Đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê chi tiết có đáp án

0
1645
Rate this post

Mời các em cùng tham khảo bộ đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê kèm hướng dẫn trả lời câu hỏi chi tiết, bám sát nội dung đề thi. Với bộ đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê được các thầy cô biên soạn sẽ giúp các em vượt qua các kì thi sắp tới một cách dễ dàng nhất.

Đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê chi tiết có đáp án
Đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê chi tiết có đáp án

Đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê – Đề số 1

Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

GIẾT CON SƯ TỬ Ở NÊ-MÊ

Thuở ấy ở Nê-mê có một con sư tử to lớn hung dữ gấp mười lần con sư tử ở Xi-tê-rông. Bố nó chính là tên Đại khổng lồ Ty-phông, đã có lần quật ngã Dớt. Mẹ nó là Ê-chit-na, một con quỷ cái nửa người nửa rắn. Các anh em sư tử cũng đều là những loại ghê gớm cả. Nữ thần Hê-ra đã nuôi con sư tử này và đem thả vào vùng Nê-mê. Ác thú sống trong một cái hang có hai lối: một lối ra, một lối vào. Ngày ngày nó xuống đồng cỏ bắt gia súc, phá hoại mùa màng của nhân dân. Sư tử Nê-mê còn khác sư tử Xi-tê-rông ở chỗ không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được. Hê-ra-clet làm thế nào để trị được con quái vật này? Các vị thần luôn luôn theo dõi giúp đỡ người anh hùng. Thần A-pô-lông cho chàng một cây cung và một ống tên. Thần Héc-mes cho chàng một thanh gươm dài và cong. Thần Hê-phai-tôx rèn cho chàng một bộ áo giáp vàng. Còn nữ thần A-then-na ban cho chàng một bộ quần áo do tự tay nàng dệt lấy vải may thành áo, thành quần rất đẹp. Đây là cây chùy gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ ác thú ở Xi-tê-rông. Hồi ấy chàng tìm thấy một cây gỗ to và quý ở trong một khu rừng già. Cây gỗ rắn như sắt, chắc như đồng khiến chàng nghĩ tới có thể sử dụng nó làm một thứ vũ khí. Chàng bèn đốn cây chặt hết cành lá, chỉ lấy đoạn gốc để đẽo thành chùy. Chính với cây chùy này mà chàng hạ thủ được con sư tử Xi-tê-rông

Nhưng lần giao đấu này với sư tử Nê-mê không dễ dàng như lần trước. Hê-ra-clet phải tìm đến tận hang ổ của con vật. Chàng rình mò, xem xét thói quen, tính nết của nó rồi nghĩ kế diệt trừ. Sư tử Nê-mê ở trong một cái hang có hai cửa, vì thế không dễ đón đánh được nó. Hê-ra-clet thấy tốt nhất là phải lấp kín đi một cửa, buộc nó phải về theo một con đường nhất định. Và chàng mai phục ngay trước cửa hang. Chờ cho con vật ra khỏi hang, chàng giương cung bắn. Những mũi tên của chàng lao vút đi trúng liên tiếp vào thân con ác thú nhưng bật nảy ra và quằn đi như bắn vào vách đá. Không còn cách gì khác là phải lao vào con ác thú giao chiến với nó bằng gươm, bằng chùy. Nhưng đến gần nó thì thật là nguy hiểm. Hê-ra-clet thận trọng trong từng đòn đánh con vật, vì chỉ sơ hở một chút thì người anh hùng sẽ biến thành bữa ăn ngon miệng cho sư tử. Lừa cho ác thú vồ hụt, chàng vung gươm bổ một nhát trời giáng xuống đầu nó. Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nẩy như khi ta chém dao xuống đá. Da con vật chẳng hề xây xát. Hê-ra-clet dùng chùy. Chàng hy vọng nện liên tiếp vào đầu nó thì nó sẽ không thể còn sức mà giao đấu với chàng. Nhưng chàng không thể nào nện liên tiếp vào đầu con vật. Chàng còn phải tránh những đòn ác hiểm của nó như quật đuôi, vả trái, tát phải, nhẩy bổ, lao húc… Bây giờ thì chỉ còn cách vật nhau với nó. Hê-ra-clet lợi dụng một đòn tấn công hụt của ác thú, nhảy phắt lên lưng, cỡi trên mình nó, hai chân quặp lấy thân còn hai tay vươn ra bóp cổ, ấn đầu nó xuống đất. Con sư tử không còn cách gì đối phó lại được. Hai chân sau của nó ra sức đạp mạnh xuống đất để hất người ngồi trên lưng nó xuống, nhưng vô ích. Còn hai chân trước của nó chỉ biết cào cào trên mặt đất. Trong khi đó thì đôi bàn tay của Hê-ra-clet, như đôi kìm sắt thít chặt lấy cổ họng nó, khiến nó ngạt thở phải há hốc mồm ra và hộc hộc lên từng cơn. Chẳng bao lâu thì con thú yếu dần, cuối cùng chỉ còn là một cái xác. Thế là Hê-ra-clet vượt qua được một thử thách, lập được một chiến công kỳ diệu. Chàng muốn lột lấy bộ da sư tử làm áo giáp, dùng đầu sư tử làm mũ đội. Nhưng chẳng dao nào rạch được trên da con vật. Hê-ra-clet lấy luôn móng sắc con vật thay dao. Và chàng mặc bộ áo của chiến công ấy, đội chiếc mũ của vinh quang ấy, trở về Mi-xen báo công với nhà vua Ơ-rit-xtê. Với bộ áo bằng da sư tử Nê-mê, từ nay trở đi Hê-ra-clet trở thành vô địch, không vũ khí nào có thể làm chàng đứt thịt rách da.

Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Hê-ra-clet, nhân dân Hy Lạp sau này cứ hai năm một lần tổ chức Hội Nê-mê ở thung lũng Nê-mê thuộc đất Ác-gô-lit. Hội mở vào giữa mùa hè thường kéo dài độ ba đến bốn ngày để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với thần Dớt. Sau cái nghi lễ tôn giáo là đến các trò thi đấu thể dục thể thao. Trong thời gian mở hội, các thành bang Hy Lạp tạm thời hòa hoãn các cuộc xung đột, các mối hiềm khích để vui chơi.

(Trích Mười hai kỳ công của Hê-ra-clet, Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa, NXB Văn học, 2014, tr.386-389)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Sự kiện chính được kể trong văn bản trên là gì?

A. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Xi-tê-rông.
B. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Nê-mê.
C. Hê-ra-clet nhận vũ khí từ các vị thần.
D. Hê-ra-clet được các thần giao sứ mệnh giúp loài người.

Câu 2. Ai là người nuôi con sư tử Nê-mê?

A. Thần Dớt.
B. Thần A-pô-lông.
C. Thần Héc-mes.
D. Nữ thần Hê-ra.

Câu 3. Con sư tử Nê-mê thường gây họa gì cho con người?

A. Gây ra lũ lụt, mất mùa.
B. Bắt dân xứ Nê-mê phải hàng năm phải hiến tế người.
C. Bắt gia súc, phá hoại mùa màng.
D. Gây thảm họa động đất, sóng thần.

Câu 4. Hê-ra-clet hạ được con sư tử ở Nê-mê bẳng cách nào?

A. Dùng vũ khí của các vị thần ban cho.
B. Nhờ vào sự giúp sức của các vị thần.
C. Dùng cây chùy mà chàng tự làm.
D. Dùng chính đôi bàn tay của mình.

Câu 5. Chi tiết Hê-ra-clet lấp kín một cửa hang của con sư tử Nê-mê cho thấy chàng là con người như thế nào?

A. Thông minh.
B. Dũng cảm
C. Kiên quyết
D. Tài hoa.

Câu 6. Hình tượng sư tử Nê-mê có ý nghĩa gì?

A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác.
B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.
C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội.
D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của loài người.

Câu 7. Chiến công của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì?

A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại.
B. Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người.
C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng.
D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ.

Câu 8. Theo bạn, có thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sư tử Nê-mê “không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được” trong văn bản hay không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

– Không thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sử tử Nê-mê “không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng”

– Vì nếu thiếu chi tiết này thì tác phẩm không thể miêu tả cuộc chiến giữa con người và ác thú căng thẳng, làm nổi bật thử thách của nhân vật chính; đồng thời, không thể tôn vinh sức mạnh của Hê-ra-clet.

Câu 9. Qua chi tiết Hê-ra-clet dù có đủ vũ khí được thần linh ban phát nhưng vẫn phải dùng chính đôi tay của mình để diệt trừ ác thú, bạn rút ra bài học gì?

Hướng dẫn giải:

– Nêu ra bài học cho bản thân.

– Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy.

Câu 10. Sau khi diệt trừ con sư tử Nê-mê, Hê-ra-clet có được thêm bộ áo giáp và mũ hộ thân. Từ chi tiết này, bạn quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa thách thức và cơ hội? (Trả lời bằng 4-5 câu)

Hướng dẫn giải:

– Nêu quan niệm của bản thân về mối quan hệ giữa thử thách và cơ hội.

– Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy.

Đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê – Đề số 2

Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

GIẾT CON SƯ TỬ Ở NÊ-MÊ 

Bạn đang xem: Đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê chi tiết có đáp án

Thuở ấy ở Nê-mê có một con sư tử to lớn hung dữ gấp mười lần con sư tử ở Xi-tê-rông . Bố nó chính là tên Đại khổng lồ Ty-phông, đã có lần quật ngã Dớt . Mẹ nó là Ê-chit-na, một con quỷ cái nửa người nửa rắn. Các anh em sư tử cũng đều là những loại ghê gớm cả. Nữ thần Hê-ra đã nuôi con sư tử này và đem thả vào vùng Nê-mê. Ác thú sống trong một cái hang có hai lối: một lối ra, một lối vào. Ngày ngày nó xuống đồng cỏ bắt gia súc, phá hoại mùa màng của nhân dân. Sư tử Nê-mê còn khác sư tử Xi-tê-rông ở chỗ không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được. Hê-ra-clet làm thế nào để trị được con quái vật này? Các vị thần luôn luôn theo dõi giúp đỡ người anh hùng. Thần A-pô-lông cho chàng một cây cung và một ống tên. Thần Héc-mes cho chàng một thanh gươm dài và cong. Thần Hê-phai-tôx rèn cho chàng một bộ áo giáp vàng. Còn nữ thần A-then-na ban cho chàng một bộ quần áo do tự tay nàng dệt lấy vải may thành áo, thành quần rất đẹp. Đây là cây chùy gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ ác thú ở Xi-tê-rông.

Hồi ấy chàng tìm thấy một cây gỗ to và quý ở trong một khu rừng già. Cây gỗ rắn như sắt, chắc như đồng khiến chàng nghĩ tới có thể sử dụng nó làm một thứ vũ khí. Chàng bèn đốn cây chặt hết cành lá, chỉ lấy đoạn gốc để đẽo thành chùy. Chính với cây chùy này mà chàng hạ thủ được con sư tử Xi-tê-rông Nhưng lần giao đấu này với sư tử Nê-mê không dễ dàng như lần trước. Hê-ra-clet phải tìm đến tận hang ổ của con vật. Chàng rình mò, xem xét thói quen, tính nết của nó rồi nghĩ kế diệt trừ. Sư tử Nê-mê ở trong một cái hang có hai cửa, vì thế không dễ đón đánh được nó. Hê-ra-clet thấy tốt nhất là phải lấp kín đi một cửa, buộc nó phải về theo một con đường nhất định. Và chàng mai phục ngay trước cửa hang. Chờ cho con vật ra khỏi hang, chàng giương cung bắn. Những mũi tên của chàng lao vút đi trúng liên tiếp vào thân con ác thú nhưng bật nảy ra và quằn đi như bắn vào vách đá. Không còn cách gì khác là phải lao vào con ác thú giao chiến với nó bằng gươm, bằng chùy. Nhưng đến gần nó thì thật là nguy hiểm. Hê-ra-clet thận trọng trong từng đòn đánh con vật, vì chỉ sơ hở một chút thì người anh hùng sẽ biến thành bữa ăn ngon miệng cho sư tử. Lừa cho ác thú vồ hụt, chàng vung gươm bổ một nhát trời giáng xuống đầu nó. Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nẩy như khi ta chém dao xuống đá. Da con vật chẳng hề xây xát. Hê-ra-clet dùng chùy. Chàng hy vọng nện liên tiếp vào đầu nó thì nó sẽ không thể còn sức mà giao đấu với chàng. Nhưng chàng không thể nào nện liên tiếp vào đầu con vật. Chàng còn phải tránh những đòn ác hiểm của nó như quật đuôi, vả trái, tát phải, nhẩy bổ, lao húc… Bây giờ thì chỉ còn cách vật nhau với nó. Hê-ra-clet lợi dụng một đòn tấn công hụt của ác thú, nhảy phắt lên lưng, cỡi trên mình nó, hai chân quặp lấy thân còn hai tay vươn ra bóp cổ, ấn đầu nó xuống đất. Con sư tử không còn cách gì đối phó lại được. Hai chân sau của nó ra sức đạp mạnh xuống đất để hất người ngồi trên lưng nó xuống, nhưng vô ích. Còn hai chân trước của nó chỉ biết cào cào trên mặt đất. Trong khi đó thì đôi bàn tay của Hê-ra-clet, như đôi kìm sắt thít chặt lấy cổ họng nó, khiến nó ngạt thở phải há hốc mồm ra và hộc hộc lên từng cơn. Chẳng bao lâu thì con thú yếu dần, cuối cùng chỉ còn là một cái xác. Thế là Hê-ra-clet vượt qua được một thử thách, lập được một chiến công kỳ diệu. Chàng muốn lột lấy bộ da sư tử làm áo giáp, dùng đầu sư tử làm mũ đội. Nhưng chẳng dao nào rạch được trên da con vật. Hê-ra-clet lấy luôn móng sắc con vật thay dao. Và chàng mặc bộ áo của chiến công ấy, đội chiếc mũ của vinh quang ấy, trở về Mi-xen báo công với nhà vua Ơ-rit-xtê. Với bộ áo bằng da sư tử Nê-mê, từ nay trở đi Hê-ra-clet trở thành vô địch, không vũ khí nào có thể làm chàng đứt thịt rách da.

Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Hê-ra-clet, nhân dân Hy Lạp sau này cứ hai năm một lần tổ chức Hội Nê-mê ở thung lũng Nê-mê thuộc đất Ác-gô-lit. Hội mở vào giữa mùa hè thường kéo dài độ ba đến bốn ngày để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với thần Dớt. Sau cái nghi lễ tôn giáo là đến các trò thi đấu thể dục thể thao. Trong thời gian mở hội, các thành bang Hy Lạp tạm thời hòa hoãn các cuộc xung đột, các mối hiềm khích để vui chơi.

Câu 1: Chú ý đặc điểm của khu vườn có cây táo vàng.

Trả lời:

– Khu vườn được trông coi bởi con rồng La-đông. Nó có đến 100 cái đầu và nó chẳng bao giờ ngủ.

– Đặc biệt, Hê-ra còn giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ trông coi

Câu 2: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clet với Ăng-tê được miêu tả như thể nào?

Trả lời:

Cuộc giao chiến đó diễn ra vô cùng quyết liệt. Hê-ra-clet quật Ăng-tê ngã xuống đất, nhưng sau đó hắn lại đứng dậy và tiếp tục giao đấu với Hê-ra-clet. Hê-ra-clet nhanh chóng nhận ra điểm bất thường. Chàng nhấc bổng Ăng-tê lên và xoay ngược đầu hắn xuống.

Câu 3: Chú ý những hình ảnh mang tính biểu tượng “Prô-mê-tê bị xiềng”.

Trả lời:

– Thần Dớt đã cho lũ tay sai đóng đanh xiềng Prô-mê-tê vào núi đá

– Sai một con đại bàng ngày ngày tới mổ bụng Prô-mê-tê

– Prô-mê-tê là bất tử

– Ban ngày, buồng gan bị con ác điểu ăn ban đêm nó lại mọc lại như mới

– Prô-mê-tê đã dũng cảm chịu cực hình suốt hàng bao thế kỉ nhưng vẫn không chịu khuất phục Dớt.

Câu 4: Chú ý chi tiết Hê-ra-clet giơ lưng ra chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát.

Trả lời:

Hê-ra-clet nhận lời, ghé vai vào giơ lưng ra chống đỡ bầu trời. Một sức nặng ghê gơm, chưa từng thấy, đè lên vai và lưng người con trai của thần Dớt vĩ đại. Gân cốt trong người chàng như căng ra. Khỏe mạnh như chàng mà khi ghé vai vào chống đỡ cũng loạng choạng, mồ hôi đổ ra như tắm.

Câu 5: Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clet và thần Át-lát có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Nó thể hiện sự tài trí của Hê-ra-clet và sự gian xảo của thần Át-lát.

Câu 6: Từ hình ảnh nào trong đoạn trích mà ở môn địa lí, các tập bản đồ được gọi là át-lát?

Trả lời:

Từ hình ảnh thần Át-lát trong Thần thoại hy Lạp mà các tập bản đồ được gọi là át-lát.

Câu 7: Mỗi phần trong văn bản Hê-ra-clet đi tìm táo vàng kể về sự kiện gì? Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clet đã phải trải qua những thử thách nào?

Trả lời:

– Mỗi phần của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có  kể lại các sự việc:

Phần 1: nguồn gốc và đặc điểm của cây táo vàng

Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.

Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.

Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát và lấy được táo vàng.

– Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clet đã phải trải qua những thử thách: Giao chiến với hai cha con thần chiến tranh A-rét, tìm thần Nê-rê để hỏi đường, chiến đấu với vua Ai Cập – kẻ bắt chàng làm vật hiến tế.

Câu 8: Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. Em hiểu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy như thế nào?

Trả lời:

– Những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích

+ Các vị thần như: thần Dớt, thần Át-lát, thần Pro-mê-tê, thần biển, tiên nữ…

+ Pro-mê-tê là một người bất tử

+ Hê-ra-clet gánh hộ bầu trời cho thần Át-lát để thần đi lấy hộ táo vàng

+ Những con vật kì lạ: rồng trăm đầu, ác điểu mổ bụng ăn gan Pro-mê-tê.

– Ý nghĩa của những chi tiết này: tạo sự hấp dẫn, ly kỳ cho câu chuyện, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc và đồng thời làm nổi bật lên sức mạnh của Hê-ra-clet

Câu 9: Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời:

– Hê-ra-clet là một người có trách nhiệm khi nghe theo lệnh của vua Ơ-ri-xtơ đoạt được những quả táo vàng.

– Hê-ra-clet là một người kiên trì, bền bỉ. Không thể biết được chính xác vị trí của những quả táo vàng, Hê-ra-clet kiên trì đi tìm hiếm, hỏi han mọi người.

– Hê-ra-clet là một người dũng cảm, gan dạ khi chiến đấu với Ăng-tơ, chống đỡ bầu trời hộ thần Át-lát

– Hê-ra-clet là một người nhân hậu khi giải thoát cho thần Pro-mê-tê thoát khỏi sự khổ đau do lệnh trừng phát của thần Dớt.

Câu 10: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?

Trả lời:

– Đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lý giải của con người thời cổ đại về sức mạnh siêu nhiên, nguồn gốc của con người cùng với nền văn minh mà con người có trên cơ sở của sự tưởng tượng, phi khoa học.

– Theo em, ngày nay câu chuyện này vẫn còn sức hấp dẫn với người đọc. Bởi tình huống li kì, hoang đường của nó. Cùng với những con người mang theo những sức mạnh siêu nhiên như những vị anh hùng thực thụ thể hiện rõ bản lĩnh về sự dũng cảm, gan dạ, kiên trì và nhân hậu.

Câu 11: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.

Trả lời:

Chi tiết của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em đó là khi thần Át-lát có ý định để Hê-ra-clet đỡ hộ bầu trời luôn hộ mình thì Hê-ra-clet nhanh trí, giả bộ cảm ơn và nhờ thần Át-lát đỡ hộ bầu trời một lúc để lấy tấm da lót vào vai cho đỡ đau. Sau đó, thần Át-lát đỡ lấy bầu trời và Hê-ra-clet nhặt những quả táo lên và tạm biệt thần Át-lát và nói đây là hình phạt mà thần Dớt dành riêng cho Át-lát nên tốt nhất nên để thần Át-lát tự làm. Chi tiết đó thể hiện sự tài trí của Hê-ra-clet trước âm mưu đen tối của Át-lát.

Câu 12: Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích ý nghĩa của những điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Pro-mê-tê bị xiềng.

Trả lời:

– Ăng-tê và Đất Mẹ: biểu tượng cho tình cảm mẹ con thiêng liêng, cao quý

– Thần Prô-mê-tê là một biểu tượng văn hóa của loài người. Hình ảnh thần Prô-mê-tê bị xiềng cho thấy gánh nặng, rào cản phát triển của văn minh nhân loại.

Hy vọng với bộ 2 đề đọc hiểu đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê chi tiết có đáp án mà tổng hợp gửi đến các em sẽ giúp các em làm bài thật tốt trong kì thi sắp tới.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-doc-hieu-giet-con-su-tu-o-ne-me/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp