Đề cương câu hỏi cuộc thi kiến thức Khi tôi 18

0
152
Rate this post

Đề cương câu hỏi pháp luật dành cho thanh niên

Cuộc thi Khi tôi 18 góp phần bồi dưỡng kiến thức, giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật; hỗ trợ trang bị kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông, kỹ năng thực hành xã hội và định hướng nghề nghiệp, việc làm, cho thanh niên vị thành niên vững vàng thực thi quyền và nghĩa vụ công dân khi đủ 18 tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương câu hỏi cuộc thi kiến thức Khi tôi 18 dưới đây.

I. Luật bầu cử

Câu 1: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi thì có quyền bầu cử?

Bạn đang xem: Đề cương câu hỏi cuộc thi kiến thức Khi tôi 18

A. 18 B. 20 C. 21 D. 19

Câu 2: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi thì có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. 18 B. 20 C. 21 D. 19

Câu 3: Trong những các luật sau luật nào nêu rõ và chính xác các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội?

A. Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

B. Luật tổ chức Quốc hội

C. Luật dân sự

D. Luật hình sự

Câu 4: Trong những các luật sau luật nào nêu rõ và chính xác các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân?

A. Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

B. Luật tổ chức Quốc hội

C. Luật dân sự

D. Luật tổ chức chính quyền địa phương

Câu 5: Theo luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thì ngày bầu cử phải là ngày thứ mấy trong tuần chủ nhật và được công bố chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử.

A. Thứ 7 và 115 ngày B. Chủ nhật và 115 ngày

C. Thứ 7 và 150 ngày D. Chủ nhật và 150 ngày.

Câu 6: Cơ quan nào quyết định ngày bầu cử toàn cuốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

A. Mặt trận Tổ quốc B. Quốc hội

C. Nhà nước D. Chính phủ

Câu 7: Cơ quan nào tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội

A. Mặt trận Tổ quốc B. Quốc hội

C. Hội đồng bầu cử quốc gia D. Chính phủ

Câu 8: Cơ quan nào chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

A. Hội đồng nhân dân cùng cấp B. Quốc hội

C. Hội đồng bầu cử quốc gia D. Chính phủ

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng về khu vực bầu bỏ phiếu Bầu cử Đại biểu Quốc hội và khu vực bỏ phiếu Bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp?

A. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

B. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội bắt buộc phải khác khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải cách xa nhau từ 500m đến 1km.

D. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể gần nhau nhưng không gần hơn 200m.

Câu 10: Ngoại trừ miền núi, vùng cao, hải đảo và nhưng nơi dân cư không tập trung thì mỗi khu vực bỏ phiếu phải có bao nhiêu cử tri?

A. Có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri B. Có từ bốn trăm đến ba nghìn cử tri

C. Có từ bốn trăm đến bốn nghìn cử tri D. Có từ ba trăm đến ba nghìn cử tri

Câu 11: Trong các trường hợp sau trường hợp nào có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng?

A. Đơn vị vũ trang nhân dân;

B. Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;

C. Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.

D. Tất cả các trường hợp trên câu A, B và C

Câu 12: Điền vào dấu “……” để được qui định đúng về việc xác định khu vực bỏ phiếu?

“ Việc xác định khu vực bỏ phiếu do …… quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân huyện quyết định”

A. Ủy ban nhân dân cấp xã/phường B. Ủy ban nhân dân cấp thành phố

C. Do Đảng ủy xã/phường D. Do Đoàn thanh niên

Câu 13: Theo điều 14 của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì Hội đồng Bầu cử quốc gia có bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn chung?

A. 3 nhiệm vụ, quyền hạn B. 6 nhiệm vụ, quyền hạn

C. 9 nhiệm vụ, quyền hạn D. 12 nhiệm vụ, quyền hạn

Câu 14: Quyền hạn đặc biệt của Hội đồng bầu cử quốc gia khi ở đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm luật nghiêm trọng là gì?

A. Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, của pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

B. Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

C. Kiểm tra việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

D. Hủy bỏ kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Câu 15: Tổ bầu cử được thành lập khi nào?

A. Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử

B. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử

C. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử

D. Chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử

Câu 16: Tổ bầu cử không có nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây?

A. Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;

B. Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu;

C. Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri;

D. Hủy bỏ kết quả bầu cử khi tự xác nhận quá trình bầu cử có sai phạm

Câu 17: Nêu các nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương?

A. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

B. Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử.

C. Cả hai ý A và B

D. Cơ quan có quyền hủy phiếu bầu, lập danh sách ứng cử viên, tổ chức cho nhân dân bầu lại hoặc hủy kết quả bầu cử khi cần thiết. Có quyền cho phép hay trục xuất cử tri.

Câu 18: Mỗi công dân được ghi tên mình vào mấy danh sách cử tri tại nơi thương trú hoặc tạm trú?

A. Chỉ một B. Hai

C. Phụ thuộc vào số lần đi bầu của công dân D. Phụ thuộc vào số điểm bầu cử mà công dân đến.

Câu 19: Điều 30 của luật Bầu cử Đại biểu Quốc hôi, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định nội dung nào sau đây?

A. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri

B. Những trường hợp không được ghi tên

C. Những trường hợp xóa tên trong danh sách cử tri

D. Những trường hợp không được ghi tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri

Câu 20: Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại đâu?

A. Nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

B. Tại địa chỉ đăng ký thường trú

C. Tại UBND phường nơi người thân cư trú

D. Tại UBND phường nơi người đó cư trú trước khi đi cai nghiên, bị tam giam, tạm giữ

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-cuong-cau-hoi-cuoc-thi-kien-thuc-khi-toi-18/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp