Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập tự luận Công nghệ 9.
Đề cương ôn thi học kì 2 Công nghệ 9 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học Công nghệ có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Công nghệ 9 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Công nghệ 9 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề cương thi học kì 2 môn Công nghệ 9 năm 2021 – 2022
Bài 8: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
* Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện:
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Công nghệ 9 năm 2021 – 2022
– Cách mắc hai đèn, cầu chì, công tắc trong mạch điện như thế nào?
+Hai đèn được mắc song song nhau và được nối với dây trung tính (O) của mạch điện.
+ Cầu chì và công tắc được nối với dây pha (A) của mạch điện.
* Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
– Nêu các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
+ Bước 1: Vẽ đường dây nguồn.
+Bước 2: Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn.
+ Bước 3: Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện.
+Bước 4:Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.
Bài 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
* So sánh điểm giống và khác nhau giữa công tắc hai cực và công tắc ba cực.
– Bên ngoài: Đều giống nhau có vỏ và bộ phận tác động.
– Bên trong: Giống nhau:đều có bộ phận tiếp điện.
Khác nhau: Công tắc hai cực có 1 cực động, 1 cực tĩnh.
Công tắc ba cực có 1 cực động và 2 cực tĩnh.
* Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện:
– Nêu cách mắc hai công tắc 3 cực trong mạch điện?
* Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
Bài 10: Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
* Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện.
– Nêu cách mắc công tắc 3 cực trong mạch điện?
– Nêu nguyên lý làm việc của mạch điện?
+ Khi bật công tắc sang vị trí 1, dòng điện từ nguồn điện qua công tắc, qua đèn 1, kín mạch. Đèn 1 sáng, đèn 2 tắt.
+ Khi bật công tắc sang vị trí 2, dòng điện từ nguồn điện qua công tắc, qua đèn , kín mạch. Đèn 2 sáng, đèn 1 tắt.
* Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà.
* Mạng điện lắp đặt kiểu nổi:
– Dây dẫn được đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ và lồng trong các ống luồn dây cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm , xà…..
* Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm:
– Dây dẫn đặt trong rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà…
* Công dụng của các phụ kiện:
+ Ống nối chữ T: được dùng để phân nhánh dây dẫn điện mà không dùng mối nối rẽ.
+ Ống nối chữ L: được sử dụng để nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau
+ Ống nối nối tiếp: được dùng để nối nối tiếp hai ống luồn dây với nhau.
+ Kẹp đỡ ống: dùng để cố định ống luồn dây trên tường, có đường kính phù hợp với đường kính ống
* Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi.
+ Đường dây phải đặt song song với vật kiến trúc.
+ Tổng tiết diện dây dẫn không vượt quá 40% tiết diện của ống.
+ Không luồn các dây dẫn có cấp điện áp khác nhau vào chung một ống.
* So sánh ưu, nhược điểm của phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và kiểu ngầm:
Phương pháp lắp đặt |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Lắp đặt kiểu nổi. |
– Tránh được tác động xấu của môi trường lên dây dẫn điện. – Dễ sửa chữa. |
– Không đạt được tính thẩm mĩ cao. |
Lắp đặt kiểu ngầm. |
– Tránh được tác động xấu của môi trường lên dây dẫn điện. – Đạt được tính thẩm mĩ cao. |
– Khó sửa chữa. |
Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
*Kiểm tra các phần tử nào của mạng điện trong nhà?
– Kiểm tra dây dẫn điện.
– Kiểm tra cách điện của mạng điện.
– Kiểm tra các thiết bị điện.
– Kiểm tra các đồ dùng điện.
* Nêu những chú ý khi kiểm tra cầu chì, ổ cắm, phích cắm.
– Cầu chì: Lắp đặt ở dây pha, có nắp đậy, vỏ không mẻ, dây chì đúng yêu cầu kĩ thuật.
– Ổ cắm – Phích cắm: Không bị vỡ, vỏ cách điện, các chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt các cực ổ cắm điện. Không đặt nơi ẩm ướt, quá nóng hay nhiều bụi, tránh chập mạch, đánh lửa, dùng nhiều ổ cắm ở các cấp điện khác nhau.
* Vì sao cần phải kiểm tra định kì mạng điện trong nhà?
– Để sử dụng hệ thống điện có hiệu quả và an toàn.
– Ngăn ngừa kịp thời các sự cố đáng tiếc xảy ra. Đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
* Tại sao không dùng dây đồng cùng kích thước thay cho dây chì trong cầu chì cháy?
– Không thể dùng dây đồng cùng kích thước thay cho dây chì trong cầu chì cháy, vì dây đồng có nhiệt độ nóng chảy cao hơn dây chì, khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải thì sẽ không bảo vệ được đồ dùng điện và mạch điện của mạng điện trong nhà.
*Nêu cách kiểm tra các đồ dùng điện khi kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà ?
Cách kiểm tra các đồ dùng điện
– Kiểm tra cách điện đồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thủy tinh phải nguyên vẹn, không nứt vỡ. Chi tiết nào vỡ cần phải thay ngay
– Dây dẫn điện không bị hở cách điện,không rạn nứt. Kiểm tra kĩ các chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện; nếu bị gãy, có vết rạn nứt thì khi vặn xoắn dễ gây ngắn mạch hoặc chạm điện ra vỏ.
– Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, các đồ dùng điện bị hư hỏng cần được sửa chữa ngay. Chỉ khi nào những đồ dùng đó đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp