Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 2 trang 81 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại truyện Bố của Xi-mông.
Bạn đang xem: Đề 2 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Gợi ý đề 2 trang 81 SGK văn 10 tập 1
Gợi ý 1
a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện thông qua lời của Xi-mông.
b) Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự các sự kiện bằng ngôi kể của Xi-mông.
– Tôi luôn bị các bạn xa lánh và bắt nạt do không có bố.
– Tôi thất vọng và rầu rĩ ngồi bên bờ sông thì chú Philip xuất hiện, trò chuyện cùng tôi, an ủi tôi và đưa tôi về nhà.
– Tôi nhận chú Philip làm bố của mình và luôn giữ niềm tin mình có một người bố là chú Philip.
c) Kết bài: Kết lại câu chuyện.
Gợi ý 2
1. Mở bài
– Giới thiệu: Tôi là Xi-Mông, tối vốn là một đứa trẻ mồ côi cha. Tôi sống với mẹ Blang-sốt.
2. Thân bài
– Đến trường tôi thường:
+ Bị bạn bè trêu như thế nào ?
+ Bản thân đau đớn ra sao ? (trong suy nghĩ, hành động,…)
+ Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè.
– Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.
+ Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.
+ Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến “tôi” cảm giác ra sao ?
– Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.
+ Miêu tả đôi chút về ngoại hình của bác.
+ Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.
+ Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.
– Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.
– Ngày hôm sau khi đến trường tôi không còn lo lắng, sợ hãi trước những lời trêu ghẹo của những đứa bạn, tôi tự tin, hãnh diện vì đã có bố.
3. Kết bài: Cảm nhận sau khi có bố (hạnh phúc, tự hào,…)
Gợi ý 3
1. Mở bài
– Giới thiệu:
+ Tôi là Xi-Mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.
+ Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.
2. Thân bài
Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích “Bố của Xi-Mông”.
– Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:
+ Bị bạn bè trêu như thế nào ?
+ Bản thân đau đớn ra sao ? (trong suy nghĩ, hành động,…)
+ Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè
– Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.
+ Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.
+ Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến “tôi” cảm giác ra sao ?
– Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.
+ Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.
+ Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.
– Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.
3. Kết bài
– Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.
– Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.
Các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu Phân tích nhân vật Xi-mông để có thể viết được bài văn hóa thân thật chi tiết và cảm xúc.
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi đề 2 trang 81 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp