Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2022 – 2023

0
120
Rate this post

Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 11 năm 2022 – 2023 gồm 4 đề thi giữa kì 1 có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết.

Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Vật lý năm 2022 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề thi giữa kì 1 môn tiếng Anh 11, đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn, Toán 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 11

Họ và tên : ……………………. .

Lớp: 11B….

MA TRẬN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 LỚP 11

Môn : Vật Lí – Thời gian: 45 phút

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Vật lí lớp 11 sau khi HS học xong chương I, II ( cụ thể ở khung ma trận)

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

– Hình thức: Kiểm tra 1 tiết, TNKQ, 10 câu TN – 2 câu tự luận. HS làm bài trên lớp.

a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình

Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Số tiết thực Trọng số
LT VD LT VD
Chương I: Điện tích – Điện trường 11 7 4,9 6,1 20,4 25,4
Chương II: Dòng điện không đổi 13 6 4,2 8,8 17,5 36,7
Tổng 24 13 9,1 14,9 37,9 62,1

b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu

(chuẩn cần kiểm tra)

Điểm số
Cấp độ 1,2 Chương I: Điện tích – Điện trường 20,4 6,1≈ 6 2
Chương II: Dòng điện không đổi 17,5 5,3≈ 5 1,6
Cấp độ 3, 4 Chương I: Điện tích – Điện trường 25,4 7,6 ≈ 8 2,7
Chương II: Dòng điện không đổi 36,7 11≈ 11 3,7
Tổng 100 30 10

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lý 11

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A. vuông góc với đường sức điện trưường.

B. theo một quỹ đạo bất kỳ.

C. ngược chiều đường sức điện trường.

D. dọc theo chiều của đường sức điện trường.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1. 10-31(kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6. 10-19(C).

Câu 3. Bộ nguồn điện có n nguồn giống nhau (E, r) được mắc nối tiếp, suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn được xác định bởi

A. Eb = E , rb = nr

B. E_{b}=frac{n}{E}, r_{b}=frac{I I}{r}

C. Eb = nE , rb = r

D. Eb = nE , rb = nr

Câu 4. Công của dòng điện có đơn vị là:

A. J/s

B. kWh

C. W

D. kVA

Câu 5. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của cường độ dòng điện?

A. Ampe (A)

C. Giây trên Culông (s/C)

B. Culông trên giây (C/s)

D. Vôn trên ôm (V/)

Câu 6. Một điện tích điểm Q = 3. 10-8 C gây ra một cường độ điện trường là 3. 105 V/m tại một điểm cách nó một khoảng

A. 1 cm

B. 2cm

C. 3cm

D. 4cm

Câu 7. Hãy chỉ ra biểu thức của định luật Junlenxơ

A. Q = I2Rt

C. Q = U2Rt2

B. Q = UI2t

D. Q = U2Rt

Câu 8. Một tụ điện tích được một lượng điện tích là 10. 10-4 C. Khi đặt vào hai đầu bản tụ một hiệu điện thế 20V. Điện dung của tụ điện là:

A. 5mF

B. 50mF

C. 5nF

D. 50nF

Câu 9. Cho hiệu điện thế UAB = 200V. Một điện tích q = 10-7C dịch chuyển từ điểm A đến điểm B. Năng lượng mà điện tích thu được khi dịch chuyển là bao nhiêu?

A. 2. 10-5J

B. 20. 10-5 J

C. 2. 105 J

D. 20. 105 J

Câu 10. Trên nhãn của một bàn là điện có ghi : 220V- 1100W. Nếu dùng bàn là trên ở hiệu điện thế 220V trong 10 phút thì bàn là tiêu thụ một lượng điện năng là:

A. 660J

B. 6600J

C. 66000J

D. 660000J

II. Phần tự luận (5điểm) (Làm bài tự luận ra giấy kiểm tra và kẹp vào)

Câu 1(2,5đ): Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi nguồn có suất điện động 5V, điện trở trong 1W.

Các điện trở R1 = 6W, R2 = R3 = 4W.

a/ Xác định điện trở mạch ngoài?

b/ Tính cường độ dòng điện mạch chính? Hiệu điện thế mạch ngoài?

c/ Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài và của bộ nguồn? Hiệu suất

của bộ nguồn?

d/ Tính điện năng tiêu thụ của bộ nguồn trong thời gian 5 phút?

Câu 2 (2,5đ). Hai điện tích điểm q1 = -10-6C và q2 = 10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không.

a) Tính lực tương tác giữa hai điện tích.

b) Tính cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20cm và cách B 60cm. .

c) Đặt tại N một điện tích q3= 10-6 Tính lực điện tác dụng lên q3.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lý 11

I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A D B C C A B A D
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết đề thi

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-thi-giua-hoc-ki-1-mon-vat-ly-lop-11/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp