Dàn ý triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn

0
106
Rate this post

dan y triet li nhan sinh trong bai tho nhan

Dàn ý triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn
 

I. Dàn ý triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn

– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
– Sơ lược về triết lí nhân sinh trong bài thơ ” Nhàn”.

2. Thân bài

– Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lánh đục, tìm trong về sống gần gũi làng quê bình dị để giữ lại cốt cách thanh cao.
– Triết lí nhân sinh ở đời: Cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá, công danh, phú quý như một giấc mơ.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn sống thong thả, ung dung, với những sinh hoạt rất đời thường và thú vui tao nhã.
– Ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên, giản dị, cách ngắt nhịp đặc biệt diễn tả lối sống nhàn tản, thư thái.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm mượn điển tích trong truyện đời Đường, so sánh “phú quý” giống như “chiêm bao” để bộc lộ thái độ xem thường phú quý.

3. Kết bài

– Khẳng định triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Suy nghĩ của bản thân về hai câu thơ cuối.

II. Bài văn mẫu triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn (Chuẩn)

Sống an nhàn, tự tại nơi làng quê, không bon chen phú quý là lối sống mà Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn khi quyết định cáo quan về quê. Bài thơ Nôm “Nhàn” rút trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi” như gửi gắm tâm sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm đồng thời thể hiện quan niệm sống, cốt cách thanh cao và triết lí nhân sinh sâu sắc. Hai câu thơ cuối bài đã tập trung quan niệm triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm: công danh, phú quý như một giấc mơ thoảng qua, cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá vĩnh viễn.

” Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Đời như một giấc một giấc mơ, chỉ người trong cuộc hiểu rõ bản thân đang đi tìm điều gì? Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng Nguyên, làm quan dưới triều Mạc, giấc mơ công danh bao người theo đuổi mà vị Trạng Trình ấy đã đạt được. Ông dâng sớ xin chém lộng thần nhưng không được chấp thuận nên cáo quan về ở ẩn, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Ông chọn lánh đục, tìm trong về sống gần gũi làng quê bình dị như một ” lão nông tri điền” để giữ lại cốt cách thanh cao. Ông cũng nhận ra triết lí nhân sinh ở đời, cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá, chứ không hư ảo như phú quý, công danh. Cái nhìn sáng suốt, uyên thâm ấy được gửi trọn vào những câu thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong bài “Nhàn”. Nguyễn Bỉnh Khiêm có được mọi thứ rồi lại từ bỏ, người ta cho ông là dại nhưng ông nhìn họ mới thực sự “dại” khi đuổi theo “chiêm bao”, u mê không tỉnh…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn tại đây.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-triet-li-nhan-sinh-trong-bai-tho-nhan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp