của từng nhà văn: Cùng yêu thương tin tưởng con người nhưng Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Kim Lân lại cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân vẫn có thể vượt lên cái chết, cái ảm đạm để mà vui mà hi vọng.

III. Kết bài:

– Kết thúc truyện của hai tác phẩm đều góp phần tái hiện hiện thực tăm tối của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám, đồng thời thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.

/***/ 

Trên đây là dàn ý so sánh đoạn kết của Chí Phèo và Vợ Nhặt do  tổng hợp được, mong rằng nội dung này sẽ hữu ích cho các em trong quá trình làm bài và ôn luyện làm văn với đề văn này! Đừng quên tham khảo những bài văn mẫu lớp 12 hay khác tại Doctailieu.com.

Dàn ý so sánh đoạn kết của Chí Phèo và Vợ Nhặt chi tiết nhất để các em có một bài văn so sách hình ảnh kết thúcủa truyện giữa Vợ Nhặt và Chí Phèo

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-so-sanh-doan-ket-cua-chi-pheo-va-vo-nhat/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp