Cùng tìm hiểu Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Hà Giang – Tuần 2
Cuộc thi thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Giang diễn ra trong 3 tuần từ ngày 18/4 – 8/5/2022. Tuần 2 cuộc thi diễn ra từ 9h00 ngày 25/4 – 22h00 ngày 1/5/2022.
Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, có ý nghĩa thiết thực. Mỗi tuần sẽ có 25 câu hỏi trắc nghiệm nhằm phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Chi tiết mời các bạn cùng theo dõi gợi ý đáp án tuần 2:
Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Hà Giang – Tuần 2
Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Hà Giang – Tuần 2
Câu 1: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII xác định mục tiêu cụ thể về tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) của tỉnh đến năm 2025 đạt bao nhiêu triệu đồng?
A. 55 triệu đồng.
B. 57 triệu đồng.
C. 50 triệu đồng.
D. 65 triệu đồng.
Câu 2: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII xác định giải pháp cơ bản nào trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng?
A. Kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI.
B. Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XIII về xây dựng Đảng.
C. Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng Đảng.
D. Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng Đảng.
Câu 3: Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày 02/12/2021 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022, đề ra chỉ tiêu chủ yếu năm 2022 GRDP bình quân đầu người đạt bao nhiêu triệu đồng?
A. 30 triệu đồng.
B. 32 triệu đồng.
C. 33 triệu đồng.
D. 35 triệu đồng.
Câu 4: Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, đề ra mục tiêu thu hút tổng vốn đăng ký đầu tư thực hiện dự án giai đoạn 2021-2025 khoảng bao nhiêu tỷ đồng?
A. Khoảng 20.000 tỷ đồng.
B. Khoảng 23.000 tỷ đồng.
C. Khoảng 25.000 tỷ đồng.
D. Khoảng 28.000 tỷ đồng.
Câu 5: Nghị quyết số 23-NQ/TU, ngày 23/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, xác định mục tiêu cụ thể xây dựng thị trấn Việt Quang đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm bao nhiêu?
A. 2025
B. 2030
C. 2035
D. 2040
Câu 6: Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, mục tiêu phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thành một khu du lịch với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại vào năm nào?
A. 2025
B. 2030
C. 2035
D. 2040
Câu 7: Theo Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 06/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Giang giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, có bao nhiêu % di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được phục dựng, bảo tồn gắn với phát triển kinh tế du lịch?
A. 85%.
B. 90%.
C. 95%.
D. 100%.
Câu 8: Theo quan điểm nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 06/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Giang giai đoạn 2021-2025. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc là trách nhiệm của ai?
A. Của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
B. Của cấp ủy, chính quyền một số địa phương có di sản.
C. Của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản.
D. Của người dân địa phương có di sản.
Câu 9: Nghị quyết số 23-NQ/TU, ngày 23/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đề ra mục tiêu xây dựng thành phố Hà Giang đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm bao nhiêu?
A. 2025
B. 2028
C. 2030
D. 2035
Câu 10: Mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII xác định mức độ phát triển của tỉnh đến năm 2030 và 2045 như thế nào?
A. Đến năm 2030 là tỉnh có kinh tế – xã hội trung bình của cả nước; đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế – xã hội phát triển cao trong khu vực trung du miền núi phía Bắc.
B. Đến năm 2030 là tỉnh có kinh tế – xã hội phát triển cao trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế – xã hội trung bình khá của cả nước.
C. Đến năm 2030 là tỉnh có kinh tế – xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế – xã hội trung bình khá của cả nước.
D. Đến năm 2030 là tỉnh có kinh tế – xã hội phát triển cao trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế – xã hội trung bình khá của cả nước.
Câu 11: Theo Quan điểm nêu trong Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 24/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025. Lấy gì làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước?
A. Sự hài lòng của lãnh đạo và người dân.
B. Sự hài lòng của cán bộ, công chức, viên chức.
C. Sự hài lòng của cán bộ, công chức, và người dân.
D. Lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước.
Câu 12: Mục tiêu Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện được xử lý và ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên môi trường mạng đạt bao nhiêu %?
A. 60%.
B. 70%.
C. 80%.
D. 90%.
Câu 13: Theo Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, nội dung nào sau đây là quan điểm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn?
A. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh.
B. Phát triển phù hợp với các quy hoạch phát triển vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện cam kết theo các tiêu chí, khuyến nghị của UNESCO.
C. Phát triển công viên theo hướng phát triển bền vững, bảo tồn di sản địa chất, văn hóa truyền thống, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
D. Cả ba đáp án đã nêu.
Câu 14: Theo Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ, giai đoạn 2021-2025, đưa ra mục tiêu hằng năm ban thường vụ các đảng bộ cấp xã và tương đương tiến hành kiểm tra, giám sát theo Điều 30, Điều lệ Đảng tối thiểu là bao nhiêu cuộc?
A. 06 cuộc (trong đó 03 cuộc kiểm tra, 03 cuộc giám sát).
B. 05 cuộc (trong đó 02 cuộc kiểm tra, 03 cuộc giám sát).
C. 04 cuộc (trong đó 02 cuộc kiểm tra, 02 cuộc giám sát).
D. 03 cuộc (trong đó 01 cuộc kiểm tra, 02 cuộc giám sát).
Câu 15: Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ, giai đoạn 2021-2025, đưa ra mục tiêu cụ thể hằng năm chi ủy, chi bộ cơ sở tiến hành kiểm tra, giám sát theo Điều 30, Điều lệ Đảng ít nhất là bao nhiêu cuộc?
A. 06 cuộc (trong đó 03 cuộc kiểm tra, 03 cuộc giám sát).
B. 05 cuộc (trong đó 02 cuộc kiểm tra, 03 cuộc giám sát).
C. 04 cuộc (trong đó 02 cuộc kiểm tra, 02 cuộc giám sát).
D. 03 cuộc (01 kiểm tra, 02 cuộc giám sát).
Câu 16: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm du lịch bằng hình thức thực tế ảo đạt bao nhiêu %?
A. 15%.
B. 20%.
C. 25%.
D. 30%.
Câu 17: Nghị quyết số 24-NQ/TU, ngày 24/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2030, xác định mục tiêu cụ thể đến năm bao nhiêu tỉnh cơ bản không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống?
A. 2025
B. 2028
C. 2030
D. 2035
Câu 18: Theo Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, đưa ra mục tiêu phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia vào năm nào?
A. 2025
B. 2030
C. 2035
D. 2040
Câu 19: Theo Nghị quyết số 21-NQ/TU, ngày 16/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nội dung nào sau đây là mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp?
A. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống khiêm tốn, giản dị, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng.
B. Có đủ trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm cao; có tư duy đổi mới, có phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.
C. Được bố trí đúng với Đề án vị trí việc làm, khung năng lực và tiêu chuẩn chức danh.
D. Cả ba đáp án đã nêu.
Câu 20: Nghị quyết số 21-NQ/TU, ngày 16/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 bí thư đảng ủy xã không phải là người địa phương đạt bao nhiêu %?
A. 85%
B. 90%
C. 95%
D. 100%
Câu 21: Mục tiêu Nghị quyết số 24-NQ/TU, ngày 24/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2030, xác định đến năm 2025 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm xuống còn bao nhiêu %?
A. 14%
B. 15%
C. 16%
D. 18%
Câu 22: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII xác định mục tiêu cụ thể xây dựng Nông thôn mới đến năm 2025 như thế nào?
A. Có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
B. 83 xã, 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
C. 82 xã, 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
D. 82 xã, 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Câu 23: Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 01/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đưa ra mục tiêu đến năm 2025 duy trì ổn định diện tích cam Sành toàn tỉnh là bao nhiêu ha?
A. 5.000 ha.
B. 3.000 ha.
C. 6.000 ha.
D. 7.000 ha.
Câu 24: Định hướng phát triển thành phố Hà Giang được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII xác định như thế nào?
A. Xây dựng thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, phấn đấu đến năm 2035 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II.
B. Xây dựng thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III.
C. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, phấn đấu đến năm 2035 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I.
D. Xây dựng thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II.
Câu 25: Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 01/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đã đưa ra mục tiêu đến năm 2030 diện tích cam Sành tập trung cải tạo, áp dụng đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và xây dựng chuỗi giá trị liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm là bao nhiêu ha?
A. 1.000 ha.
B. 5.000 ha.
C. 3.000 ha.
D. 2.000 ha.
Đáp án thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Hà Giang – Tuần 1
Câu 1: Tại Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thu hút đầu tư giai đoạn 2021 – 2025, đánh giá việc huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh trong 5 năm giai đoạn (2015 – 2020) đạt bao nhiêu tỷ đồng?
A. 40.249 tỷ đồng.
B. 42.780 tỷ đồng.
C. 44.250 tỷ đồng.
D. 45.249 tỷ đồng.
Câu 2: Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030, nội dung nào sau đây là một trong những quan điểm chỉ đạo bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn?
A. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn gắn với phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch, tạo sinh kế cho người dân vươn lên giảm nghèo bền vững.
B. Phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thành một khu du lịch với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại.
C. Giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.
D. Phát triển công viên theo hướng phát triển bền vững, bảo tồn di sản địa chất, văn hóa truyền thống, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Câu 3: Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 10/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, đưa ra mục tiêu cụ thể phấn đấu người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội cấp xã, phường, thị trấn có trình độ đại học đạt từ bao nhiêu % trở lên ?
A. Từ 70% trở lên.
B. Từ 85% trở lên.
C. Từ 90% trở lên.
D. Từ 95% trở lên.
Câu 4: Theo Quan điểm nêu trong Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 24/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025, đưa ra các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải hướng tới mục tiêu nào sau đây?
A. Tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian đi lại cho tổ chức, cá nhân.
B. Giúp giảm biên chế, giảm chi phí, thời gian đi lại cho tổ chức, cá nhân.
C. Tạo thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
D. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Câu 5: Theo đánh giá trong Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 06/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được đầu tư phục dựng?
A. 31 di sản văn hóa phi vật thể được đầu tư phục dựng.
B. 32 di sản văn hóa phi vật thể được đầu tư phục dựng.
C. 33 di sản văn hóa phi vật thể được đầu tư phục dựng.
D. 34 di sản văn hóa phi vật thể được đầu tư phục dựng.
Câu 6: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 (Báo cáo trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng), đã nêu rõ tốc độ tăng trưởng bình quân nền kinh tế Việt Nam 5 năm 2016 – 2020 đạt khoảng bao nhiêu %/năm
A. 6,0%/năm.
B. 6,8%/năm .
C. 6,9%/năm.
D. 7,0%/năm.
Câu 7: Theo Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày 02/12/2021 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022, đề ra chỉ tiêu chủ yếu năm 2022 thu hút được bao nhiêu lượt khách du lịch?
A. 1,1 triệu lượt người.
B. 1,3 triệu lượt người.
C. 1,4 triệu lượt người.
D. 1,5 triệu lượt người.
Câu 8: Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 01/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nội dung nào sau đây là nhiệm vụ về phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang?
A. Khắc phục các nhược điểm, tồn tại của cam Sành Hà Giang.
B. Thu hút, đầu tư cơ sở, nhà máy xử lý, đóng gói bảo quản tươi và chế biến sâu sản phẩm cam Sành.
C. Xây dựng cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện.
D. Cả 3 đáp án đã nêu.
Câu 9: Theo đánh giá tại Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 10/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2020 đạt bao nhiêu tỷ đồng?
A. 1.452,8 tỷ đồng.
B. 1.552,8 tỷ đồng.
C. 1.655,5 tỷ đồng.
D. 1.712,8 tỷ đồng.
Câu 10: Theo Nghị quyết số 23-NQ/TU, ngày 23/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, nội dung nào sau đây là một trong những quan điểm chỉ đạo phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang?
A. Gắn kết chặt chẽ quy hoạch đô thị với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện; xây dựng lộ trình, kế hoạch bố trí ngân sách triển khai thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị.
B. Phát triển đô thị phải đảm bảo đồng bộ, phát triển bền vững, hài hòa với cảnh quan, môi trường, không gian thiên nhiên và bản sắc văn hóa đặc trưng của tỉnh; đi đôi với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Hà Giang.
C. Tập trung triển khai thực hiện đầu tư phát triển đô thị theo các quy hoạch xây dựng đã được duyệt để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa tại các đô thị. Xây dựng thành phố Hà Giang đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II.
D. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng (hạ tầng xã hội và kỹ thuật) các đô thị, nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với kế hoạch phân loại đô thị, gắn với tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị văn minh.
Câu 11: Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra quan điểm về chuyển đổi số cần thực hiện trên ba trụ cột nào ?
A. Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
B. Chính quyền số, kinh tế số và văn hóa số.
C. Chính quyền số, kinh tế số và giáo dục số.
D. Chính quyền số, kinh tế số và công nghệ số.
Câu 12: Theo đánh giá trong Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 06/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, về di sản văn hóa vật thể toàn tỉnh có bao nhiêu bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận; có bao nhiêu di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng?
A. 02 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận; 58 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng.
B. 03 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận; 61 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng.
C. 04 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận; 62 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng.
D. 05 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận; 63 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng.
Câu 13: Theo Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025, đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu có bao nhiêu % trường đạt chuẩn quốc gia?
A. 50%.
B. 60%.
C. 70%.
D. 80%.
Câu 14: Nghị quyết số 24-NQ/TU, ngày 24/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2030, xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu chỉ số phát triển con người (HDI) đạt ở mức nào so với cả nước?
A. Đạt ở mức trung bình chung so với cả nước.
B. Đạt tiệm cận mức trung bình chung so với cả nước
C. Đạt ở mức khá so với cả nước.
D. Đạt ở mức cao so với cả nước.
Câu 15: Theo Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 02/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2021-2025, mục tiêu chung của ngành du lịch được xác định như thế nào?
A. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
B. Phát triển du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh.
C. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế hàng đầu của tỉnh.
D. Phát triển du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, hàng đầu của tỉnh.
Câu 16: Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ, giai đoạn 2021-2025, đưa ra mục tiêu cụ thể hằng năm ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh tiến hành kiểm tra, giám sát theo Điều 30, Điều lệ Đảng tối thiểu là bao nhiêu cuộc?
A. 06 cuộc (trong đó 02 cuộc kiểm tra, 04 cuộc giám sát).
B. 07 cuộc (trong đó 03 cuộc kiểm tra, 04 cuộc giám sát).
C. 08 cuộc (trong đó 03 cuộc kiểm tra, 05 cuộc giám sát).
D. 09 cuộc (trong đó 04 cuộc kiểm tra, 05 cuộc giám sát).
Câu 17: Nghị quyết số 21-NQ/TU, ngày 16/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2030, cán bộ lãnh đạo quản lý trẻ cấp tỉnh có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế đạt bao nhiêu %?
A. 15%.
B. 20%.
C. 25%.
D. 30%.
Câu 18: Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 01/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, nội dung nào sau đây là quan điểm chỉ đạo về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững?
A. “Không nóng vội, không thành tích, dễ làm trước, khó làm sau”.
B. “Không thành tích, dễ làm trước, khó làm sau”.
C. “Dễ làm trước, khó làm sau”.
D. “Không nóng vội, dễ làm trước, khó làm sau”.
Câu 19: Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đánh giá kết quả đạt được đến năm 2020 tỷ trọng thương mại – dịch vụ chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu kinh tế của tỉnh?
A. 40.1%.
B. 43.2%.
C. 44.2%.
D. 45.5%.
Câu 20: Quan điểm về phát triển nhanh và bền vững đất nước được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng như thế nào?
A. Phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
B. Phát triển kinh tế – xã hội là trọng tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần.
C. Phát triển kinh tế – xã hội là đột phá; xây dựng Đảng là trung tâm; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
D. Phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; bảo đảm quốc phòng, an ninh là thường xuyên.
Câu 21: Quan điểm chỉ đạo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII về lĩnh vực xây dựng Đảng được nêu như thế nào?
A. Tăng cường xây dựng tổ chức đảng và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ.
B. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ.
C. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
D. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Câu 22: Mục tiêu tổng quát về xây dựng và phát triển đất nước được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng như thế nào?
A. Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước đang phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển.
Câu 23: Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 12/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống đối với cán bộ, đảng viên, giai đoạn 2021-2025, đưa ra mục tiêu cụ thể phấn đấu cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng, quan điểm đúng đắn, phát huy tinh thần “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” đạt bao nhiêu % trở lên?
A. 80% trở lên.
B. 85% trở lên.
C. 90% trở lên.
D. 98% trở lên.
Câu 24: Nghị quyết số 22-NQ/TU, ngày 22/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, giai đoạn 2021 – 2025 và đến năm 2030, nội dung nào sau đây là một trong những quan điểm chỉ đạo về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông?
A. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển nhanh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, hiệu quả.
B. Quan tâm triển khai đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, có tính đột phá, phạm vi ảnh hưởng rộng đến kinh tế – xã hội, phát huy được tiềm năng, lợi thế các vùng, khu vực có tiềm năng, vùng sâu, vùng xa.
C. Quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông phải đồng bộ, có tính kết nối cao, có thứ tự ưu tiên trọng tâm, trọng điểm từ đó thu hẹp khoảng cách vùng miền, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh.
D. Huy động tốt các nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu hiệu quả, đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông hiện có theo quy hoạch lâu dài; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì, nâng cấp, đảm bảo an toàn giao thông.
Câu 25: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác đối ngoại như thế nào?
A. Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
B. Duy trì, phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
C. Tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
D. Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp