Dàn ý Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

0
110
Rate this post

dan y ve dep nhan cach cua thuy kieu qua doan trich trao duyen

Dàn ý Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

I. Dàn ý Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, mẫu 1 (Chuẩn)

1.  Mở bài:

Bạn đang xem: Dàn ý Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

– Giới thiệu tác giả và tác phẩm

2. Thân bài:

a. Nguyên nhân trao duyên:
– Vương ông bị vu oan, bị bắt vào ngục, gia sản bị tịch thu, Thuý Kiều quyết bán mình lấy tiền cứu cha và em trai.
– Kiều trao lại mối duyên của mình cho em gái để Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

b. Vẻ đẹp nhân cách của Kiều:

* Sự thông minh, sắc sảo, khôn khéo của Kiều:
– Mở lời nhờ em, Kiều đã dùng những lời lẽ hết sức thông minh:
+ “Cậy”: nhờ vả, nhưng mang âm sắc nặng, thể hiện trọng trách cũng như sự đau đớn.
+ “Lạy, thưa”: hành động dùng cho bậc bề trên, nhưng Kiều dùng với Vân để thể hiện sự biết ơn với người mình nhờ cậy.
+ Thế hiện sự thông minh, cách mở lời khiến Vân khó từ chối.

– Lý lẽ trao duyên của Kiều cũng hết sức sắc sảo:
+ Thúy Kiều kể cho Vân về mối duyên của mình cũng như hoàn cảnh hiện tài => buộc Kiều phải lựa chọn
+ Kiều thuyết phục em bằng tình ruột thịt, vin tới cái chết để mong em nhận lời
+ Lời của Kiều đều thấu tình đạt lý, sắc sảo.

* Kiều là người con hiếu thảo và là người con gái thuỷ chung:
– Nàng là người con hiếu thảo: Gia đình gặp biến cố, Kiều đã lựa chọn bán mình chuộc cha và em.
– Con người thủy chung, nặng tình trọng nghĩa trong tình yêu:
+ Luôn nhớ tới những kỉ niệm với chàng Kim, giữ trọn lời thề cùng tín vật tình yêu.
+ Gặp biến cố, nàng nhờ em trả duyên cho Kim Trọng.
+ Trao kỷ vật tình yêu cho em nhưng trong lòng không quên tình yêu với chàng Kim dù đã chết Hồn còn mang nặng lời thề”.
+ Chia xa, những Kiều vẫn luôn một lòng son sắt với Kim Trọng.

* Kiều là người con gái giàu đức hi sinh và vị tha:
– Kiều hi sinh tình yêu, hi sinh bản thân đổi lấy êm ấm cho gia đình
– Nàng luôn cảm thấy có lỗi với Kim Trọng, cảm thấy nàng phụ chàng .

3.  Kết bài:

Khẳng định lòng nhân đạo của  Nguyễn Du khi khắc họa vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều.
 

II. Dàn ý Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu chung về vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều trong Trao duyên

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp về tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều:
– Là chị cả trong gia đình, Kiều luôn ý thức được bản thân phải là chỗ dựa tin cậy cho gia đình, là điểm tựa của các em.
– Khi gia đình gặp phải án oan sai, cha và em trai bị bắt, Kiều quyết hy sinh hạnh phúc của bản thân để cứu gia đình, vẹn tròn chữ “Hiếu”.
=> Người con trách nhiệm, hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh với gia đình.

b. Vẻ đẹp về tấm lòng thủy chung, trọng nghĩa tình trong tình yêu của Thúy Kiều

 – Đau đớn, xót xa khi phụ tấm chân tình của chàng Kim.
– Nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng
+ Kiều trao kỉ vật cho em trong tiếng nấc nghẹn ngào => người con gái hết mực trân trọng tình yêu.
+ Mâu thuẫn giằng xé giữa lý trí và tình cảm, vừa muốn níu giữ lại vừa muốn dứt khoát trao mối duyên dang dở.
– Trong tương lai mịt mờ mà Kiều nghĩ đến, vẫn luôn có bóng dáng cùng lời thề nguyện của mình với chàng Kim =>Tình yêu Kiều dành cho chàng Kim  mãnh liệt, tha thiết.
=> Thủy chung, giàu đức hi sinh trong tình yêu.

c. Vẻ đẹp về một thái độ sống quyết liệt, dũng cảm của Thúy Kiều:

– Thúy Kiều mạnh mẽ, dám sống hết mình với những giá trị mà mình theo đuổi – tình yêu.
– Những trói buộc phong kiến không ngăn được khao khát tự do, khát khao hạnh phúc trong trái tim nàng.
– Kiều dũng cảm đưa ra quyết định cho chính cuộc đời mình, dù biết phía trước là một tương lai mịt mù, tăm tối.
– Kiều sống hết mình vì tình yêu ngay cả lúc khổ đau nhất.
– Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Kiều vẫn luôn hiện hữu khao khát mãnh liệt về một tình yêu tự do.

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp nhân cách của Kiều trong đoạn trích.
 

III. Dàn ý Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích Trao duyên.

2. Thân bài:

a. Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều thông qua việc trao duyên cho Thúy Vân:

* Nguyên nhân Thúy Kiều trao duyên cho em:
– Vương ông bị vu oan, gia sản trong gia đình đều bị tịch thu, không còn cách nào khác, Thúy Kiều buộc phải bán mình làm vợ lẽ cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em, làm tròn chữ hiếu.
– Kiều phải từ bỏ mối tình đẹp với Kim Trọng, chỉ còn cách nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng để trả người yêu hết phần nghĩa bấy lâu.

* Vẻ đẹp nhân cách bộc lộ thông qua cách Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân:
– Nàng hiểu rõ rằng việc khiến Thúy Vân đồng ý giúp mình nối duyên với Kim Trọng là một việc hết sức khó khăn.
– Cẩn thận, rào trước đón sau rằng “Cậy em em có chịu lời/Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”, lập tức đưa Thúy Vân vào tình thế bị động, dùng đến những từ “cậy”, “lạy”, đầy khẩn khoản, khiến Thúy Vân khó lòng từ chối.
– Để giải thích cho Thúy Vân thuận lòng, Kiều giãi bày nỗi lòng của mình, kể về mối lương duyên của nàng với Kim Trọng bà những biến cố bất ngờ để Thúy Vân thấu hiểu và cảm thông cho sự bất đắc dĩ của nàng.
– Thúy Kiều thấu hiểu lý lẽ, đồng thời thông cảm với hoàn cảnh của em gái biết Thúy Vân hãy còn son trẻ, cuộc đời có lẽ chưa biết đến tình yêu là gì, nay lại phải chấp nhận lấy một người mình không thương, chấp nhận trở thành người trả nghĩa cho chị là điều vô cùng khó khăn.
– Đối với Kiều chỉ cần được trọn tình, trọn hiếu thì dù đớn đau khổ cực, thịt nát xương mòn hay thậm chí là về nơi chín suối cũng cảm thấy an lòng.
=> Tấm lòng người con gái hết lòng vì chữ hiếu, lại cũng toàn tâm toàn ý với chữ tình, dù phải chịu hy sinh, đau đớn cũng không muốn cô phụ một ai.

* Vẻ đẹp nhân cách thông qua việc Kiều trao lại tín vật và dặn dò em gái:
– Kiều trao lại tất cả những tín vật định tình giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, xem như là lời gửi gắm, hy vọng em gái và Kim Trọng tiếp tục mối lương duyên tốt đẹp.
– Trong thâm tâm Thúy Kiều cũng có những mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm, dặn dò “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, ý rằng dù mai này duyên phận vợ chồng đã là của em, thế nhưng kỷ vật này vẫn là của chung ba người.
=> Nổi bật lên sự đau đớn và xót xa trong lòng người hồng nhan, nàng hi sinh tất cả vì gia đình, chỉ hi vọng những người ở lại còn nhớ đến sự tồn tại của nàng. Từ đó thấy được tấm lòng bao dung rộng lớn của Thúy Kiều.

* Vẻ đẹp nhân cách trong tình yêu sâu sắc với Kim Trọng:
– Dù chuyện nhân duyên nay đã như “trâm gãy, bình tan”, nhưng tấm lòng của Kiều với Kim Trọng vẫn chưa từng một lần thay đổi “kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”.
– Đứng trước thực cảnh trái ngang Kiều không có thể còn cách nào khác, đành “Trăm ngàn gửi lạy tình quân” để tạ lỗi, nàng đau đớn mà rằng “tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” thể hiện nỗi tiếc nuối, xót xa cùng cực khi phải chịu cảnh chia cắt bất hạnh.
– Nhìn thấu cuộc đời và số kiếp phận đàn bà trong xã hội cũ, nàng xót xa cho thân phận mình “sao bạc như vôi”, bộc lộ những cảm xúc bất lực, phó mặc cho số phận trong hình ảnh “nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
– Tiếng khóc than đau đớn, đoạn trường, là tiếng thét đầy tuyệt vọng trong câm lặng”Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”.
=> Bộc lộ tình yêu sâu sắc của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng, sự tự nhận thức về số phận nghiệt ngã của Thúy Kiều, khắc họa tấm lòng sắt son, sự thông minh, nhạy bén hiếm có của nhân vật.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

IV. Dàn ý Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
– Giới thiệu những nét cơ bản về đoạn trích “Trao duyên”
– Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”.

2. Thân bài

a. Thúy Kiều là một người không khéo, thông minh, sắc sảo.
– Lời nhờ vả em của Thúy Kiều:
+ Cậy” chính là sự nhờ vả, trông chờ, dựa dẫm tất cả vào người đối diện.
+ “Lạy” và “thưa” là những từ dùng để diễn tả thái độ, hành động của người bề dưới đối với người bề trên.
→ Trong hoàn cảnh của Thúy Kiều lúc này ta thấy đó là một điều hết sức phù hợp, bởi Thúy Kiều đang muốn nhờ em mình nối duyên thay mình và Kiều chính là người mang ơn Thúy Vân, với hành động đó của Kiều Thúy Vân sẽ khó lòng có thể từ chối.

– Những lí lẽ Thúy Kiều đưa ra để thuyết phục em:
+ Thúy Kiều nói về mối tình của mình với Kim Trọng: Mối tình đẹp như mơ ấy đang độ mặn nồng ấy vậy mà “giữa đường đứt gánh tương tư”
+ Thúy Kiều còn nói với em về hoàn cảnh hiện tại của bản thân, khi phải đứng giữa sự lựa chọn đầy khó khăn giữa hiếu và tình.
+ Thúy Kiều thuyết phục em bằng tình cảm chị em ruột thịt máu mủ và những dự cảm về cái chết, về tương lai của mình.

b. Thúy Kiều là một người con hiếu thảo với cha mẹ và chung thủy, giàu ân tình với người yêu.
– Thúy Kiều là người con hiếu thảo với cha mẹ: Trước tai họa của gia đình, Kiều đứng trước sự lựa chọn giữa hiếu và tình, Kiều hi sinh tình yêu của mình những mong gia đình được êm ấm, chọn chữ hiếu, chọn bán mình để chuộc cha và em.
– Thúy Kiều là một người thủy chung, giàu ân tình với người yêu:
+ Kiều luôn nhớ đến những “quạt ước, chén thờ” – những lời hò hẹn, thề nguyền của cả hai.
+ Khi gia đình gặp tai biến, nàng không có sự lựa chọn nào khác thì vẫn nhờ em thay mình nối duyên với Kim Trọng.
+ Trao kỉ vật cho em, nhưng “duyên này” – tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng thì nàng vẫn luôn giữ trong tim mình.

c. Thúy Kiều là một con người giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả.
– Thúy Kiều đã nhận hết lỗi về mình, tự nhận mình là người phụ bạc khiến cho tình yêu của nàng và Kim Trọng tan vỡ – “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
– Hành động “gửi lạy tình quân” của Thúy Kiều chính là cái “gửi lạy” với mong muốn được tạ lỗi với Kim Trọng.

3. Kết bài

Khái quát những vẻ đẹp của Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” và nêu cảm nghĩ của bản thân.

V. Bài văn mẫu Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên (Chuẩn)

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ ở cả mảng thơ Nôm và thơ chữ Hán, trong đó nổi tiếng nhất là Truyện Kiều. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời nàng Thuý Kiều thông minh, xinh đẹp, tài hoa nhưng lại đầy truân chuyên, bất hạnh. Vẻ đẹp nhân cách của nàng được thể hiện xuyên suốt tác phẩm Truyện Kiều nhưng nổi bật nhất thì phải kể tới đoạn trích Trao duyên.

Đoạn trích Trao duyên bao gồm ba mươi ba câu thơ, là những dòng thơ đầu của phần hai mang tên Gia biến và lưu lạc. Đoạn trích là những lời lẽ cậy nhờ, những tiếng lòng đau xót của Kiều khi phải trao lại mối duyên đầu sâu đậm của mình cho em gái trước khi bán mình để cứu cha và em. Có lẽ vì vậy mà ở đoạn trích này chứa đựng tất cả những vẻ đẹp trong nhân cách và tâm hồn của nàng…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên tại đây.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-ve-dep-nhan-cach-cua-thuy-kieu-qua-doan-trich-trao-duyen/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp