Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho học sinh năm 2021 – 2022 (Có đáp án)

0
168
Rate this post

Cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông năm 2021 – 2022 hay còn gọi là cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai đã chính thức diễn ra, thời hạn cuối cùng nộp bài là ngày 10/1/2022.

Cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học dành cho khối lớp 3, 4, 5 giúp các em hiểu rõ về Luật giao thông đường bộ, tự bảo vệ mình và những người xung quanh khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, thầy cô cũng có thể tham khảo thêm đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2021 – 2022.

Xem thêm: Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 – 2023

Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2021 – 2022

Logo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2021 – 2022

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 3

Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho học sinh năm 2021 – 2022 (Có đáp án)

Họ và tên: ……………………………………………………………………………..

Ngày sinh: ……………………………….. Giới tính: ………………………..

Lớp: ………………………………………………………………………………….…

Trường: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã …………..Quận/huyện: …………….

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………….

Số điện thoại (nếu có): …………………………………………………………….

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Những hành vi nào gây mất an toàn giao thông ở cổng trường?

A. Xếp hàng đi ra khỏi cổng trường vào giờ tan học.

B. Dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định khi đưa, đón học sinh.

C. Đi bộ trên vỉa hè.

Câu 2. Tên của biển báo hiệu giao thông đường bộ dưới đây là gì?

Câu 2

A. Cấm rẽ trái.

B. Cấm rẽ phải.

C. Được phép rẽ trái

Câu 3. Đặc điểm chung của nhóm biển báo hiệu lệnh là gì?

A. Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng để báo các hiệu lệnh phải thi hành.

B. Có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

C. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng. Nội dung biểu thị có màu đen.

Câu 4. Em có được phép đi bộ qua đường khi tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?

A. Được phép.

B. Không được phép.

C. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông.

Câu 5. Khi qua đường tại những nơi giao nhau có cầu vượt dành cho người đi bộ, em phải làm gì?

A. Chạy ngay qua đường.

B. Đợi khi nào đường vắng thì đi ngang qua đường.

C. Đi lên cầu vượt dành cho người đi bộ để qua đường.

Câu 6. Các em được nhà trường cho đi dã ngoại bằng phương tiện ô tô, khi lên, xuống ô tô, các em cần phải làm gì?

A. Chỉ lên, xuống khi xe đã dừng hẳn.

B. Lên, xuống theo thứ tự và theo sự hướng dẫn của người lớn.

C. Cả hai ý trên

Câu 7. Khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng, em không nên làm gì?

A. Ngồi ngay ngắn, thắt dây an toàn.

B. Nhường chỗ cho người già và những em nhỏ.

C. Nói chuyện, đùa nghịch với các bạn trên xe.

Câu 8. Những bộ phận nào không phải của xe đạp?

A. Chân ga, cần số.

B. Bàn đạp, yên xe.

C. Xích chắn, tay phanh, tay lái.

Câu 9. Ở những nơi có nhiều làn đường, người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe như thế nào?

A. Đi trên vỉa hè.

B. Đi trên làn đường dành cho xe đạp và xe thô sơ.

C. Đi trên làn đường dành cho xe cơ giới.

Câu 10. Khi tham gia giao thông, người điều khiển loại phương tiện nào sau đây không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm?

A. Mô tô và xe gắn máy.

B. Xe buýt trường học.

C. Cả hai ý trên

PHẦN B: TỰ LUẬN

Em hãy lựa chọn một loại phương tiện giao thông công cộng mà em đã tham gia. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng đó?

Trả lời:

Mới đây, chuyến tàu Cát Linh – Hà Đông (ở thành phố Hà Nội) đã được đưa vào khai thác. Khi tham gia phương tiện này, chúng ta cần chú ý đến những việc nên làm và không nên làm.

Trước hết, những việc nên làm:

  • Mua vé, xuất trình vé trước khi lên và xuống tàu.
  • Tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên trên tàu.
  • Nhường ghế cho người già, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Giữ gìn vệ sinh chung khi ở trên tàu.
  • Tuân thủ quy định 5K của của Bộ Y tế.

Những việc không nên làm:

  • Chen lấn, xô đẩy khi lên tàu, hoặc khi ở trên tàu.
  • Nói chuyện to gây mất trật tự.
  • Vứt rác bừa bãi, ăn uống trên tàu.

Mỗi người cần tuân thủ những việc nên là và không nên làm để xây dựng một môi trường phương tiện giao thông công cộng văn minh, hiện đại.

Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4 năm 2021 – 2022

Logo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2021 – 2022

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 4

Họ và tên: ……………………………………………………………………………..

Ngày sinh: ……………………………….. Giới tính: ………………………..

Lớp: ………………………………………………………………………………….…

Trường: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã …………..Quận/huyện: …………….

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………….

Số điện thoại (nếu có): …………………………………………………………….

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Những hành vi nào của người điều khiển xe đạp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?

A. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).

B. Đội mũ bảo hiểm.

C. Đi đúng làn đường dành cho xe đạp và cho xe thô sơ.

Câu 2. Khi nhìn thấy các bạn của mình đang điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang ngoài đường, em sẽ làm gì?

A. Khen các bạn dàn hàng ngang đẹp.

B. Tham gia dàn hàng ngang cùng các bạn cho vui.

C. Nhắc nhở, khuyên nhủ các bạn không nên đi xe đạp dàn hàng ngang ngoài đường

Câu 3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dưới đây có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3

A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại.

B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.

C. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển được tiếp tục di chuyển.

Câu 4. Em đang dừng xe đạp tại ngã tư đường theo tín hiệu đèn giao thông màu đỏ. Chú cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho các phương tiện hướng của em di chuyển. Trong khi đó, đèn tín hiệu giao thông vẫn bật màu đỏ. Em sẽ làm gì?

A. Di chuyển theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

B. Tiếp tục dừng lại chờ đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5. Tai nạn giao thông có thể dẫn đến hậu quả gì?

A. Gây thương vong về người.

B. Phá hủy về tài sản.

C. Cả hai ý trên.

Câu 6. Những hành vi nào của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể dẫn đến tai nạn giao thông?

A. Tuân thủ biển báo, tín hiệu điều khiển giao thông.

B. Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định.

C. Vượt quá tốc độ cho phép.

Câu 7. Để điều khiển xe rẽ vào một ngõ nhỏ mà em không quan sát được người và phương tiện đi lại trong ngõ, em sẽ làm gì?

A. Tiếp tục điều khiển với tốc độ như bình thường và rẽ khi nào em muốn.

B. Đi chậm, đưa ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát cẩn thận, khi thấy đủ điều kiện an toàn thì mới điều khiển xe đạp chuyển hướng.

C. Tăng tốc độ và nhanh chóng điều khiển xe đạp chuyển hướng.

Câu 8. Đang điều khiển xe đi trên đường, em thấy một chiếc xe cần cẩu to đang dừng, đỗ chiếm hết phần đường em đang đi. Để tiếp tục di chuyển, em cần làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Tiếp tục di chuyển như bình thường để vượt qua chiếc xe cần cẩu.

B. Tăng tốc thật nhanh để vượt qua chiếc xe cần cẩu.

C. Giảm tốc độ, quan sát cẩn thận, khi nhận thấy đủ điều kiện an toàn thì tiếp tục di chuyển để vượt qua chiếc xe cần cẩu.

Câu 9. Những hành vi nào không an toàn khi tham gia giao thông đường thủy (phà, tàu, thuyền…)?

A. Chen lấn, xô đẩy để lên, xuống tàu, thuyền nhanh nhất có thể.

B. Chạy, nhảy, đùa nghịch với các bạn trên tàu, thuyền.

C. Cả hai ý trên.

Câu 10. Trong lúc đang ngồi trên thuyền (ghe) đến trường, một người bạn ngồi cùng thuyền đùa nghịch, té nước vào em, em sẽ làm gì?

A. Té nước lại vào bạn.

B. Nhắc nhở bạn giữ trật tự, không được nghịch ngợm khi ngồi trên thuyền.

C. Để bạn thích làm gì thì làm.

B. TỰ LUẬN

Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn.

Trả lời:

Xe đạp là một phương tiện giao thông được học sinh sử dụng phổ biến. Chính vì vậy, mỗi học sinh cần phải lưu ý khi sử dụng phương tiện này.

Những việc nên làm:

  • Người điều khiển xe đạp phải đi ở làn đường trong cùng, phía bên phải theo chiều đi của mình.
  • Tuân thủ theo hệ thống biển báo, đèn giao thông và sự điều hành của cảnh sát giao thông.
  • Đi đúng tốc độ cho phép.
  • Khi điều khiển xe đạp điện cần đội mũ bảo hiểm.

Những việc không nên làm:

  • Đi xe dàn hàng ngang.
  • Phóng nhanh, vượt ẩu.
  • Sử dụng ô, điện thoại di động.
  • Chở quá số người cho phép.
  • Buông cả hai tay khi đang tham gia giao thông.
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
  • Mang vác các vật cồng kềnh…

Có tuân thủ đúng những quy định trên, chúng ta mới giữ được sự an toàn của bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh.

Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5 năm 2021 – 2022

Logo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2021 – 2022

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 5

Họ và tên: ……………………………………………………………………………..

Ngày sinh: ……………………………….. Giới tính: ………………………..

Lớp: ………………………………………………………………………………….…

Trường: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã …………..Quận/huyện: …………….

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………….

Số điện thoại (nếu có): …………………………………………………………….

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Những hành vi nào không được thực hiện khi điều khiển xe đạp?

A. Nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện khác.

B. Chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

C. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 2. Em cần làm gì khi điều khiển xe đạp chuyển hướng?

A. Xác định hướng cần chuyển, giảm tốc độ.

B. Quan sát mọi phía, khi đảm bảo an toàn thì đưa ra tín hiệu báo chuyển hướng.

C. Thận trọng điều khiển xe chuyển hướng và luôn quan sát phòng tránh va chạm.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3. Nơi nào sau đây không phải nơi bị che khuất tầm nhìn?

A. Nơi đường thẳng, thông thoáng, không có đường, ngõ cắt ngang.

B. Điểm mù của các phương tiện giao thông.

C. Nơi đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo.

D. Nơi có nhiều phương tiện giao thông lớn dừng đỗ.

Câu 4. Khi tham gia giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất, em cần làm gì?

A. Đi chậm, chú ý quan sát xung quanh.

B. Lắng nghe tiếng còi xe, tiếng động cơ.

C. Chỉ tiếp tục di chuyển bình thường khi đảm bảo an toàn.

D. Tất cả các ý trên

Câu 5. Hành vi nào không được phép thực hiện khi tham gia giao thông đường hàng không?

A. Mang theo giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.

B. Sử dụng các thiết bị điện tử nghe, nhìn khi tàu bay đang cất cánh.

C. Xếp hàng làm thủ tục kiểm tra trước khi lên tàu bay.

D. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên hàng không.

Câu 6. Khi đang ngồi trên máy bay đi du lịch cùng gia đình, em thấy bạn của mình đang loay hoay tìm cách mở cửa thoát hiểm. Em sẽ làm gì?

A. Ngồi yên, nhìn bạn thực hiện.

B. Giúp đỡ bạn mở cửa thoát hiểm.

C. Khuyên không được mở cửa thoát hiểm.

D. Quát mắng bạn không được nghịch ngợm.

Câu 7. Em đang đạp xe đến trường thì gặp một đoạn đường bị ùn tắc đông người, vỉa hè dành cho người đi bộ đang không có người. Bên cạnh đó, đường phía ngược chiều cũng rất vắng. Em sẽ làm gì?

A. Đi lên vỉa hè dành cho người đi bộ.

B. Đi sang phần đường ngược chiều.

C. Len lỏi, đâm ngang, tìm mọi cách để thoát khỏi đoạn ùn tắc.

D. Bình tĩnh, không vội vàng, tiếp tục di chuyển đúng quy định.

Câu 8. Khi gặp một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường đến trường, em sẽ làm gì?

A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho người lớn nào đó để họ tìm người giải quyết, giúp đỡ người bị nạn nếu có thể.

B. Tiếp tục di chuyển, coi như không nhìn thấy gì.

C. Chen lấn cùng đám đông xem cho thỏa trí tò mò.

D. Bỏ chạy vì sợ hãi.

Câu 9. Đang đạp xe trên đường, em nghe thấy tiếng còi hú của xe cứu thương ở phía sau, em sẽ làm gì?

A. Tiếp tục di chuyển bình thường.

B. Đạp xe thật nhanh để kịp đến trường

C. Điều khiển xe đi chậm lại, hoặc dừng lại sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình, nhường đường cho xe cứu thương.

D. Điều khiển xe áp sát lề đường bên trái theo chiều đi của mình, nhường đường cho xe cứu thương và các phương tiện giao thông khác

Câu 10. Sắp xếp các bước xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông

A. Xây dựng nội dung tuyên truyền.

B. Thực hiện công tác tuyên truyền.

C. Xác định hình thức tuyên truyền.

D. Xác định mục tiêu, đối tượng tuyên truyền.

1.D; 2. C; 3. A; 4. B

B. TỰ LUẬN

Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó. Nêu suy nghĩ của em của em về cách ứng xử đó?

Trả lời:

Cuối tuần, em có một trận đá bóng. Đến một đoạn đường khá vắng, em nhìn thấy bên kia đường có một cụ bà đang sách một túi đồ rất nặng, chuẩn bị sang đường. Bỗng nhiên có một đám thanh niên bốn năm người đi ngang qua, xô vào người bà cụ khiến bà đánh rơi túi đồ. Chiếc túi rơi xuống đất, những quả cam ở trong túi lăn ra xa. Chắc có lẽ bà cụ vừa đi chợ về. Đám thanh niên nọ thấy vậy nhưng vẫn không quay lại xin lỗi và nhặt đồ lên giúp bà cụ. Họ chỉ quay lại nhìn mỉm cười rồi lại nhanh chóng bước đi. Lúc ấy, trên đường cũng khá ít người nhưng cũng không ai dừng lại giúp bà cụ. Thấy vậy, em nhanh chóng đi đến chỗ bà, giúp bà nhặt những quả cam rơi trên đường cho bà. Sau đó, em còn đưa bà cụ sang đường an toàn rồi mới tiếp tục đi đến sân bóng. Cách ứng xử của nhóm thanh niên, cũng như những người xung quanh khiến em cảm thấy thật đáng buồn. Sự cố trên không dẫn đến tai nạn giao thông, nhưng nó thể hiện được đạo đức của một con người. Chúng ta cần có tấm lòng tốt, biết cho đi mới có thể nhận lại những điều tốt đẹp.

Biểu mẫu giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dap-an-cuoc-thi-giao-luu-tim-hieu-an-toan-giao-thong-cho-hoc-sinh-nam-2021-2022-an-toan-giao-thong-cho-nu-cuoi-tre-tho-lop-3-4-5-co-dap-an/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp