Đề cương môn Ngữ văn 9 học kì 2 bài Viếng lăng Bác

0
57
Rate this post

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 2019 dưới đây là đề cương biên tập nhằm hỗ trợ các em ôn thi học kì bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

Đề cương ôn thi Ngữ văn 9 học kì 2 bài Viếng lăng Bác

I. Kiến thức cơ bản

a. Tác giả Viễn Phương

– Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn,

Bạn đang xem: Đề cương môn Ngữ văn 9 học kì 2 bài Viếng lăng Bác

– Quê quê ở tỉnh An Giang.

– Cuộc đời

  • Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ , là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Namthời kì chống Mĩ cứu nước.
  • Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến
  • trường.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Mắt sáng học trò (1970); Như mây mùa xuân (1978); Phù sa quê mẹ(1991);…

b. Tác phẩm

  • Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất.
  • In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

c. Bố cục

– Bài thơ được chia làm 4 phần

  • Phần 1: Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác
  • Phần 2: Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
  • Phần 3: Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng.
  • Phần 4: Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.

d. Giá trị nội dung

  • Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

e. Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao.
  • Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng thể hiện tình cảm mến thương đối với Bác Hồ.
  • Âm hưởng khỏe khắn, hào hùng, lạc quan

Tham khảo thêm: Soạn bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương

II. Phân tích bài thơ

a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác

– Từ Miền Nam thăm lăng Bác: Đất nước thống nhất tác giả từ miên Nam – mảnh đất mấy chục năm chiến đấu gian khổ ra thăm Bác.

– Cách xưng hô: Con – Bác: Gần gũi, thân thiết.

– Hình ảnh cây tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Thể hiện sự kiên cường bất khuất của dân tộc với sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam.

b. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”: Mặt trời tự nhiên, là nguốn sáng cho trái đất.

– “Mặt trời trong lăng rất đỏ”: hình ảnh ẩn dụ, đây chính là mặt trời soi sán cho dân tộc Việt Nam sưởi ấm tim người dân Việt Nam.

– Nhà thơ đã đặt mặt trời ẩn dụ với Bác sóng đôi, trường tồn cùng với mặt trời tự nhiên: Tỏa sức sáng sưởi ấm bằng tình yêu thương của Bác.

– Hình ảnh “dòng người”: Tạo nhịp thơ chậm, trang nghiêm, điệp từ “ngày ngày” sợi cảm giác về sự lặp đi lặp lại liên tục.

– Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” thể hiện sự tôn kính thiêng liêng, sự ngưỡng mộ chân thành của nhân dân và của nhà thơ đối với Bác.

– Hình ảnh Bác trong lăng:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.

– Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.

→ Cuộc đời của Bác như mặt trời, giấc ngủ của Bác như vầng trăng. Bác trở nên bất tử, hòa nhập với trời xanh. Tác giả sử dụng những hình ảnh kỹ vĩ: Vầng trăng, trời xanh nối tiếp nhau làm nỗi bật sự cao cả, vĩ đại của Người.

– Với sự đối lập: Trời xanh…mãi mãi…nghe nhói: Thấy sự mâu thuẫn giữa tình cảm lý trí, đó chính là nỗi tiếc thương vô hạn, lời thơ nghẹn ngào diễn tả sự mất mát, sự nhớ thương không gì bù đắp được trong lòng tác giả.

c. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác

– Mai về Miền Nam thương trào nước mắt: sự lưu luyến bịn rịn khi phải rời xa Người. Đó là tình cảm chân thành, xúc đọng của tác giả.

– Mong ước làm con chim, làm cây tre, làm đóa hoa để hót quanh lăng Bắc, để trung hiếu và để tỏa hương thơm.

– Sử dụng điệp ngữ, khẳng định sự gắn bó của đồng bào Miền Nam đối với Bác. Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối khổ thơ, sự mong muốn trong tâm tưởng luôn được ở bên Bác

Văn mẫu 9: Cảm xúc lưu luyến khi rời lăng Bác của Viễn Phương

III. Đề văn tham khảo cho bài Viếng lăng Bác

1. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Văn bản tham khảo: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

2. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm ngọt ngào đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Em hãy cho biết những biện pháp tu từ nào được tác giả Viễn Phương sử dụng trong bài thơ Viếng lăng Bác.

Gợi ý: Biện pháp tu từ trong bài Viếng lăng Bác – Viễn Phương

3. đề văn về bài thơ Viếng lăng Bác có đáp án chi tiết

Tham khảo ngay: Các đề văn về bài thơ Viếng lăng Bác có đáp án chi tiết

————–

vừa chia sẻ đến các em đề cương Ngữ văn 9 học kì 2 2019/2020 bài Viếng lăng Bác. Hãy lưu lại làm tài liệu ôn tập để có thể viết được một bài văn hay và sâu sắc trong kì thi học kì nhé!

Tham khảo ngay đề cương ôn tập học kì 2 2019 bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương để ghi nhớ những kiến thức trọng tâm cần ôn tập

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-cuong-mon-ngu-van-9-hoc-ki-2-bai-vieng-lang-bac/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp