Câu kể Ai là gì là một trong những phần kiến thức quan trọng thuộc phần Câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng rằng với bài giảng này, sẽ cung cấp cho các con học sinh lớp 4 những kiến thức bổ ích!
Khái niệm câu kể ai là gì?
Trước hết, câu kể (còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
– Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
Ví dụ:
Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. (câu kể dùng để giới thiệu)
Chú có cái mũi rất dài. (câu kể dùng để miêu tả)
Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tóoc- ti- la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.( câu kể dùng để kể)
– Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Ví dụ:
Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (câu kể dùng để nêu ý kiến, nhận định)
Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (câu kể kể lại sự việc và nói lên tình cảm )
– Cuối câu kể thường có dấu chấm.
Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
Tóm lại:
– Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì? (là ai? là con gì?). Vì vậy Vị ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
– Chức năng của câu kể:
+ Dùng để giới thiệu, nêu định nghĩa,nhận xét về con người, sự vật, sự việc nào đó.
– Ví dụ:
1) Mẹ em | là giáo viên
DT
(2) Mai | là một học sinh giỏi
CDT
→ Câu (1) giới thiệu về nghề nghiệp của mẹ, câu (2) đánh giá về năng lực học tập của bạn Mai
– Phân biệt 3 loại câu kể theo chức năng:
+ Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.
Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.
Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.
Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.
+ Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.
Ví dụ:
– Minh quét nhà giúp mẹ.
– Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.
– Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.
+ Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Ví dụ:
– Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.
– Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.
Bài tập minh họa về câu kể ai là gì
Đọc đoạn văn sau:
Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: “Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi.” Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.
Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?
Gợi ý:
– Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.
– Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,… về một người nào đó cho người khác biết.
Trả lời:
– Các câu dùng để giới thiệu:
– Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
– Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
– Câu dùng để nhận định:
– Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
Thi đặt nhanh câu kể Ai là gì với các từ ngữ sau làm chủ ngữ
Thi đặt nhanh câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ
Chủ ngữ | Đặt câu |
Bạn Bích Vân | Bạn Bích Vân là học sinh giỏi của trường
Bạn Bích Vân là lớp trưởng lớp em Bạn Bích Vân là tổ trưởng tổ em Bạn Bích Vân là hàng xóm nhà em…. |
Hà Nội | Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn nhất nước ta Hà Nội là quê hương thứ hai của em Hà Nội là nơi an nghỉ của Bác Hồ…. |
Dân tộc ta | Dân tộc ta là dân tộc đoàn kết
Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử ngàn năm chống giặc ngoại xâm Dân tộc ta là dân tộc có truyền thống yêu nước nông nàn…. |
Dùng câu kể Ai là gì giới thiệu về các bạn trong lớp em
Dùng câu kể Ai là gì giới thiệu về các bạn trong lớp em mẫu 1
Trong lớp, mình thuộc tổ 3. Tổ mình có 10 thành viên. Đây là bạn Hà Anh là lớp phó học tập và bạn giỏi tất cả các môn. Đây là bạn Trang là một cây hài của lớp và luôn năng nổ trong các hoạt động của trường lớp. Bạn Tùng là rất giỏi môn thể dục và chạy rất xa. Còn các bạn Mai, Lan, Tuyết, Hải, Bảo, Minh và mình là các tổ viên. Tổ của mình luôn hăng hái thi đua vào các hoạt động của lớp và các phong trào của trường. Mình rất vui và tự hào là thành viên của tổ.
Dùng câu kể Ai là gì giới thiệu về các bạn trong lớp em mẫu 2
Mình giới thiệu với Diệu Chi một số thành viên trong tổ của mình nhé. Đây là bạn Thu Hương. Thu Hương là lớp trưởng lớp ta. Đây là bạn Hưng. Bạn Hưng là học sinh giỏi toán. Đây là bạn Ngọc. Bạn ấy là cây văn nghệ của lớp mình. Rồi kia là bạn Hải Anh. Bạn ấy là thành viên trong đội tuyển bóng rổ của trưởng mình đấy. Còn mình là Thảo Nguyên, tổ trưởng tổ mình.
Dùng câu kể Ai là gì giới thiệu về các bạn trong lớp em mẫu 3
Tổ em là tổ bốn thuộc lớp 4A. Tổ gồm có tám bạn. Tổ trưởng là bạn Thục Linh, một người bạn dễ thương và học giỏi nhất tổ. Bảy bạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn trong tổ, bạn nào cũng là “diễn viên múa” của lớp. Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, tiết mục múa “Em đi học” của tổ đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo, và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Tổ bốn của em là thế đó. Em rất vui và tự hào về tổ em.
Dùng câu kể Ai là gì giới thiệu về các bạn trong lớp em mẫu 4
Chi đội em là chi đội lớp 4A. Chi đội em gồm có ba mươi bạn. Lớp em có 4 tổ. Chi đội trưởng lớp em là bạn Lam. Chúng em là một lớp đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất trường, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, lớp em có nhiều bạn là cây văn nghệ của trường . Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, tiết mục múa “Em đi học” của chi đội 4A chúng em đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Lớp của em là niềm tự hào của mọi người trong trường. Em rất vui và tự hào về lớp em.
Dùng câu kể Ai là gì giới thiệu về các bạn trong lớp em mẫu 5
Tổ hai của em được cô chủ nhiệm đánh giá là tổ học đều nhất lớp. Cả mười bạn, từ bạn Trung Đức là tổ trưởng đến chín tổ viên là Cường, Mạnh, Tiến, Hoa, Lệ, Thủy, Xuân Thảo, Vân và em từ đầu năm đến giờ chưa có bạn nào bị điểm trung bình. Thấp nhất là điểm bảy (có ba điểm), điểm tám là sáu điểm, còn lại đều là điểm chín, điểm mười. Các bạn trong tổ đều ở trong cùng một ấp nên rất tiện học tổ, học nhóm. Mỗi tuần chúng em học tổ một lần và học nhóm hai lần để giải quyết những bài tập khó về hai môn Tiếng Việt và Toán. Vì thế, khi đến lớp bạn nào cũng học bài và làm bài đầy đủ. Bạn Trung Đức là một tổ trưởng rất hăng hái và nhiệt tình. Cả tổ em, ai cũng mến bạn ấy.
———————————————————————–
Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Câu 1 (trang 57 sgk Tiếng Việt 4)
Đọc đoạn văn đã cho.
Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: “Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi.” Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.
Câu 2 (trang 57 sgk Tiếng Việt 4)
Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?
Gợi ý:
– Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.
– Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,… về một người nào đó cho người khác biết.
Trả lời
* Các câu dùng để giới thiệu:
– Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
– Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
* Câu dùng để nhận định:
– Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
Câu 3 (trang 57 sgk Tiếng Việt 4)
Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?; bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)
Trả lời
Trong câu thứ nhất: Bộ phận chủ ngữ “Đây” trả lời câu hỏi “Ai?” (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Trong câu thứ hai: Bộ phận chủ ngữ bạn Diệu Chi trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công trả lời cho câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Trong câu thứ ba: Bộ phận chủ ngữ Bạn ấy trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)? bộ phận vị ngữ là một họa sĩ nhỏ đấy trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Ta có thể xác định chi tiết như sau
Câu |
Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? |
Bộ phận trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)? Bạn đang xem: Đặt câu kể Ai là gì? Thi nhanh đặt câu kể ai là gì? |
1 |
Đây |
là Diệu Chi, bạn mới của chúng ta. |
2 |
Diệu Chi |
là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công |
3 |
Bạn ấy |
là một họa sĩ nhỏ đấy. |
Câu 4 (trang 57 sgk Tiếng Việt 4)
Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học ”Ai làm gì?, Ai thế nào?” ở chỗ nào?
Gợi ý:
Con xét sự khác biệt trên hai mặt:
– Cấu tạo:
– Ý nghĩa
Trả lời
Kiểu câu kế “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:
+ Về mặt ý nghĩa:
Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.
+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.
Câu kể Ai là gì? phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 58
Câu 1 (trang 57 sgk Tiếng Việt 4)
Tìm câu kể “ai làm gì?” trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó (SGK TV4 tập 2 trang 57-58).
a. Thì ra đó là một thứ máy trong cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên của thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điển tử hiện đại.
Theo Lê Nguyên long, Phạm Ngọc Toàn
b. Lịch
Lá là lịch của cây
Cây lại là lịch đất
Trăng lặn rồi trăng mọc
Là lịch của bầu trời
Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,
Mười ngón tay là lịch
Con tới lớp, tới trường
Lịch lại là trang sách
Gợi ý:
– Con tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?
– Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.
Trả lời:
Xác định các câu kể rồi tìm xem câu kể nào có bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi “là gì (là ai, là con gì)?” thì đó chính là những câu kể cần tìm.
a) Đó là những câu.
– “Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo”. * Tác dụng: giới thiệu về máy cộng trừ.
– Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại. * Tác dụng: nêu nhận định về giá trị của chiếc máy.
b) Đó là những câu:
– Lá là lịch của cây.
* Tác dụng: nêu nhận định về vai trò của lá và mùa mà cây ra lá.
– Cây lại là lịch đất.
* Tác dụng: Nêu nhận định về thời gian thời vụ mà con người nên trồng loại cây gì cho thích hợp.
– Trăng lặn rồi mọc là lịch của bầu trời.
* Tác dụng: Nêu nhận định về thời gian trong tháng thượng tuần (đầu tháng), trung tuần (giữa tháng), hạ tuần (cuối tháng) đồng thời cũng để nói về ngày và đêm.
– Mười ngón tay là lịch.
* Tác dụng: con người thường đếm ngày tháng bằng những ngón tay.
– Lịch lại là trang sách.
* Tác dụng: Nêu nhận định về từng học kì, năm học.
c) Đó là câu: sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
* Tác dụng: Nêu nhận định về giá trị của cây sầu riêng.
Câu 2 (trang 58 sgk Tiếng Việt 4)
Dùng câu kể ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
Trả lời:
Em có thể giới thiệu ngắn ngọn như sau: Lớp em gồm 42 bạn: 20 nam và 22 nữ. Bạn Thùy Trang là lớp trưởng. Lớp phó học tập là bạn Trang Nhung. Bạn ấy học giỏi lắm. Còn bạn Hoài Nam là một cây văn nghệ xuất sắc, lớp phó văn thể của lớp em. Tập thể lớp 4B của em là một tập thể mạnh nhất của khối 4.
Câu 3. Tìm câu kể Ai là gì?
Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở
(1) Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu là người Quảng Nam. (2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (3) Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. (4) Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.
(1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (2) Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.
(1) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Gợi ý làm bài:
(1) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, (câu giới thiệu)
(2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (câu nêu nhận định)
(1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (câu giới thiệu)
(2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, (câu nêu nhận định)
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì?
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì? để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
Gợi ý làm bài:
Mẫu 1:
Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười!
Mẫu 2:
Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.
……………………………
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp