Đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 2

0
234
Rate this post

Nội dung chính

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1 – Đọc thành tiếng (4 điểm)

2 – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm)

Bạn đang xem: Đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 2

CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU

Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

(Theo Văn Thảo)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm)

A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi

B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa

C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi

Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm)

A. 3 câu

B. 4 câu

C. 5 câu

Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm)

A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động

B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên

C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già

Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm)

A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi

B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung

C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Trên con tàu vũ trụ

Kim đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút. Tôi nghe thấy một tiếng nổ kinh khủng và cảm thấy con tàu đang bay lên một cách chậm chạp.

Mặt đất thông báo: “Đã bay được 70 giây.” Tôi không còn ngồi trên ghế được nữa, mà treo lơ lửng giữa trần và sàn tàu. Tất cả bỗng nhiên nhẹ hẳn. Tay, chân và mọi bộ phận cơ thể như không còn của tôi nữa. Tất cả đồ đạc cũng bay. Suốt thời gian đó, tôi vẫn làm việc, theo dõi các thiết bị của con tàu, ghi chép mọi nhận xét vào cuốn sổ. Có lúc tôi quên mình đang ở đâu, đặt bút chì xuống cạnh người và lập tức nó bay ra xa.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy tưởng tượng mình đang ngồi trên một con tàu bay vào vũ trụ. Hình dung và tả lại những gì em nhìn thấy xung quanh.

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

A. 2 – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B (Những con đường mòn…trong gió.
+ Thủy hình dung…nào đó.
+ Và dãy núi đá vôi…xế bóng.
+ Mọi vật sáng lên…như nhung.)
A C

B. 2. Tập làm văn

Em rất thích những buổi tối mùa hè, ngồi trước hiên nhà ngắm bầu trời đầy sao. Bà thường chỉ cho em thấy đâu là ngôi sao Thần Nông, đâu là ngôi sao Bắc Đẩu. Màn đêm lúc đó giống như một tấm thảm nhung được đính biết bao nhiêu kim cương sáng chói. Vẻ đẹp kì diệu ấy khiến cho em khao khát được khám phá không gian đằng sau những đám mây đó và ao ước một ngày mình có thể bay vào vũ trụ để thỏa mãn ước mơ.

Em nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang được ngồi trong con tàu vũ trụ chuẩn bị bay vào không gian. Sau một tiếng động lớn thì em thấy con tàu dịch chuyển dần dần và vút lên không trung. Qua ô cửa kính, em nhìn thấy phía ngoài, những đám mây như làn sương khói. Thế mà khi nhìn từ mặt đất, em tưởng như chúng đặc như keo, dày và nặng. Một lúc sau, em thấy người nhẹ bẫng. Cả người và mọi vật trong con tàu cứ thế lơ lửng. Vì tàu đã ở ngoài vũ trụ nên không còn chịu ảnh hưởng của trọng lực từ trái đất nữa. Nhìn từ vũ trụ, trái đất đẹp biết bao, trông như một quả cầu khổng lồ với những màu sắc đẹp đẽ, tươi tắn. Những đại dương bao la tạo nên sắc xanh huyền bí khiến trái đất nổi bật giữa vũ trụ mênh mông, các đám mây trắng vờn quanh càng tăng thêm sự huyền ảo. Từ vũ trụ, những ngôi sao cũng to hơn và sáng lấp lánh, vẻ đẹp đó khiến em chỉ muốn đắm mình lâu hơn vào không gian thần tiên ấy.

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

Môn Tiếng Việt – Lớp 3

(Thời gian 70 phút – Không kể thời gian giao đề)

I. Kiểm tra đọc

A. Đọc to: (4 điểm)

GV tự kiểm tra các bài tập đọc từ tuần 19 đến 33 tại lớp. Đọc 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi liên quan.

B. Đọc hiểu: (6 điểm – 30 phút)

Đọc thầm đoạn văn sau và viết đáp án vào giấy kiểm tra:

QUÊ HƯƠNG

Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú.

Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.

Câu 1: Quê Thảo là vùng nào? (M1)

A. Vùng thành phố náo nhiệt.

B. Vùng nông thôn trù phú.

C. Vùng biển thơ mộng.

Câu 2: Những ngày ở quê, tối đến, Thảo làm gì? (M2)

A. Đi chăn trâu cùng cái Tí.

B. Theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào.

C. Ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.

Câu 3: Câu văn nào không sử dụng hình ảnh so sánh? (M3)

A. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

B. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

C. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

Câu 4: Vì sao Thảo mong đến kì nghỉ hè để về quê? (M4)

A. Vì quê hương Thảo rất giàu có.

B. Vì quê Thảo yên tính, không ồn ã như thành phố.

C. Vì Thảo yêu quê hương. nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo.

Câu 5: Dòng nào có từ ngữ không cùng chủ điểm với các từ ngữ khác? (M3)

A. bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà khoa học

B. đóng phim, đóng kịch, sáng tác nhạc, vẽ tranh

C. điền kinh, bơi lội, bóng đá, chọi trâu

Câu 6: Những từ ngữ ở dòng nào chỉ có các môn thể thao? (M2)

A. Chạy vượt rào, nhảy xa, đá bóng, đua voi.

B. Nhảy xa, đá bóng, bơi lội, cờ vua.

C. Đá bóng, bơi lội, cờ vua, chọi trâu.

Câu 7: Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa về cây cối. (M4)

Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu “Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố.” trả lời cho câu hỏi nào? (M2)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Như thế nào?

Câu 9: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu “Mẹ nói…. “Con cần học tập chăm chỉ hơn nhé!”(M3)

A. Dấu chấm

B. Dấu phẩy

C. Dấu hai chấm

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.” (M3)

II. Kiểm tra viết

A. Chính tả: (4 điểm)

Cây gạo

Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Vũ Tú Nam

B. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

  • Học sinh đọc 1 đoạn trong các các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33
  • Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc

* Cách đánh giá, cho điểm:

  • Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng từ, tiếng (không sai quá 5 từ): 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung: 1 điểm

2. Đọc hiểu – LTVC (6 ĐIỂM)

Câu Đáp án Mức – Điểm
1 B M1 – 0,5
2 C M2 – 0,5
3 A M3 – 0,5
4 C M4 – 0,5
5 C M3 – 0,5
6 B M2 – 0,5
7 Học sinh đặt được câu có hình ảnh nhân hóa về cây cối M4- 1
8 A M2 – 0,5
9 C M3 – 0,5
10 Đêm tối, thành phố như thế nào? M3 – 1

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: (4 điểm)

– Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Đúng tốc, đúng chính tả: 2,5 điểm

– Trình bày sạch đẹp: 0,5 điểm

– Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm.

2. Tập làm văn: (6 điểm)

Yêu cầu:

  • Đảm bảo từ 7 đến 10 câu
  • Rõ bố cục 3 phần, đúng nội dung kể về một trận thi đấu thể thao
  • 5 – 6 điểm: Đủ bố cục gồm 3 phần, đúng nội dung. Diễn đạt mạch lạc. Thể hiện được cảm xúc của người viết. Không mắc lõi sai về dùng từ, diễn đạt.
  • 2 – 4 điểm: Kém thang điểm 4 – 5 điểm về thể hiện cảm xúc hoặc mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.
  • Dưới 2 điểm: Đảm bảo yêu cầu, chọn lọc chi tiết còn sơ sài, lỗi điển hình về dùng từ, đạt câu…..
  • Tùy mức độ trừ điểm từ 0,5 đến 5 điểm
  • Lạc đề cho 1 điểm
  • 2 bài giống nhau hoàn toàn, không cho điểm.

Bài mẫu:

Trận đấu bóng chuyền giữa đội tuyển CLB Sông Lam Nghệ An và CLB Trung Quốc em vừa được chiếu trên VTV3 làm em nhớ mãi.

Bước vào hiệp đấu đầu tiên, hai đội tập trung thi đấu cao độ, từng đường bóng đẹp mắt được phô diễn, những pha chắn bóng hiệu quả của hai đội giúp duy trì điểm số, kết thúc hiệp đấu với tỉ số sát nút, đội tuyển Trung Quốc vươn lên dẫn trước. Bước sang hiệp hai, đội tuyển Việt Nam bình tĩnh hơn, cô Kim Huệ và Ngọc Hoa vào sân đã giúp đội ta có những pha tấn công chắc chắn hơn, đối thủ dù rất cố gắng nhưng không ngăn được những đường bóng đầy tính toán và dứt khoát của cô Kim Huệ. Hiệp hai thế trận hoàn toàn nghiêng về đội ta, hai đội hòa nhau và bước vào hiệp 3. Lần này đội tuyển Trung Quốc giành quyền phát bóng trước. Hai đội thi đấu rất thận trọng, quyết liệt, tranh nhau từng điểm một. Sau phút hội ý, Việt Nam thực hiện chiến thuật bỏ ngỏ thành công, liên tiếp lên điểm khiến đối thủ bất ngờ, bối rối. Cuối cùng bằng pha tấn công của cô Ngọc Hoa ở phía cánh phải giúp đội tuyển nước nhà giành điểm số quyết định.

Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng đầy thuyết phục trước đội tuyển Trung Quốc. Trận đấu đã mang lại niềm vui, sự tự hào cho khán giả trên sân và khán giả trên mọi miền đất nước về thành tích xuất sắc của những cô gái vàng Việt Nam.

II. 8 đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm):

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm) (35 phút)

1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

Ong Thợ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.

D. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Ong Thợ.

B. Quạ Đen, Ông mặt trời

C. Ong Thợ, Quạ Đen

D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời

Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

D. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:
….………………………………………………………………………………

Theo Võ Quảng.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

A. Trên ngọn cây.

B. Trên vòm lá.

C. Trong gốc cây.

D. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.

Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.

D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.

Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:

….…………………………………………………………………………………………..

Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?
….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả – Nghe – viết (4 điểm) (15 phút)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………

II . Tập làm văn (25 phút) (6 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

  • Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì?
  • Em đã làm việc tốt đó như thế nào?
  • Kết quả của công việc đó ra sao?
  • Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó?

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….………………………………………………………………………………

Đáp án:

I. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)

1. Đọc tiếng (4 điểm):

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc theo yêu cầu: 1 điểm

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu (6 điểm):

Câu 1: C: (0,5 điểm)

Câu 2: A: (0,5 điểm)

Câu 3: C: (0,5 điểm)

Câu 4: D: (0,5 điểm)

Câu 5: B: (1,0 điểm)

Câu 6: HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm

(Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm)

Ví dụ:

Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./…

Câu 7: A: (0,5 điểm)

Câu 8: Ong Thợ, bông hoa: 0,5 điểm; ( tìm đúng 1 từ: 0.25 điểm)

Câu 9. (1,0 điểm)

– HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm

II. Kiểm tra viết (10 điểm):

1. Chính tả: Nghe – viết (4 điểm)

+ Viết đủ bài: 1 điểm

+ Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

+ Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

+ Trình bày đúng quy đinh, viết sạch, đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn (6 điểm)

+ Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

+ Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp.

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

Phòng GD-ĐT CÁI BÈ
Trường TH MĨ LỢI BHọ tên HS:……………………………
Lớp : 3/2
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC ….
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP BA
Phần: Đọc – hiểu
Thời gian: 35 phút

Đọc kĩ bài tập đọc rồi hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Chim chích và sâu đo

Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một con chim chích sà xuống:

– A, có một tên sâu rồi.

Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên.

– Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo cây hồng cao bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta?

– Chim chích phân vân: “Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật không?”

Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền. Nó nghĩ: “Mình đo cây hồng… Mình phải được trả công chứ!

Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: “Ô, sao mầm cây gãy cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi!”

Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi… Nhưng lần này thì đừng hòng!

Chim chích mổ một cái thế là đi đời sâu đo.

Theo Phương Hoài

1. Con sâu đo trong bài là con vật: (0.5đ)

A. Nguy hiểm chuyên phá hại cây xanh.

B. Hiền lành, giúp ích cho cây xanh.

C. Siêng năng vừa có ích, vừa có hại cho cây xanh.

2, Chim chích mắc lừa sâu đo là do: (0.5đ)

A. Chim chích nhìn thấy sâu đo đang làm việc miệt mài để đo cây hồng.

B. Chim chích nửa ngờ, nửa tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo.

C. Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo.

3. Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì?(0.5đ)

A. Chim chích hung dữ, nóng tính và rất háu ăn.

B. Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu đo hại cây.

C. Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây.

4. Hãy gạch dưới từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu: (0.5đ)

“Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm.”

5. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (0.5đ)

Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm.

6. Trong các câu sau câu nào đặt đúng dấu phẩy? (0.5đ)

A. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích nhà nông.

B. Chim chích là chú chim hiền lành, chuyên bắt sâu, giúp ích nhà nông.

C. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích, nhà nông.

Phần 2:

1. Chính tả: (Nghe – viết): Người đi săn và con vượn

(Từ Một hôm đến Người đi săn đứng im chờ kết quả…) TV3, tập 2, trang 113

2. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.

3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 3

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I. Đọc thành tiếng: (6đ)

II. Đọc thầm: (4đ)

GV cho HS đọc thầm bài “Nhà ảo thuật” SGK Tiếng việt 3 tập 2 (trang 41) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao chị em Xô – phi không đi xem ảo thuật?

A. Vì hai chị em Xô – phi không thích xem ảo thuật.

B. Vì bố đang nằm bệnh viện mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố.

C. Vì bố mẹ không cho đi xem ảo thuật.

Câu 2: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp?

A. Vì hai chị em đã có tiền mua vé.

B. Vì hai chị em nôn nóng muốn vào được xem ngay.

C. Vì hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

Câu 3: Các em đã học được ở Xô – phi và Mác phẩm chất nào?
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Hãy cho biết kim giờ và kim phút được nhân hóa bằng cách gọi tên nào?

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước từng bước.

A. Bác, Anh.

B. Chú, Anh.

C. Bác, Cậu.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)

I. Chính tả: (5đ)

Nhớ viết bài: Bận (10 dòng thơ đầu) – SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 59).

II. Tập làm văn: (5đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 4

Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau từ 10–> 12 phút sau đó làm các bài tập bên dưới:

Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng mười âm lịch hằng năm.

Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số. Tiếng trống, tiếng phèng cùng dàn nhạc ngũ âm rộn rã ngân vang. Rồi một hồi còi rúc lên lanh lảnh, hiệu lệnh xuất phát đã điểm. Hàng chục vạn đôi mắt chăm chú theo dõi từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt, nhịp phèng la, đẩy chiếc ghe ngo về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay náo động cả một vùng sông nước.

Với đồng bào Khơ-me, hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà.

Theo Phương Nghi

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nội dung câu hỏi 1 , 2, 4:

Câu 1. Bài văn trên tả cảnh gì?

a. Cảnh ghe xuồng vùng sông nước Nam Bộ.

b. Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ.

c. Cảnh vui chơi của đồng bào Khơ-me.

d. Cuộc thi đấu thể thao.

Câu 2. Quang cảnh lễ hội như thế nào?

a. Đông vui.

b. Tưng bừng, rực rỡ.

c. Im ắng, buồn tẻ.

d. Náo nhiệt, đông vui.

Câu 3: Lễ hội đua ghe ngo có ý nghĩa như thế nào với đồng bào Khơ-me?

Câu 4. Câu mở đầu của bài văn trên thuộc kiểu câu nào?

a. Ai (cái gì, con gì) là gì?

b. Ai (cái gì, con gì) thế nào?

c. Ai (cái gì, con gì) làm gì?

d. Tất cả đều sai.

Câu 5. Từ ngữ nào trong câu “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” trả lời câu hỏi “Như thế nào?”

Câu 6: Tìm và ghi lại câu văn có hình ảnh so sánh có trong bài văn trên.

Câu 7: Đặt một câu văn có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

Phần 2:

1. Chính tả

Thời gian: 15 phút

Giáo viên ghi đề trên bảng và đọc đoạn chính tả sau cho học sinh viết vào giấy kẻ ô li.

Cây Răng Sư Tử

Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây Răng Sư Tử.Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ cái trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo trắng màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh.

2. Tập làm văn

Thời gian: 25 phút ( Không kể thời gian chép đề)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

5. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 5

I. ĐỌC:

A/ Đọc thành tiếng: (6 điểm)

B/ Đọc thầm (4 điểm). Đọc thầm đoạn văn sau:

Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu… Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây gạo nở hoa vào mùa nào?

A . Mùa xuân.

B . Mùa thu.

C . Mùa hè.

2. Những từ ngữ nào nói lên cây gạo làm thay đổi khung cảnh làng quê?

A. Bật ra những chiếc hoa đỏ hồng

B . Làm sáng bừng lên một góc trời quê

C. Tất cả những từ ngữ nêu trong 2 câu trả lời trên.

3. Khi cây gạo ra hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui?

A. Chim én

B. Chim sáo

C. Nhiều loài chim

4. Tiếng đàn chim về trò chuyện với nhau được tác giả so sánh với những gì?

A, Một cái chợ vừa mở.

B. Một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu .

C. Tất cả những điều nêu trong 2 câu trả lời trên

II. Kiểm tra viết (10 điểm)

A/ Viết chính tả: (5 điểm)

Nhớ- viết: Chú ở bên Bác Hồ (2 khổ thơ đầu)

B. Tập làm văn: (5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.

6. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 6

A – Đọc thầm và làm bài tập:

Đọc thầm bài: «Cây gạo» (sách GK Tiếng Việt lớp 3, tập II, trang 144). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Vào mùa hoa .

b. Vào mùa xuân.

c. Vào 2 mùa kế tiếp nhau .

Câu 3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

Đó là: ……………………………………………………………………….…….……

b. 2 hình ảnh.

Đó là: ………….……………………………………………..…………………………

c. 3 hình ảnh.

Đó là: …………………………………………………………………………………..

Câu 4: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

a. Chỉ có cây gạo được nhân hóa .

b. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

c. Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa .

Câu 5: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “bằng gì” trong câu văn sau:

Hằng ngày, Lan đi học bằng xe đạp.

II. Kiểm tra viết.

1 . Chính tả: Nghe – viết Mưa

2. Tập làm văn.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, kể về một buổi lao động ở trường, lớp em.

7. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 7

I. Kiểm tra đọc (10 điểm)

* Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài 34A: Vì sao chú cuội ở trên cung trăng?, tập đọc “Sự tích chú Cuội cung trăng” sách tiếng việt lớp 3 tập 2B trang 91- 92. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1/ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?

a. Chú Cuội đi rừng và chặt nhầm cây thuốc quý nên tình cờ biết được.

b. Chú Cuội đánh chết hổ con và thấy hổ mẹ lấy lá của cây thuốc quý cứu sống hổ con.

c. Ông Tiên thương Cuội thành thật, lo làm lụng nên chỉ cho cây thuốc quý .

Câu 2/ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?

a. Chú dùng cây thuốc vào việc cứu người.

b. Chú dùng cây thuốc cứu con gái phú ông và gả cho về làm vợ.

c. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 3/ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?

a. Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc nên cây bay lên trời.

b. Chú Cuội thấy cây bay lên trời nên nhảy bổ đến. Cây thuốc cứ bay lên, kéo theo Cuội cùng bay lên.

c. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 4/ Bộ phận in đậm trong câu Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?

a. Bằng gì?

b. Khi nào?

c. Cái gì?

II. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả: (5 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Cóc kiện trời” SGK Tiếng Việt 3 Tập 2B trang 83.

2. Tập làm văn: (5 điểm)

Em hãy kể từ 5 – 7 câu nói về một trò chơi hoặc cuộc thi đấu thể thao em đã được xem:

Gợi ý

– Trò chơi hoặc cuộc thi gì?

– Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra ở đâu?

– Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra như thế nào?

– Kết quả ra sao?

8. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 8

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4đ)

Đối đáp với vua

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau :

Nước trong leo lẻo cá đớp cá

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn :

Trời nắng chang chang người trói người

4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo QUỐC CHẤN

II. Đọc văn bản sau và làm bài tập: (6đ)

Nâng niu từng hạt giống

Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Theo Minh Chuyên

Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:

a, Nhà thiên văn học

b, Nhà sản xuất

c, Nhà khoa học

Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?

a. Thuốc trị bệnh dịch hạch

b. Nhiều giống lúa mới

c. Công trình bảo vệ môi trường

Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông?

a, Năm hạt thóc giống quý

b, Mười loại hạt quý

c, Mười hạt thóc giống quý.

Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?

a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người

b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm

c, Cả a, b đều sai.

Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?

a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt

b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét

c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.

Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:

a. Đất nước

b. Làng xóm

c. Làng quê

Câu 7. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?

a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc

b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè

c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi

Câu 8. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu

b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ

c. Anh cua đang bò vào chum nước

Câu 9. (0,5) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của?

………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

Câu 10. (1 đ) Qua câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 11. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Một hôm… ông bảo con:

– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm …. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.

B, Phần luyện từ và tập làm văn

I. Luyện từ và câu (4 đ)

Gạch 1 gạch dưới bộ phận chính thứ nhất, gạch 2 gạch dưới bộ phận chính thứ 2 trong các câu sau

a. Cô giáo là người mẹ thứ hai của em

b. Hè đến, tiếng ve kêu râm ran

II. Viết đoạn, bài (6 đ)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Bài làm

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 8

I. (4đ)

II. (6đ) Đọc văn bản và làm bài tập

Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: a

Câu 5: b

Câu 6: a

Câu 7: c

Câu 8: c

Câu 9: Ông rất say mê nghiên cứu khoa học, nâng niu từng hạt giống

Câu 10 : Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.

Câu 11:

Một hôm, ông bảo con:

– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. 4 điểm (HS Tự làm)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

* Nội dung:

– Bài viết đúng yêu cầu, bố cục, thể thức: 3,0 điểm

* Kĩ năng:

Chữ viết, chính tả: 1,0 điểm

Dùng từ đặt câu: 1,0 điểm;

Cảm xúc, sáng tạo: 1,0 điểm

Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.

Mẫu 1:

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 1

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

A. Đọc thầm:

Vịnh Hạ Long

Mỗi mùa, Vịnh Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên bến cảng vọng lại.

(theo Thi Sảnh)

B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài đọc nói về địa điểm du lịch nào?

A. Vịnh Hạ Long

B. Động Phong Nha

C. Đảo Phú Quốc

2. Mùa xuân ở Vịnh Hạ Long là mùa của loài cá nào?

A. Cá ngừ, cá trích

B. Cá ngừ, cá vược

C. Cá ngừ, cá bạc má

3. Mùa thu ở Vịnh Hạ Long là mùa của loài hải sản nào?

A. Tôm tích

B. Tôm càng

C. Tôm he

4. Những từ nào sau đây được dùng để miêu tả gió mùa hè ở Vịnh Hạ Long?

A. êm ả, phần phật

B. êm ả, mạnh bạo

C. phần phật, nóng bức

5. Bài đọc có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe – viết:

Bài ca về trái đất

Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh, bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!

B. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu, kể về một lễ hội mà em từng tham gia.

  • Gợi ý:
  • Lễ hội đó là lễ hội gì? Được tổ chức ở đâu? Nhân dịp gì?
  • Nơi diễn ra lễ hội được trang trí như thế nào?
  • Không khí ở đó ra sao? Mọi người tham gia với tâm thế như thế nào?
  • Lễ hội diễn ra với những hoạt động nào? Em có tham gia hoạt động nào không?

– Sau khi kết thúc lễ hội, em có những cảm xúc gì?

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

Hướng dẫn trả lời:

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

A. Đọc thầm:

B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. A

2. B

3. C

4. A

5. B (Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió; Ngọn gió lúc êm ả như ru)

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe – viết:

B. Tập làm văn

Bài tham khảo:

Cuối tuần trước, em được tham gia Lễ hội đền Hùng ở Phú Thọ. Đây là ngày mà con dân trên mọi miền đến dâng lễ, tưởng nhở những vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Lúc em đến nơi, trời vẫn còn sớm, chưa có nắng, mà người đã đến rất đông, chật hết các lối đi. Ai cũng vui vẻ, tươi cười giòn giã. Đa số đều mặc áo dài – trang phục truyền thống của dân tộc, hoặc những bộ trang phục lịch sự, đơn giản. Hai tay họ là những mâm lễ, to có, nhỏ có, tất cả đều được bưng cao với niềm thành kính vô bờ. Sau khi cùng mẹ dâng lễ, em mới được nhìn ngắm cảnh vật xung quanh. Khắp các ngọn núi ở đây là một màu xanh rền của cây cối, của mây trời. Tất cả cộng hưởng đem đến vẻ đẹp bao la và hùng vĩ đến ngây ngất. Mãi khi đã lên xe về nhà, trong em vẫn âm vang không khí tấp nập, ồn ào mà náo nhiệt của lễ hội.  Mong rằng, năm sau em sẽ lại được tham gia lễ hội này một lần nữa.


Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Số 2

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 – Đề 2

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

A. Đọc thầm:

Rừng trưa

Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời.

Trên các khoảng đất rộng và chung quanh những lùm cây thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh, không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở đã vội tàn nhanh trong nắng.

(theo Đoàn Giỏi)

B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài đọc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở nơi nào?

A. Rừng đước

B. Rừng khô

C. Rừng xà nu

D. Rừng thông

2. Từ nào sau đây đã được dùng để miêu tả vẻ đẹp của rừng khô?

A. Uy nghi tráng lệ

B. Uy nghi hùng vĩ

C. Hùng vĩ tráng lệ

D. Nhỏ bé uy nghi

3. Vỏ ở thân của những cây tràm có màu gì?

A. Màu xanh

B. Màu đen

C. Màu nâu

D. Màu trắng

4. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, tác giả ngửi thấy mùi hương gì?

A. Mùi lá úa

B. Mùi lá tràm bị hun nóng

C. Mùi lá tươi non

D. Mùi cỏ khô dưới gốc

5. Những bông hoa nhiệt đới trong bài đọc có đặc điểm gì?

A. Chỉ có một màu duy nhất là màu đỏ

B. Vừa lộng lẫy nở đã vội tàn

C. Mỗi lần hoa nở có thể nở rất lâu

D. Các bông hoa to như bàn tay của người lái đò

6. Bài đọc có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

D. 4 hình ảnh

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe – viết:

Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thường làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.

(theo Nguyễn Thi)

B. Tập làm văn

Em hãy viết một bài văn kể về một trận thi đấu thể thao mà mình đã từng được xem hoặc tham gia.

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

Hướng dẫn trả lời:

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

A. Đọc thầm:

B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. B

2. A

3. D

4. B

5. B

6. A (Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ)

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe – viết:

B. Tập làm văn

Gợi ý:

– Trận thi đấu thể thao mà em đã từng được xem diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? Đó là trận thi đấu của môn thể thao nào?

– Các cầu thủ thi đấu mặc trang phục và có dụng cụ là gì? Trông họ có thái độ như thế nào?

– Khán đài được trang trí ra sao? Người đến xem đông đúc không? Bầu không khí ở sân đấu như thế nào?

– Kể khái quát diễn biến của trận đấu, cuối cùng ai là người dành chiến thắng?

– Thái độ, cách ăn mừng của đội chiến thắng ra sao?

– Những dư âm, tình cảm của em về trận thi đấu thể thao đó.

Bài tham khảo:

Tuần vừa rồi, em đã được đến sân bóng huyện, tận mắt xem một trận thi đấu bóng đá. Đó là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời mà em sẽ nhớ mãi.

Đó là trận bóng đá giao hữu giữa đội bóng của hai trường trung học trong huyện. Lúc em đến sân, các cầu thủ đã mặc trang phục thi đấu, làm nóng người. Các khán đài cũng đã kín người đến xem và cổ vũ. Ngay sau khi em ổn định được chỗ ngồi thì trận đấu cũng bắt đầu. Ngay sau tiếng còi của trọng tài, các cầu thủ liền lao vào trái bóng. Họ tâng bóng, chuyền bóng, dẫn bóng với những kĩ thuật cao siêu, điêu luyện khiến người xem phải trầm trồ. Còn cả những màn kết hợp đồng đội nữa chứ. Họ không cần lời nói hay kí hiệu nhưng vẫn đủ để hiểu nhau, kết hợp với nhau để tạo nên bàn thắng. Điều đó khiến em vô cùng thán phục. Trận đấu diễn ra trong suốt chín mươi phút hơn, nhưng không có khi nào là em thôi quan sát trận đấu cả, vì nó quá hấp dẫn. Cuối cùng, trận đấu khép lại với tỉ số 2-1 nghiêng về đội thi mặc áo đỏ. Cuối trận hai đội bắt tay và tạm biệt nhau để trở về nhà. Thật đáng khen về tinh thần thể thao chân chính của họ.

Được tận mắt xem một trận thi đấu thể thao như vậy khiến em rất vui và thích thú. Em mong rằng mình sẽ sớm lại được đi xem thêm nhiều trận thi đấu tuyệt vời như thế nữa.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 1

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 – TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng…. tây! (Trang 52 – TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 – TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 – TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 – TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 – TV3/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa:

Cánh cò bay lả bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa…

Bút nghiêng, lất phất hạt mưa

Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

(Hồ Minh Hà, Nét vẽ… màu men)

1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0.5 điểm)

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Lục bát

D. Tự do

2. Hình ảnh “đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa” ý nói gì? (0.5 điểm)

A. Từ đất cao lanh trồng được những bông hoa rực rỡ sắc màu.

B. Những hình ảnh được vẽ trên đất cao lanh rất đẹp

C. Từ đất cao lanh nặn được những bông hoa.

D. Cao lanh là cuốn bí kíp dạy ta cách trồng hoa

3. Người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh những cảnh và vật gì? (0.5 điểm)

A. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào.

B. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, con sông, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ.

C. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây.

D. Cơn mưa, cánh én, luỹ tre, cây đa, mái đình, con đường, cánh đồng, gợn sóng Tây Hồ

4. Hai câu thơ “Bút nghiêng lất phất hạt mưa. / Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn” ý nói gì? (0.5 điểm)

A. Người nghệ nhân đã vất vả vẽ trong cơn mưa

B. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây

C. Người nghệ nhân tự mình đứng trong mưa, ngắm nhìn Hồ Tây để rồi vẽ lên những tác phẩm chân thực và sinh động nhất.

D. Người nghệ nhân đã vẽ ra những vẻ đẹp rất tinh tế chỉ bằng vài nét bút nghiêng hoặc chỉ bằng vài cái chao bút

5. Con hãy ghép những mảnh ghép sau để được những kết hợp phù hợp: (0.5 điểm)

1. Những cánh cò trắng a. dập dờn
2. Cây đa thân thuộc b. lăn tăn
3. Con đò nhỏ c. sừng sững
4. Những con sóng nhỏ d. bồng bềnh

6. Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hoá? (0.5 điểm)

☐ Những cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng lúa.

☐ Những cánh cò chấp chới trên cánh đồng lúa.

☐ Những cánh cò phân vân trên cánh đồng lúa.

☐ Con đò như một chiếc lá trúc trên sông.

☐ Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.

☐ Con đò bồng bềnh trên mặt nước.

7. Bài thơ ca ngợi điều gì? (1 điểm)

8. Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào chỗ trống? (1 điểm)

Mùa thu ☐ (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ ☐ (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng ☐ (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời ☐ (4) cây cỏ ☐ (5) Mùa thu thật là đẹp!

9. Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh (1 điểm)

a) Hoa phượng nở đỏ rực ….

b) Dòng sông uốn lượn hiền hòa ….

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Cây Răng Sư Tử

Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây Răng Sư Tử.Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ cái trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo trắng màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) C. Lục bát

2. (0.5 điểm) B. Những hình ảnh được vẽ trên đất cao lanh rất đẹp

Hình ảnh “đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa” có ý nói từ đất cao lanh nặn ra được những vật bằng gốm sứ, trên bề mặt đó ta có thể vẽ ra hình ảnh những bông hoa rất đẹp.

3. (0.5 điểm) B. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, con sông, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ.

4. (0.5 điểm) D. Người nghệ nhân đã vẽ ra những vẻ đẹp rất tinh tế chỉ bằng vài nét bút nghiêng hoặc chỉ bằng vài cái chao bút

Hai câu thơ “Bút nghiêng lất phất hạt mưa. / Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn” ý nói người nghệ nhân thật sự rất tài hoa và tinh thế trong khi vẽ. Chỉ bằng vài nét bút nghiêng hoặc vài cái chao bút đã vẽ ra cơn mưa sinh động, đã vẽ được những sợn góng lăn tăn ở Tây Hồ.

5. (0.5 điểm)

1 – a: Những cánh cò trắng dập dờn

2 – c: Cây đa thân thuộc sừng sững

3 – d: Con đò nhỏ bồng bềnh

4 – b: Những con sóng nhỏ lăn tăn

6. (0.5 điểm)

Những câu có sử dụng biện pháp nhân hoá đó là:

– Những cánh cò phân vân trên cánh đồng lúa.

– Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.

Bởi vì phân vân và dịu dàng vốn là những từ ngữ dùng để chỉ hành động, đặc điểm của con người.

7. (1 điểm)

Bài thơ ca ngợi sự tài hoa của những người nghệ nhân Bát Tràng, bằng đôi tay khéo léo của mình đã vẽ nên những cảnh đẹp của cảnh vật trên đất nước ta lên đồ gốm.

8. (1 điểm)

Mùa thu, cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ, những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng, những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời, cây cỏ. Mùa thu thật là đẹp !

9. (1 điểm)

a) Hoa phượng nở đỏ rực như một mâm xôi gấc khổng lồ.

b) Dòng sông uốn lượn hiền hòa như một dải lụa mềm mại.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm) – Mỗi ý một điểm

– Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc,…?

– Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?

– Em cùng với những ai xem?

– Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?

– Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục đó.

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Tối thứ bảy tuần trước, em được bố mẹ cho đi xem biểu diễn ca múa nhạc tại Cung Văn hoá Thiếu nhi của thành phố. Đúng mười chín giờ ba mươi phút, buổi biểu diễn bắt đầu. Lúc này khán giả đã ngồi chật tất cả các hàng ghế. Trên sân khấu, đèn bật sáng trưng. Cô dẫn chương trình ra giới thiệu về buổi biểu diễn và sau đó là một bản đồng ca hùng tráng vang lên, mở đầu cho đêm diễn. Tiếp sau đó là các bài đơn ca, các tiết mục múa được trình diễn xen kẽ nhau. Tiếng đàn, tiếng hát khi thì êm ái, du dương, khi lại sôi nổi, rộn ràng. Em vô cùng thích thú khi được xem buổi biểu diễn. Về tới nhà mà em còn nhớ mãi hai ca sĩ hát bài Bà Rằng bà Rí, một bài dân ca Bắc Bộ nói về nỗi khổ của một cô gái bị ép duyên phải lấy một anh chồng bé tẹo.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 2

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 – TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng…. tây! (Trang 52 – TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 – TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 – TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 – TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 – TV3/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MỘT CON CHÓ HIỀN

Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.

Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.

Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo… Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

(Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)

1. Tìm những chi tiết trong bài nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ? (0.5 điểm)

☐ Là một cô gái mồ côi may mắn được vợ chồng ông chủ quán trọ cưu mang, giúp đỡ

☐ Là một cô gái quê nghèo, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống

☐ Bị mọi người đánh đập, đuổi đi

☐ Buổi tối ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán

☐ Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ có thể kết bạn với con chó của chủ quán

2. Vì sao cô Phô-xơ lại thân thiết và gần gũi với chú chó của chủ quán? (0.5 điểm)

A. Vì chủ quán giao cho cô nhiệm vụ phải chăm sóc chú chó hằng ngày.

B. Vì trong khi những người khác xa lánh cô thì chú chó là sinh vật duy nhất thường nhìn cô bằng ánh nhìn thân thiện.

C. Vì cô Phô-xơ là một bác sĩ thú y, thường xuyên thăm nom sức khoẻ cho chú chó.

D. Vì chú chó rất nghe lời cô Phô-xơ, cô thường dạy chú chó những màn biểu diễn xiếc chuyên nghiệp.

3. Con hãy tìm trong bài những chi tiết về cách mà cô Phô-xơ đối xử với chú chó: (0.5 điểm)

☐ Dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất trong ngày của mình.

☐ Dạy chú chó nhiều màn biểu diễn xiếc chuyên nghiệp

☐ Đau lòng khi thấy nó bị đánh đập

☐ Thường tắm và chải lông cho chú chó cho tới khi mượt mà

☐ Khi chú chó bị chết, cô Phô-xơ khóc thương và đem chôn nó dưới gốc cây thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy

4. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy chú chó cũng có tình cảm đặc biệt với cô Phô-xơ: (0.5 điểm)

☐ Luôn dành cho cô những ánh nhìn thân thiện

☐ Hung dữ với những kẻ đã bắt nạt cô Phô-xơ

☐ Nằm dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô buồn

☐ Thường lấy trộm đồ ăn của ông bà chủ rồi đem đến cho cô Phô-xơ

5. Theo con, vì sao giữa cô gái và chú chó nhỏ lại tồn tại tình cảm yêu thương đặc biệt đó? (0.5 điểm)

A. Vì cô Phô-xơ đã nuôi chú chó đó từ nhỏ.

B. Vì cô thường cho chú chó ăn nhiều thức ăn ngon

C. Vì cô và chú chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương.

D. Vì cô Phô-xơ đã tận tình chăm sóc khi chú chó bị bệnh, nó hiểu được tình cảm đó nên cũng hết mực quấn quýt và yêu mến cô Phô-xơ

6. Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Hãy kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ.

B. Sống độc lập, không nên dựa dẫm vào người khác.

C. Con người sống cần phải có ước mơ và biết vươn lên trong cuộc sống

D. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp.

7. Trong các câu sau đây, câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? Xác định chủ ngữ của câu? (1 điểm)

☐ Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người

☐ Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương.

☐ Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo

☐ Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông.

☐ Cô Phô-xơ tốt bụng và nhân hậu.

8. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để câu văn sau có hình ảnh so sánh (1 điểm)

a. Bàn chân của nó đen mượt như ….. trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như ……..

b. Chú chó như ……. đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn.

9. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó. (1 điểm)

Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông… (1) trông rất… (2) Hai cái tai nhỏ… (3), đôi mắt… (4) Mỗi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy… (5) tỏ vẻ… (6). Em rất… (7) Cún Bông.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Bài tập làm văn

Một lần, Cô-li-a phải viết bài văn kể những việc đã làm giúp mẹ. Bạn rất lúng túng nên đã kể cả việc chưa bao giờ làm như giặt quần áo. Mấy hôm sau, mẹ bỗng bảo bạn đi giặt quần áo. Lúc đầu, bạn rất ngạc nhiên, nhưng rồi vui vẻ làm vì đó là việc bạn đã nói trong bài văn.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn được ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm)

Những chi tiết trong bài nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ đó là:

– Là một cô gái quê nghèo, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống

– Buổi tối ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán

– Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ có thể kết bạn với con chó của chủ quán

2. (0.5 điểm) B. Vì trong khi những người khác xa lánh cô thì chú chó là sinh vật duy nhất thường nhìn cô bằng ánh nhìn thân thiện.

3. (0.5 điểm)

Những chi tiết nói về cách mà cô Phô-xơ đối xử với chú chó nhà chủ quán đó là:

– Dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất trong ngày của mình

– Đau lòng khi thấy nó bị đánh đập

– Khi chú chó bị chết, cô Phô-xơ khóc thương và đem chôn nó dưới gốc cây thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy

4. (0.5 điểm)

Những chi tiết trong bài cho thấy chú chó cũng có tình cảm đặc biệt với cô Phô-xơ đó là:

– Luôn dành cho cô những ánh nhìn thân thiện

– Nằm dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô buồn

5. (0.5 điểm) C. Vì cô và chú chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương.

6. (0.5 điểm) D. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp.

7. (1 điểm)

Trong những câu đã cho, câu thuộc kiểu câu Ai thế nào? đó là (Phần chủ ngữ là phần được gạch chân, in đậm):

– Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người

– Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương.

– Cô Phô-xơ tốt bụng và nhân hậu.

8. (1 điểm)

Gợi ý:

a. Bàn chân của nó đen mượt như nhung trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như bông.

b. Chú chó như một người bạn đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn.

9. (1 điểm)

Học sinh điền từ hợp lí cho từng ô trống thì được điểm tốt đa.

Gợi ý:

Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông trắng muốt trông rất đẹp mắt. Hai cái tai nhỏ dựng đứng, đôi mắt tròn xoe. Mỗi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy rối rít tỏ vẻ mừng rỡ. Em rất yêu quý Cún Bông.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

– Lí do để em viết thư cho bạn ( 1 điểm)

+ Em biết tin về bạn hoặc nước bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, phim ảnh,…

+ Em biết về nước bạn qua các bài học.

– Nội dung bức thư: (3 điểm – mỗi ý một điểm)

+ Em tự giới thiệu về mình.

+ Hỏi thăm bạn

+ Bày tỏ tìm cảm của em đối với bạn.

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Việt Nam, ngày 16 tháng 6 năm 2020

Bạn Na-ka-ru-ma thân mến!

Mình tên là Nguyễn Ngọc Ái Phương học sinh lớp 3A trường Tiểu học Ngô Gia Tự, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Thật tình cờ mình thấy bạn xuất hiện trên tivi với bức tranh thật có ý nghĩa về nội dung “Tác hại của chất phóng xạ”. Hình ảnh hai quả bom nguyên tử mà đế quốc Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hồi Chiến tranh thế giới thứ hai chắc hẳn không bao giờ phai mờ trong kí ức của bạn. Bức tranh mang một thông điệp thật lớn lao phản đối chiến tranh và ước mơ của tuổi thơ được sống trong hạnh phúc hòa bình.

Mình cũng rất thích môn vẽ Na-ka-ru-ma ạ! Qua bức tranh bạn vẽ, mình thật ngưỡng mộ tài năng và nghị lực phi thường của bạn. Tác hại của chất phóng xạ đã làm cho đôi chân của bạn không bình thường nhưng ý chí của bạn thật đáng cho trẻ em trên toàn thế giới khâm phục. Qua bức thư này, mình muốn làm quen với bạn, để từ đây chúng mình có thể trao đổi với nhau qua những bức thư ngắn ngủi như thế này Na-ka-ru- ma nhé! Mình xin dừng bút đây. Chúc bạn thành công trong nghệ thuật hội họa.

Bạn gái làm quen

Nguyễn Ngọc Ái Phương

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 3

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 – TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng…. tây! (Trang 52 – TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 – TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 – TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 – TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 – TV3/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

THI NHẠC

Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.

Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng “Mùa hạ”. Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông… Bản nhạc đã dứt từ lâu mà giáo sư Vàng Anh vẫn còn ngây người vì xúc động.

Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề “Bình minh” đầy hứng khỏi. “Tờ réc … tờ re … te te”. Dế Mèn khoẻ khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng “Mùa thu”. Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Giai điệu mùa thu khiến đôi mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng.

Nàng Hoạ Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng “Mùa xuân”. Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt…

Cuối cùng là phần trình diễn của Vịt với tác phẩm “Ao nhà”. Phong cách biểu diễn lôi cuốn làm mọi người hào hứng vô tay nhịp theo “Quạc cò… quạc quạc !”. Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

Hội thi kết thúc, giáo sư Vàng Anh đứng lên, đôi mắt dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan. Giọng xúc động, giáo sư nói :

– Các con ! Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

1. Những học trò nào của giáo sư Vàng Anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc? (0.5 điểm)

☐ Ve Sầu

☐ Sơn Ca

☐ Hoạ Mi

☐ Thiên Nga

☐ Vịt

☐ Gà Trống

☐ Dế Mèn

2. Dòng nào sau đây nêu đúng tên các bản nhạc mà học trò của giáo sư Vàng Anh đã biểu diễn trong cuộc thi? (0.5 điểm)

A. Bình minh, Trưa vắng, Chiều về, Hoàng hôn, Đêm xuống

B. Bình minh, Mùa xuân, Mùa hạ, Mùa thu, Mùa đông

C. Mùa hạ, Bình minh, Mùa thu, Mùa xuân, Ao nhà

D. Mưa xuân, Nắng hạ, Lá thu, Gió Đông, Đất trời

3. Con hãy ghép các mảnh ghép sau sao cho được tên tác phẩm với học trò đã thể hiện tác phẩm đó? (0.5 điểm)

1. Ve Sầu a. Bình Minh
2. Gà Trống b. Ao nhà
3. Dế Mèn c. Mùa xuân
4. Hoạ Mi d. Mùa hạ
5. Vịt e. Mùa thu

4. Những từ ngữ, chi tiết nào cho thấy giáo sư Vàng Anh rất yêu mến và trân trọng tài năng của các học trò? (0.5 điểm)

☐ Tim ông đập hồi hộp khi các học trò lên biểu diễn.

☐ Ông hào hứng vỗ tay khi các học trò biểu diễn

☐ Ông ngây người vì xúc động khi Ve Sầu biểu diễn xong bản nhạc “Mùa hạ”

☐ Mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng khi nghe bản nhạc “Mùa thu” của Dế Mèn

☐ Ông tỉ mỉ nhận xét và góp ý từng phần biểu diễn của từng học trò.

☐ Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động rồi nói ông rất vui vì sự thành công của họ và lòng ông mãi dõi theo họ.

5. Dòng nào sau đây có chứa các từ ngữ liên quan đến chủ đề Âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Thi, tác phẩm, nhan đề, mùa hạ, thành công

B. Bản giao hưởng, âm thanh, vi-ô-lông, réo rắt, bản nhạc, khúc nhạc, giai điệu.

C. Dạy dỗ, học trò, trình bày, tốt nghiệp, hứng khởi

D. mùa xuân, buổi sáng, mưa thu, gió đông, thời tiết

6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất trong bài? (0.5 điểm)

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp từ

D. Điệp ngữ

7. Hãy điền tên các bản nhạc vào dòng miêu tả tương ứng dưới đây (1 điểm)

………….: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc … tờ re … te te”

………….: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.

………….: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.

………….: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt

………….: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

8. Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu sau? (1 điểm)

a. Ve Sầu, Gà Trống, Dế Mèn, Vịt, Hoạ Mi đều hồi hộp vì …………..

b. Mắt giáo sư Vàng Anh nhoè đi vì ………….

c. Giáo sư Vàng Anh nói : “Ta cảm ơn các con vì …………….”

d. “Ngày mai các con chẳng ở bên ta nữa, nhưng lòng ta mãi dõi theo vì ………….

9. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :

Âm nhạc là một môn nghệ thuật có khả năng thật kì diệu. Những nốt nhạc trầm bổng những giai điệu du dương có sức lay động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Âm nhạc mang đến cho con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Khi ta vui âm nhạc giúp tâm hồn ta bay bổng hơn. Khi ta buồn âm nhạc an ủi giúp lòng ta thanh thản. Khi ta gặp bất hạnh âm nhạc xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn ta.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Chú ở bên Bác Hồ

Chú Nga đi bộ đội

Sao lâu quá là lâu !

Nhớ chú, Nga thường nhắc :

Chú bây giờ ở đâu ?

Chú ở đâu, ở đâu ?

Trường Sơn dài dằng dặc ?

Trường Sa đảo nổi, chìm ?

Hay Kon Tum, Đắk Lắk ?

Mẹ đỏ hoe đôi mắt

Ba ngước lên bàn thờ:

– Đất nước không còn giặc

Chú ở bên Bác Hồ.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn kể về một ngày hội mà em biết.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) Những học trò của giáo sư Vàng anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc đó là: Ve Sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi.

2. (0.5 điểm) C. Mùa hạ, Bình minh, Mùa thu, Mùa xuân, Ao nhà

3. (0.5 điểm)

1 – d: Ve Sầu – Mùa hạ

2 – a: Gà Trống – Bình minh

3 – e: Dế Mèn – Mùa thu

4 – c: Hoạ Mi – Mùa xuân

5 – b: Vịt – Ao nhà

4. (0.5 điểm)

Những từ ngữ, chi tiết cho thấy giáo sư Vàng Anh rất yêu mến và trân trọng tài năng của các học trò đó là:

– Tim ông đập hồi hộp khi các học trò lên biểu diễn.

– Ông ngây người vì xúc động khi Ve Sầu biểu diễn xong bản nhạc “Mùa hạ”

– Mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng khi nghe bản nhạc “Mùa thu” của Dế Mèn

– Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động rồi nói ông rất vui vì sự thành công của họ và lòng ông mãi dõi theo họ.

5. (0.5 điểm) B. Bản giao hưởng, âm thanh, vi-ô-lông, réo rắt, bản nhạc, khúc nhạc, giai điệu.

6. (0.5 điểm) B. Nhân hoá

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bài là nhân hoá. Tác giả đã gọi và kể về các con vật trong bài bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

7. (1 điểm)

Bình minh: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc … tờ re … te te”

Mùa thu: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.

Mùa hạ: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.

Mùa xuân: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt

Ao nhà: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

8. (1 điểm)

a. Ve Sầu, Gà Trống, Dế Mèn, Vịt, Hoạ Mi đều hồi hộp vì sắp sửa bước vào cuộc thi.

b. Mắt giáo sư Vàng Anh nhoè đi vì xúc động.

c. Giáo sư Vàng Anh nói : “Ta cảm ơn các con vì các con đã cho ta niềm vui này.”

d. “Ngày mai các con chẳng ở bên ta nữa, nhưng lòng ta mãi dõi theo vì ta luôn yêu quý các con.”.

9. ( 1 điểm)

Âm nhạc là một môn nghệ thuật có khả năng thật kì diệu. Những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu du dương có sức lay động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Âm nhạc mang đến cho con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Khi ta vui, âm nhạc giúp tâm hồn ta bay bổng hơn. Khi ta buồn, âm nhạc an ủi, giúp lòng ta thanh thản. Khi ta gặp bất hạnh, âm nhạc xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn ta.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau

– Đó là hội gì? (0.25 điểm)

– Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu? (0.5 điểm)

– Mọi người đi xem hội như thế nào? (0.5 điểm)

– Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì? (1 điểm)

– Hội có những trò vui gì? (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa,…) (1 điểm)

– Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? (0.75 điểm)

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo: Về hội Lim ở Bắc Ninh

Quê em ở Bắc Ninh, nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đó chính là làn điệu dân ca quan họ. Hàng năm, vào ngày 13 tháng Giêng hội Lim được tổ chức tại Tiên Du, Bắc Ninh. Trong khi lễ hội được diễn ra, có rất nhiều hoạt động. Cũng như các lễ hội khác, hội Lim được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức các nghi thức truyền thống như cúng, tế. Đến phần hội mới là phần du khách mong chờ. Trên hồ, sẽ có các liền anh, liền chị ở trên thuyền rồng hát quan họ. Những làn điệu trao duyên mượt mà, trong trẻo nghe sao mà da diết thế. Rất nhiều người đứng trên bờ cổ vũ và chụp hình. Trong khi phần hội diễn ra cũng có rất nhiều các trò chơi như chọi gà,đấu vật,ném còn… Du khách đến đây cũng có thể mua hoặc thuê trang phục của các liền anh chị để chụp hình hoặc mua rất nhiều đồ lưu niệm xinh xắn. Hội Lim không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn mang giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Bắc Ninh.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 4

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 – TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng…. tây! (Trang 52 – TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 – TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 – TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 – TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 – TV3/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ong thợ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

(Theo Võ Quảng)

1. Tổ ong mật nằm ở đâu? (0.5 điểm)

A. Trên nóc nhà

B. Trên cành cây

C. Trên ngọn cây

D. Trong gốc cây

2. Vừa thức giấc Ong Thợ đã làm gì? (0.5 điểm)

A. Đi vào đồng ruộng tưới nước cho hoa màu.

B. Bay đi tìm những bông hoa vừa nở

C. Bay quanh tổ

D. Chơi đùa cùng các bạn ong khác.

3. Vì sao Ong Thợ phải bay đi xa để tìm những ông hoa mới nở? (0.5 điểm)

A. Vì quanh tổ không có hoa.

B. Vì hoa ở gần không tươi

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả

D. Vì hoa ở xa sẽ cho mật ngon hơn

4. Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì? (0.5 điểm)

A. Để bắt Ong Thợ ăn thịt.

B. Để rủ Ong Thợ đi săn cùng.

C. Để giúp Ong Thợ kiếm mật hoa.

D. Để trò chuyện với Ong Thợ.

5. Theo em, Ong Thợ là một chú ong như thế nào? (1 điểm)

6. Khoanh vào chữ đặt trước câu có hình ảnh nhân hóa? (0.5 điểm)

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mặt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.

D. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả.

7. Câu “Ong Thợ bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Thuộc mẫu câu nào mà em đã học? (0.5 điểm)

A. Câu kể “Ai là gì?”

B. Câu kể “Ai thế nào?”

C. Câu kể “ Ai làm gì?”

D. Con gì? là gì?

8. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” Tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? (0.5 điểm)

A. Dùng từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

B. Dùng từ gọi người để gọi cây gạo

C. Nói với cây gạo như nói với người.

D. Sự vật tự xưng

9. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? trong câu: (0.5 điểm)

“Ngoài vườn, chim chóc đang hót líu lo.”

10. Em hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.(1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một trận thi đấu thể thao.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) D. Trong gốc cây

2. (0.5 điểm) B. Bay đi tìm những bông hoa vừa nở

3. (0.5 điểm) C. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả

4. (0.5 điểm) A. Để bắt Ong Thợ ăn thịt.

5. (1 điểm) GV dựa vào câu trả lời của học sinh để cho điểm

Gợi ý:

Ong Thợ là một chú ong cần mẫn, chăm chỉ cũng rất thông minh và dũng cảm.

6. (0.5 điểm) A. Ông mặt trời nhô lên cười.

7. (0.5 điểm) C. Câu kể “ Ai làm gì?”

8. (0.5 điểm) A. Dùng từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

9. (0.5 điểm)

“Ngoài vườn, chim chóc đang hót líu lo.”

10. (1 điểm) GV dựa vào câu trả lời của học sinh để cho điểm

Gợi ý:

– Nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài.

– Cô hồng nhung lặng lẽ tỏa hương thơm ngát cả khu vườn.

– Lá ơi, hãy cứ xanh tươi nhé!

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

– Đó là môn thể thao nào? (0.25 điểm)

– Em tham gia hay chỉ xem thi đấu? (0.5 điểm)

– Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Tổ chức khi nào? (0.5 điểm)

– Em cùng xem với những ai? (0.5 điểm)

– Buổi thi đấu diễn ra như thế nào? (1 điểm)

– Không khí nơi diễn ra buổi thi đấu ra sao? (0.5 điểm)

– Kết quả thi đấu ra sao? (0.5 điểm)

– Cảm nghĩ của em về buổi thi đấu? (0.75 điêm)

* Về hình thức: (2 điểm)

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Cuối tuần vừa rồi trường em tổ chức trận chung kết bóng đá. Trận đấu là sự đối đầu giữa lớp 3A chúng em và lớp 4A. Em cùng với các bạn tới cổ vũ các bạn trong lớp thi đấu. Chiều chủ nhật hôm ấy đúng 14h trận đấu được diễn ra tại sân bóng của trường em. Khi trọng tài vừa thổi còi bắt đầu, cầu thủ hai bên đều thi đấu vô cùng máu lửa, nhiệt huyết. Từng pha sút bóng rồi cản phá khiến trận đấu trở nên vô cùng gay cấn. Sang hiệp 2, các cầu thủ thi đấu cẩn trọng và cầm chừng hơn. Trên khán đài thì chưa lúc nào ngớt tiếng reo hò, cổ vũ. Ai cũng muốn tiếp lửa cho các cầu thủ trên sân. Trận đấu kết thúc với phần thắng thuộc về lớp 3A chúng em. Em rất vui vì hôm ấy đã có mặt trên khán đài để cổ vũ các bạn trên sân.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 5

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 – TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng…. tây! (Trang 52 – TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 – TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 – TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 – TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 – TV3/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chuyện của loài kiến

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:

– Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

– Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)

1. Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm)

A. Sống theo đàn

B. Sống theo nhóm

C. Sống phân chia theo cấp bậc

D. Sống lẻ một mình

2. Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm)

☐ Nội bộ loài kiến thường xuyên cãi cọ, mất đoàn kết.

☐ Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt

☐ Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy

☐ Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn

3. Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? (0.5 điểm)

☐ Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh.

☐ Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.

☐ Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà.

☐ Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa

4. Để thuyết phục mọi người, kiến đỏ đã đưa ra những lí lẽ gì? Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp để được ý kiến và lý giải tương ứng của kiến đỏ. (0.5 điểm)

A B
1. Tập hợp về ở chung a. loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang dưới đất sẽ an toàn hơn.
2. Đào hang dưới đất làm tổ b. loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh

5. Trước ý kiến của kiến đỏ, những con kiến khác có phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Phản đối và không phục.

B. Tuy không cho là phải nhưng vẫn nghe lời kiến đỏ vì không còn cách nào khác

C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo

D. Cho rằng kiến đỏ là kẻ hống hách, tự cao cần phải tiêu diệt.

6. Hãy sắp xếp các ý sau đây để được thứ tự các công việc mà đàn kiến đã làm? (0.5 điểm)

a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn

b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn

c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang

7. Nhờ đoàn kết tập hợp thành đàn, cùng nhau làm tổ, cùng nhau dự trữ đồ ăn, kết cục của họ hàng nhà kiến ra sao? (0.5 điểm)

A. Họ hàng nhà kiến giàu lên trông thấy, con nào cũng béo múp.

B. Chúng lại xảy ra tranh cãi xem con nào mới xứng đáng làm thủ lĩnh.

C. Chúng chết dần chết mòn vì tranh nhau đồ ăn dự trữ

D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.

8. Câu “Đàn kiến đông đúc.” thuộc mẫu câu nào em đã được học. (0.5 điểm)

A. Câu kể Ai thế nào?

B. Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai là gì?

D. Câu đã cho không phải là câu kể.

9. Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? (1 điểm)

10. Hãy lựa chọn đáp án thích hợp để hoàn chỉnh những câu có sử dụng biện pháp so sánh sau (1 điểm)

a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như ……….

b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như ………..

c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như …

d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như ………

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Buổi học thể dục

Thầy giáo nói : “Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !” Nhưng Nen-li còn muốn đứng trên chiếc xà như những người khác.

Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.

A-MI-XI

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) D. Sống lẻ một mình

2. (0.5 điểm)

Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn đến hậu quả:

– Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt

– Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn

3. (0.5 điểm)

Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến:

– Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.

– Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa

4. (0.5 điểm)

Kiến đỏ đã thuyết phục mọi người như sau:

1 – b: Tập hợp về ở chung – loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

2 – a: Đào hang dưới đất làm tổ – loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang ở dưới đất sẽ an toàn hơn.

5. (0.5 điểm) C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo

6. (0.5 điểm)

Thứ tự những việc mà đàn kiến đã làm để xây dựng họ hàng nhà mình là:

b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn

c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang

a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn

7. (0.5 điểm) D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.

8. (0.5 điểm) A. Câu kể Ai thế nào?

9. (1 điểm)

Câu trả lời phải đảm bảo ý: Bài học từ câu chuyện của loài kiến: Đoàn kết là sức mạnh.

10. (1 điểm)

a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như dải lụa.

b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như chiếc ô đỏ khổng lồ.

c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như viên ngọc biếc.

d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như quả cầu lửa.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

– Người đó là ai? Ai nghề gì?

– Người đó hằng ngày làm những việc gì?

– Người đó làm việc như thế nào?

– Cảm nghĩ của em về công việc của người đó?

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Trong nhà em có bố mẹ đều là người lao động trí óc, nhưng em thích công việc của mẹ hơn cả. Mẹ em là biên tập viên của một công ty sách. Công việc hàng ngày của mẹ rất bận rộn. Thường thường, 7h sáng mẹ chở em đi học rồi đến cơ quan làm việc. Công việc của mẹ là biên tập, chỉnh sửa những bản thảo cho hoàn chỉnh để sau này xuất bản thành cuốn sách. Để làm được công việc ấy thì đòi hỏi mẹ phải có sự kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để đọc, nghiên cứu, tìm tòi phát hiện ra lỗi sai để chỉnh sửa. Mặc dù công việc của mẹ rất thầm lặng nhưng em thấy nó vô cùng có ích. Bởi vì có những người như mẹ thì những cuốn sách mới trở nên dễ đọc hơn, người đọc mới hiểu hết những kiến thức trong đó. Mặc dù công việc của mẹ rất bận nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian chăm sóc gia đình và hướng dẫn em học bài. Mẹ là một tấm gương sáng để em học tập và noi theo. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành người trí thức như mẹ em.

10 đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

Đề số 1:

I. Em đọc thầm bài “Con cò” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 111)

II. Làm bài tập

Đánh dấu x vào chỗ trống trước ý trả lời đúng:

1. Con cò trắng bay trong khung cảnh nào?

….. a) Rừng núi.                      

….. b)  Đồng quê.                  

….. c) Thành phố.

2. Chi tiết nào nói lên dáng vẻ của con cò khi đang bay?

….. a) Bay là là rồi vút lên cao.

….. b) Bay chầm chậm bên chân trời.

….. c) Bay chầm chậm bên chân trời, bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất.

3. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

….. a) Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc.

….. b) Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ.

c) Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ.

4. Tìm câu có sử dụng phép nhân hóa?

….. a) Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu. n b) Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ.

….. c) Anh cua bò vào chum nước này.

5. Viết lại bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”

Nhà em lợp bằng lá cọ.

…………………………………………………………………………………

III. Tập làm văn

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem trực tiếp hoặc xem trên ti vi.

Bài làm

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Đề số 2

I. Em đọc thầm bài “Quà của đồng nội” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 127, 128)

II. Làm bài tập

Đánh dấu x vào chỗ trống trước ý trả lời đúng:

1. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?

….. a) Mùi hương thơm của lá sen thoảng trong gió, gợi nhớ đến mùa cốm.

….. b) Cơn gió thoảng qua.

….. c) Cả hai ý trên.

2. Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?

….. a) Trong cái vỏ xanh của hạt lúa non có một giọt sữa trắng thơm.

….. b) Hạt lúa non phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.

….. c) Cả hai ý trên.

3. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?

….. a) Vì nó được làm từ lúa.

….. b) Vì nó mang trong mình tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh

khiết của đồng lúa.

….. c) Vì cốm dẻo, thơm.

4. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”

Chúng em phải chăm chỉ học tập để cha mẹ vui lòng.

Hãy điền dấu câu thích hợp vào chỗ ….. trong đoạn văn sau:

Bé Nam hỏi mẹ n “Sao hoa phượng có màu đỏ Mẹ xoa đầu bé trả lời ….. “Không phải phượng chỉ có màu đỏ ….. Mẹ biết có tới bốn loài phượng khác nhau, mỗi loài cho một màu đặc biệt.”

III. Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.

Gợi ý:

– Lí do để em viết thư cho bạn:

+ Em biết tin về bạn hoặc nước bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, phim ảnh, …

+ Em biết về nước bạn qua các bài học.

– Nội dung bức thư:

+ Em tự giới thiệu về mình.

+ Hỏi thăm bạn.

+ Bày tỏ tình cảm của em đối với bạn.

Bài làm

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Đề số 3

A.Đọc hiểu (6 điểm)
HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN
Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói:

  • Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.
    Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:
  • Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
    Bố Én ôn tồn bảo: 
  • Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc

lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.
Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)

Dựa vào nội dung đoạn văn trên, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4) và thực hiện các yêu cầu các bài tập còn lại:

Câu 1 (M1 )Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì?  (0,5 điểm)

A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết.
B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát.
C. Phải bay qua một con sông nhỏ.

Câu 2/ (M1) Én con nghĩ nếu bay qua dòng sông mình sẽ: (0.5đ)
A. bị chóng mặt và rơi xuống
B. nhắm mắt lại sẽ bay được
C. trưởng thành lên ngay
Câu 3 (M2) Én con nghĩ bay qua sông an toàn nhờ: (0.5đ)
A. chiếc lá thần kì.
B. được bố bảo vệ.
C. lời động viên của bố
Câu 4 (M2) Chiếc lá của Én bố đưa cho Én con thật sự: (0.5đ)
A. rất thần kì, có thể bay cao, bay xa tùy thích
B. nâng đỡ đôi cánh Én con để vượt qua sông dễ dàng hơn
C. Không có thần kì gì cả, đó là cách Én bố muốn tạo niềm tin cho Én con

Câu 5 (M3) Điền vào chỗ chấm cho thích hợp: (dựa vào bài đọc trên) (1 đ)
Trong cuộc sống hàng ngày, hãy tạo cho mình một…………, chắc chắn bạn sẽ ………….…

Câu 6. (M4) Nếu em là Én con, em sẽ làm gì để vượt qua dòng sông? (1đ)
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….

Câu 7 (M1) Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa (0.5 đ)

………………………………………………………………………………………………………….

 Câu 8 (M2) Trong các từ sau từ nào đồng nghĩa với từ Tổ quốc (0.5 đ)

  1. Đất nước, giáo viên
  2. Non sông,  quốc gia
  3. Nước nhà, nghiên cứu khoa học.

Câu 9 (M3) Điền thông tin còn thiếu vào bản báo cáo sau (1 đ)

THÔNG BÁO

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ

Liên đội Trường ………………………………..

    Tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ. Có các tiết mục đặc sắc sau đây :

Hát tốp ca “Đời đời ơn Bác“

Hát đơn ca “Em mơ gặp Bác Hổ”

Múa hoa sen

Địa điểm : ……………………………………………………………………………………………..

Thời gian :………… giờ tối ngày……….tháng………. năm 2020

Mời tất cả các bạn trong trường cùng tới xem.

  1. Chính tả (nghe – viết): (2 đ)

Chép lại đoạn văn sau:

Ngôi nhà chung

Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật…

  • Tập làm văn (2 điểm)

Đề bài: Em hãy viết thư động viên y, bác sĩ trong thời gian chống dịch COVID 19.

Bài làm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………….…

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 1

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

– Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.

B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.

Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm)

Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)

Nhím con bẽn lẽn hỏi:

– Tên bạn là gì?

– Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm)

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm)

a) Chiếc lá:

b) Bầu trời:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Lao xao

Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 1

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1:

Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 2:

Chọn cả 3 câu trả lời A, B, C: 0,5 điểm; câu trả lời khác: 0 điểm

Câu 3:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 4:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 5: Gợi ý:

Cuộc sống cần phải có bạn bè để quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Câu 6: Gợi ý:

Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động ngoại khoá,…

Câu 7:

Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

Câu 8:

Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Gợi ý:

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui ”

Câu 9:

– Viết câu theo yêu cầu: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)

– Viết được câu theo yêu cầu nhưng sử dụng từ chưa chính xác: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)

– Không viết được câu: 0 điểm

Gợi ý:

a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ nhau đánh võng xuống mặt đất.

b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính chi chít những ngôi sao lấp lánh.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Tham khảo:

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thì kết thúc. Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 2

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

Ong Thợ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

Theo Võ Quảng.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

A. Trên ngọn cây.

B. Trên vòm lá.

C. Trong gốc cây.

D. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.

B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.

D. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Ong Thợ.

B. Quạ Đen, Ông mặt trời

C. Ong Thợ, Quạ Đen

D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời

Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

D. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen?

Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:

Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.

D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.

Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:…………………………….

Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

● Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì?

● Em đã làm việc tốt đó như thế nào?

● Kết quả của công việc đó ra sao?

● Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó?

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 2

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C A C D B
Điểm (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (1 điểm)

Câu 6:

– HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm

(Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm)

– Ví dụ:

Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./…

Câu 7: A: (0,5 điểm)

Câu 8: Ong Thợ, bông hoa: 0,5 điểm; ( tìm đúng 1 từ: 0.25 điểm)

Câu 9: (1,0 điểm)

– HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

+ Viết đủ bài: 1 điểm

+ Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

+ Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

+ Trình bày đúng quy đinh, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

– Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

– Kĩ năng: 3 điểm

+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp.

3. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 3

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Ông tổ nghề thêu

Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

3.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 3

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án a c c c a
Điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 1 điểm

Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? (1 điểm)

Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào?

(Hoặc: Bao giờ, ….Lúc nào ….., Tháng mấy,…. )

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5 điểm)

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm.

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm.

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm.

* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.

II. Tập làm văn (5 điểm)

– Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. (khoảng 3 câu): 3 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 4,5 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm.

Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.

4. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 4

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc trong học kì hai và trả lời câu hỏi nội dung bài.

Tình bạn

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

– Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

– Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai – làm gì?

B. Ai – thế nào?

C. Ai – là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

– Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Dòng suối thức (TV 3 tập 2/trang 137)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết.

4.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 4

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B A A C B

Câu 7:

VD: Chú Cún con rất thông minh. (1đ)

Câu 8:

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè……………………… (1đ)

Câu 9:

Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1đ)

Vịt con đáp:

– Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Nghe – viết bài: Mặt trời xanh của tôi

– Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng . (4 điểm)

– Viết sai chính tả mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.

– Trình bày bài bẩn trừ 0,5 điểm.

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Học sinh viết được một đoạn khoảng 7 đến 9 câu.

– Giới thiệu được ngày hội: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra? (1 điểm)

– Kể được các hoạt động diễn ra trong ngày hội (4 điểm)

Nêu được cảm xúc, tâm trạng ,mong muốn của mình về ngày hội đó. (1 điểm).

5. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 5

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

Bản Xô-nát ánh trăng

Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:

– Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.

– Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.

Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.

Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên:

– Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven?

Phải, người khách chính là Bét-tô-ven – nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này.

Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.

Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng.

(Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì?

a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố.

b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố.

c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố.

Câu 2: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì?

a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền.

b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé.

c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven.

Câu 3: Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven?

a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao.

b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh.

c. Tiếng đàn réo rắt, du dương.

d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.

Câu 4: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)?

a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng.

b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông.

c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo.

Câu 5: Qua câu chuyện “Bản xô-nát Ánh trăng”, em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào?

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng “sĩ” để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp.

a) Những người chuyên sáng tác thơ ca gọi là:…

b) Những người chuyên vẽ tranh nghệ thuật gọi là

c) Những người chuyên biểu diễn các bài hát gọi là ….

d) Những người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật gọi là:…

Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật?

kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ.

Câu 3: Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật?

đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác.

Câu 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

B. Kiểm tra Viết

Trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù, Bét-tô-ven đã tấu lên một bản nhạc tuyệt diệu. Đặt mình vào vai Bét-tô-ven, em hãy viêt một đoạn văn nói lên cảm xúc của mình lúc ngẫu hứng sáng tác bản xô-nát Ánh trăng.

5.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 5

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 2 3 4
Đáp án a b a,b,d c

Câu 5:

Bài tham khảo số 1:

Bét-tô-ven là một nhạc sĩ thiên tài. Cảm hứng để ông sáng tác ra những bản nhạc hay xuất phát từ sự rung động chân thành và niềm cảm thông sâu sắc của ông trước vẻ đẹp của tâm hồn con người và cuộc sống xung quanh. Những bản nhạc kì diệu của ông đã làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn và xoa dịu tâm hồn những con người bất hạnh. Ông không chỉ là một nhạc sĩ thiên tài mà còn là một con người giàu lòng nhân ái.

Bài tham khảo số 2:

“Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất”. Bản nhạc chan chứa tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc với cô gái mù say mê âm nhạc. Vì nỗi lòng khát khao được nghe đàn của cô – một cô gái nghèo khó, có số phận bất hạnh – mà những nốt nhạc của Bét-tô-ven được cất lên. Nó lấp lánh, kì diệu đầy tình yêu thương. Âm thanh dạt dào xoa dịu tâm hồn bất hạnh và làm cuộc sống tươi đẹp hơn. Bét-tô-ven quả là một nghệ sĩ tài hoa và giàu lòng nhân ái.

(Theo Trần Thị Trường)

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1:

a) thi sĩ ;

b) hoạ sĩ ;

c) ca sĩ ;

d) nghệ sĩ.

Câu 2:

Những từ gọi tên các ngành nghệ thuật: kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, điêu khắc, hội hoạ.

Câu 3:

Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, múa, tạc tượng, ngâm thơ, biểu diễn, sáng tác.

Câu 4:

– Đoạn văn được điền dấu phẩy như sau:

“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo, ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động, thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

B. Kiểm tra Viết

Tôi chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này, trong căn nhà nhỏ của một xóm lao động nghèo. Nơi đây, có một cô gái mù khao khát được nghe tiếng đàn của tôi. Tình yêu âm nhạc và sự bất hạnh của cô khiến tôi rất xúc động. Lướt nhẹ hai tay trên phím đàn, một giai điệu mới vang lên trong đầu tôi. Những âm thanh tuôn chảy bởi cảm xúc dạt dào chợt đến trong không gian huyền ảo tràn ngập ánh trăng. Tiếng đàn ngợi ca những con người thánh thiện như cô gái mù. Tiếng đàn ngợi ca tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên đời. Tôi đã thấy nét rạng ngời trên khuôn mặt cô gái. Lòng tôi cũng ngập tràn hạnh phúc. Bản nhạc ngẫu hứng đó về sau được tôi đặt tên là bản xô-nát Ánh trăng.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

Trường: ……..…………….….…Họ và tên:……..…………………Lớp: ……..……………………… KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II
LỚP 3 – NĂM HỌC: 2020 – 2021MÔN: TIẾNG VIỆT – THỜI GIAN: 65 PHÚTNgày kiểm tra: ………. tháng ….. năm …….

A. KIỂM TRA ĐỌC

Phần I: Đọc thành tiếng (4,0đ). Đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

  • Cuộc chạy đua trong rừng.
  • Buổi học thể dục.
  • Một mái nhà chung.
  • Bác sĩ Y – éc – xanh.
  • Mặt trời xanh của tôi.
  • Sự tích chú Cuội cung trăng

Sách HD Tiếng Việt 3-Tập 2B

Phần II: Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6,0đ).

1. Đọc thầm đoạn văn sau:

Lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam.

Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội:

– Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

– Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (M1- 0,5đ)

a. Những người có công với đất nước
b. Người dân Phú Thọ
c. Các vua Hùng
d. Các đoàn thủy binh

Câu 2: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? (M1 – 0,5đ)

a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc
b. Nghi thức dâng hương
c. Nghi thức rước kiệu
d. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng

Câu 3: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? (M2-0,5đ)

a. Phần lễ
b. Phần hội
c. Không ở phần nào
d. Cả phần lễ và phần hội.

Câu 4: Hiện nay, khi đi dự lễ hội, người ta chen lấn để cướp lễ, em đánh giá gì về hành động đó? (M3-0,5đ)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu: “Trên cái đất trơ cằn sỏi đá ấy, người ta chỉ trồng toàn dưa hấu và cam chua” trả lời cho câu hỏi nào? (M2-0,5đ)

a. Ở đâu?
b. Khi nào?
c. Vì sao?
d. Bằng gì?

Câu 6: Dấu câu nào phù hợp để điền vào dấu …: (M3-1.0đ)

Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm….. người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng.

a. dấu phẩy
b. dấu chấm
c. dấu chấm phẩy
d. dấu hai chấm

Câu 7: Các từ ngữ: chạy tiếp sức, nhảy xa, đấu kiếm, đoạt huy chương vàng thuộc chủ điểm nào? (M1-0,5đ)

a. Sáng tạo
b. Nghệ thuật
c. Ngôi nhà chung
d. Thể thao

Câu 8: Đặt câu hỏi cho từ in nghiêng trong câu: “Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng tài năng và sự kiên cường của mình.” (M3-1,0đ)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 9: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa (M4-1,0 đ)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả ( 4,0đ): (nghe – viết): ( 10 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn “Cóc kiện Trời” trang 83-SHDH TẬP 2B

II. Tập làm văn (6,0đ):

Đề bài: Em hãy kể lại một buổi lao động của lớp em nhằm góp phần làm cho trường em thêm xanh, sạch đẹp.

Đáp án bài kiểm tra cuối kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3

A. Bài kểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng một đoạn văn: 4,0 điểm

  • Học sinh đọc 1 đoạn trong các các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 32
  • Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc

* Cách đánh giá, cho điểm:

  • Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng từ, tiếng (không sai quá 5 từ): 2 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung: 1 điểm

2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 6,0 điểm

Câu 1: (M1- 0,5đ) c. Các vua Hùng

Câu 2: (M2 – 0,5đ) a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc

Câu 3: (M3 – 0,5đ ) b. Phần hội

Câu 4: (M4 – 0,5đ) – HS viết theo cảm nhận

Câu 5: (M2- 0,5đ) a. Ở đâu?

Câu 6: (M3 – 1 đ) a. dấu phẩy

Câu 7: (M1 – 0,5đ) d. Thể thao

Câu 8: Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả gì? (M3 -1,0 đ)

Câu 9: HS đặt được câu đúng nội dung, có hình ảnh nhân hóa. (M4 – 1,0đ)

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: (4 điểm)

– Thực hiện theo hướng dẫn

2. Tập làm văn: 6.0 điểm

– Trình bày đúng một bài văn có 3 phần (Mở bài- thân bài- kết luận): 0.5đ.

– Viết đúng trọng tâm – đúng thể loại văn kể: Kể buổi lao động của lớp em nhằm góp phần làm cho trường thêm xanh- sạch- đẹp: 1.0đ

  • Kể trình tự, chi tiết việc làm lao động từ đầu đến cuối: (3.0đ)
  • Kết quả và ý nghĩa việc làm đó: (0.5) đ
  • Cảm nghĩ của em về việc làm đó: (0.5) đ
  • Chữ viết và trình bày đẹp: (0.5 đ)

Đề ôn thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

Bài 1. (2 điểm) Cho các từ sau: nhập ngũ, thi hào, mở màn, trẩy quân, chiến đấu, réo rắt, hy sinh, hoạ sĩ, dũng cảm.

a. Hãy sắp xếp các từ ngữ trên thành hai nhóm: Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc và nhóm từ chỉ nghệ thuật.

– Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc:

– Nhóm từ chỉ nghệ thuật:

b. Đặt 2 câu với mỗi từ sau: dũng cảm, mở màn.

Bài 2. (2 điểm) Hãy đặt dấu phẩy cho đúng vào các câu sau:

a. Xa xa những ngọn núi nhấp nhô mấy ngôi nhà thấp thoáng vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.

b. Một biển lúa vàng vây quanh em hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.

Bài 3. (2 điểm)

a. Tìm từ gần nghĩa với từ: khai trường, cần cù, giang sơn.

b. Tìm 3 từ có : “quốc” đứng trước và giải nghĩa từng từ.

Bài 4. (4 điểm) Viết một đoạn văn (7 đến 10 câu) tả quang cảnh trường em vào buổi sáng đầu mùa hè.

Đề ôn thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

Bài 1. (1 điểm) Tìm những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:

Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây. Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi.

a. Từ chỉ màu sắc:

b. Từ chỉ đặc điểm:

Bài 2. (2 điểm) Đọc các câu văn sau rồi gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?” gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Thế nào?”

a. Nước hồ mùa thu trong vắt.

b. Trời cuối đông lạnh buốt.

c. Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.

Bài 3. (2 điểm) Viết mỗi câu sau và dùng dấu phẩy đúng chỗ trong mỗi câu:

a. Nói về kết quả học tập của em ở học kì I.

b. Nói về việc làm tốt của em và mục đích của việc làm ấy.

Bài 4. (1 điểm) Đọc câu sau: Một rừng cờ đỏ bay phấp phới trên sân vận động ngày khai mạc Hội khỏe Phù Đổng.

Từ rừng trong câu trên có ý nghĩa gì?

Bài 5. (4 điểm) Tập làm văn: Kể lại một việc tốt em đã làm góp phần bảo vệ môi trường.

Đề ôn thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 3 – Đề 3

Bài 1. (3 điểm) Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh

a. Mặt trời mới mọc đỏ ối.

b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc.

Bài 2. (3 điểm) Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu câu. Em viết lại đoạn văn cho đúng chính tả sau khi đặt dấu câu vào chỗ thích hợp.

“Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn nhà cửa giặt quần áo khoảng gần 6 giờ mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học tôi rất yêu mẹ của tôi.”

Bài 3. (6 điểm) Hãy viết một đoạn văn (từ 7- 8 câu) kể về một việc tốt em đã làm ở lớp (hoặc ở nhà) mà em cảm thấy phấn khởi và thích thú nhất.

Đề ôn thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 3 – Đề 4

Bài 1. (1 điểm) Gạch chân các hình ảnh so sánh trong mỗi câu sau?

a. Trăng tròn như cái đĩa.

b. Má em bé hồng như quả cà chua.

Bài 2. (1 điểm) Điền vào chỗ trống chiều hay triều?

Buổi …, thuỷ …, … đình, … chuộng.

Bài 3. (2 điểm) Đặt hai câu trong đó một câu có sử dụng dấu hai chấm một câu sử dụng dấu chấm than?

Bài 4. (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:

“Cây bầu hoa trắng
Cây mướp hoa vàng
Tim tím hoa xoan
Đỏ tươi râm bụt”

Tìm và ghi lại các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong các câu thơ trên.

Bài 5. (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu kể về một loài hoa mà em yêu thích trong đó có sử dụng một hình ảnh nhân hoá và một hình ảnh so sánh.

Đề ôn thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 3 – Đề 5

Bài 1. Cho các từ: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, bùi ngùi, tự hào. Xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm.

– Nhóm 1:

Đặt tên:

– Nhóm 2:

Đặt tên:

Bài 2. Đặt 3 câu về chủ đề gia đình theo mẫu:

– Ai là gì?

– Ai làm gì?

– Ai thế nào?

Bài 3. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp để điền vào chỗ chấm.

– Con thuyền trôi……..như đang nghỉ ngơi trên sông.

– Bé…………………. bài tập rồi………………….. ti vi.

Bài 4. Tìm những hình ảnh so sánh sự vật với con người và con người so sánh với sự vật.

– Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh sự vật với con người

– Đặt 1 câu có hình ảnh con người so sánh với sự vật.

Bài 5. (4 điểm)

“Ngày đầu tiên đi họcEm nước mắt nhạt nhòaCô vỗ về an ủiChao ôi! Sao thiết tha…”

(Nguyễn Ngọc Thiện)

Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là một kỷ niệm khó quên. Em hãy kể lại ngày đầu tiên đến trường của em.

…………….

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 1)

Thời gian: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

– Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Hành trình của hạt mầm

Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người.

(Tiệp Quyên- CLB Ngôn ngữ và EQ trường Brendon)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn trên là ai? (0,5 điểm)

A. Hạt mầm

B. Hạt mưa

C. Mảnh đất

D. Bầu trời

Câu 2: Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy? (0,5 điểm)

A. Bàn tay chăm sóc của con người.

B. Mặt đất ẩm ướt.

C. Bầu trời rộng lớn.

D. Những giọt mưa mát lạnh.

Câu 3: Hạt mầm đã phát triển, thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước nảy lên những lá vàng.

B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh.

C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt.

D. Từ hạt mầm bị úng nước mưa đến thối đen.

Câu 4: Mầm cây thực sự cần điều gì? (0,5 điểm)

A. Tình yêu thương của con người.

B. Những cơn mưa mát lạnh.

C. Những tia nắng ấm áp.

D. Những chất dinh dưỡng quý báu.

Câu 5: Theo em, tại sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? (1,0 điểm)

Câu 6: Em đã làm những gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? (1,0 điểm)

Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hoá? (0,5 điểm)

A. Mảnh đất ẩm ướt giúp hạt giống nảy mầm.

B. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc.

C. Cô bé hạt đậu đang ngủ say trong lòng đất.

D. Trời càng ngày càng đổ mưa nhiều hơn.

Câu 8: Hãy nối vế câu ở cột A với bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” thích hợp ở cột B. (0,5 điểm)

Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống: (1,0 điểm)

a) Khi vươn lên khỏi mặt đất tối, ẩm, mầm cây reo lên khe khẽ ฻ “Bầu trời đẹp đẽ quá!”

b) Cây xanh muốn phát triển cần có đủ các điều kiện như ฻ đất, nước, không khí, ánh sáng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

      Lâu đài cổ tích

   Cô công chúa vẫn cười tinh nghịch

   Nhìn hoàng tử bằng ánh mắt biếc xanh

   Câu chuyện cổ với hạnh phúc tốt lành

   Đã giữ lại trong tim mình: Thơ ấu!

   Đã xa rồi bao tháng năm yêu dấu

   Qua những mùa trăng thương nhớ không tên

   Tóc buông lơi qua vai nhỏ ấm mềm

   Đành cất lại trong lâu đài cổ tích.

      (Dương Thuý Chinh)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

   Em hãy tưởng tượng mình đang ngồi trên một con tàu bay vào vũ trụ. Hình dung và tả lại những gì em nhìn thấy xung quanh.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 2:

Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 3:

Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

Câu 4:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 5: Gợi ý:

   Ngoài các yếu tố như đất, nước, không khí để duy trì sự sống, cây còn cần tình yêu thương của con người để được vun trồng, được chăm sóc, bảo vệ, được phát triển.

Câu 6: Gợi ý:

   Em luôn có ý thức bảo vệ cây cối xung quanh như: không ngắt cành, bẻ lá, không xả rác quanh gốc cây; tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng của trường, lớp phát động; chăm sóc những chậu hoa, cây cảnh ở vườn nhà, …

Câu 7:

Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 8:

Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Câu 9:

– Điền dấu câu thích hợp: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)

– Không điền/ điền sai: 0 điểm

a) Khi vươn lên khỏi mặt đất tối, ẩm, mầm cây reo lên khe khẽ: “Bầu trời đẹp đẽ quá!”

b) Cây xanh muốn phát triển cần có đủ các điều kiện như: đất, nước, không khí, ánh sáng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Tham khảo:

   Em rất thích những buổi tối mùa hè, ngồi trước hiên nhà ngắm bầu trời đầy sao. Bà thường chỉ cho em thấyđâu là ngôi sao Thần Nông, đâu là ngôi sao Bắc Đẩu. Màn đêm lúc đó giống như một tấm thảm nhung được đính biết bao nhiêu kim cương sáng chói. Vẻ đẹp kì diệu ấy khiến cho em khao khát được khám phá không gian đằng sau những đám mây đó và ao ước một ngày mình có thể bay vào vũ trụ để thỏa mãn ước mơ.

Em nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang được ngồi trong con tàu vũ trụ chuẩn bị bay vào không gian. Sau một tiếng động lớn thì em thấy con tàu dịch chuyển dần dần và vút lên không trung. Qua ô cửa kính, em nhìn thấy phía ngoài, những đám mây như làn sương khói. Thế mà khi nhìn từ mặt đất, em tưởng như chúng đặc như keo, dày và nặng. Một lúc sau, em thấy người nhẹ bẫng. Cả người và mọi vật trong con tàu cứ thế lơ lửng. Vì tàu đã ở ngoài vũ trụ nên không còn chịu ảnh hưởng của trọng lực từ trái đất nữa. Nhìn từ vũ trụ, trái đất đẹp biết bao, trông như một quả cầu khổng lồ với những màu sắc đẹp đẽ, tươi tắn. Những đại dương bao la tạo nên sắc xanh huyền bí khiến trái đất nổi bật giữa vũ trụ mênh mang, các đám mây trắng vờn quanh càng tăng thêm sự huyển ảo. Từ vũ trụ, những ngôi sao cũng to hơn và sáng lấp lánh, vẻ đẹp đó khiến em chỉ muốn đắm mình lâu hơn vào không gian thần tiên ấy.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 2)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

– Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?

Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi!

(Theo Hoài Trang)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? (0,5 điểm)

A. Vì cậu suốt ngày đi chơi, không chịu học hành.

B. Vì cậu suốt ngày ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai.

C. Vì cậu không thích tham gia trò chơi kéo co cùng cả lớp.

D. Vì cậu suốt ngày đọc sách, không chơi với các bạn trong lớp.

Câu 2: Các bạn trong lớp cá cược với nhau điều gì? (0,5 điểm)

A. Bình có nhớ hết mặt và tên các bạn trong lớp không.

B. Bình có chơi kéo co với các bạn trong lớp không.

C. Bình đọc được bao nhiêu quyển sách một ngày.

D. Bình có giải được các bài toán trong sách không.

Câu 3: Vì sao Bình không tham gia kéo co cùng các bạn trong lớp? (0,5 điểm)

A. Vì cậu cho rằng việc đó rất nguy hiểm.

B. Vì cậu cho rằng việc đó rất tốn sức lực.

C. Vì cậu cho rằng việc đó rất vô ích.

D. Vì cậu sợ bị cô giáo mắng vì nghịch ngợm.

Câu 4: Chuyện gì khiến cho Bình “mọt sách” thay đổi thái độ với các bạn? (0,5 điểm)

A. Cậu bị đau bụng và được mọi người giúp đỡ kịp thời.

B. Cậu bị đau bụng và được các bạn đưa đi bệnh viện.

C. Cậu bị đau bụng và được các bạn đến nhà thăm hỏi.

D. Cậu bị đau bụng và các bạn nói với cô giáo đưa cậu đi khám.

Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1,0 điểm)

Câu 6: Đặt mình vào vai Bình “mọt sách” sau khi được các bạn đưa lên phòng y tế, hãy nói lời xin lỗi và lời hứa với các bạn trong lớp? (1,0 điểm)

Câu 7: Đặt dấu phẩy vào 2 vị trí thích hợp trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

   Những ngày đầu mới đến trường Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở chẳng chơi với ai.

Câu 8: Chọn bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” thích hợp để hoàn thành câu: Bố tặng cho mẹ một chiếc áo… (0,5 điểm)

A. bằng lụa tơ tằm

B. bằng những đường may khéo léo

C. bằng những chiếc cúc xinh xắn

D. bằng những nét vẽ tinh tế

Câu 9: Điền các từ ngữ được nhân hóa trong đoạn văn sau vào ô trống cho phù hợp: (M2-1,0 điểm)

   Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

Tên sự vật Từ ngữ gọi sự vật như người Từ ngữ tả sự vật như người
     

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

      Thơ tặng dòng sông

   Gió đã thổi giêng hai

   Triền sông ngô xanh mướt

   Nghe dào dạt lá hát

   Chiều mỡ màng xanh trong

   Bao thương nhớ đầy vơi

   Sóng gối đầu trên bãi

   Đất trồng tươi trẻ lại

   Mùa gọi mùa sây bông.

      (Nguyễn Trọng Hoàn)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1:

Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 2:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 3:

Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 4:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 5: Gợi ý:

   Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nhút nhát, rụt rè mà cần mạnh dạn, hoà đồng với các bạn trong lớp.

Câu 6: Gợi ý:

   Tớ rất xin lỗi, từ nay tớ sẽ chơi cùng và quan tâm đến các bạn nhiều hơn.

Câu 7:

Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

   Những ngày đầu mới đến trường, Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai.

Câu 8: Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 9:

– Học sinh điền các từ ngữ nhân hoá thích hợp vào ô:

Tên sự vật Từ ngữ gọi sự vật như người Từ ngữ tả sự vật như người
 tàu, xe  mẹ, con, anh, em  tíu tít, bận rộn

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Tham khảo:

   Miệt vườn miền Tây Nam Bộ là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi đây có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả, những dòng kênh, con rạch chằng chịt khắp nơi. Không miền quê nào lại có nhiều đặc sản, hoa trái như miền Tây quê em. Nào là dừa, thanh long, bưởi, bòn bon, măng cụt và các loại bánh Pía,… Người dân quê em chân chất, chịu thương chịu khó, vui vẻ và phóng khoáng. Đến với miền Tây, thú vị nhất là được ngồi chèo xuồng trên dòng sông và tham gia những phiên chợ nổi. Đặc biệt miền Tây vào dịp Tết có múa lân và các trò chơi dân gian như chọi cầu, ô ăn quan, banh đũa,… Em yêu quê em, yêu miền sông nước thanh bình, yêu những con người mộc mạc, siêng năng. Em rất tự hào về miền Nam quê hương em.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

– Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhím con kết bạn

   Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.

   Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:

– Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.

B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.

Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm)

Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)

Nhím con bẽn lẽn hỏi:

– Tên bạn là gì?

– Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm)

   “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm)

a) Chiếc lá:

b) Bầu trời:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Lao xao

   Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

(Duy Khán)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

   Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống.

   Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.

   Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

   Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.

   Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:

– Tên bạn là gì?

– Tôi là Nhím Nhí.

   Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”.

   Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.

   Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.

   Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1:

Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 2:

Chọn cả 3 câu trả lời A, B, C: 0,5 điểm; câu trả lời khác: 0 điểm

Câu 3:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 4:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 5: Gợi ý:

   Cuộc sống cần phải có bạn bè để quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Câu 6: Gợi ý:

   Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động ngoại khoá,…

Câu 7:

Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

Câu 8:

Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Gợi ý:

   “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui ”

Câu 9:

– Viết câu theo yêu cầu: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)

– Viết được câu theo yêu cầu nhưng sử dụng từ chưa chính xác: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)

– Không viết được câu: 0 điểm

Gợi ý:

a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ nhau đánh võng xuống mặt đất.

b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính chi chít những ngôi sao lấp lánh.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Tham khảo:

   Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thì kết thúc. Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.

(Sưu tầm)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

Ong Thợ

   Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

   Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

Theo Võ Quảng.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

A. Trên ngọn cây.

B. Trên vòm lá.

C. Trong gốc cây.

D. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.

B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.

D. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Ong Thợ.

B. Quạ Đen, Ông mặt trời

C. Ong Thợ, Quạ Đen

D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời

Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

D. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen?

Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:

Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.

D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.

Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:…………………………….

Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Mùa thu trong trẻo

   Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

● Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì?

● Em đã làm việc tốt đó như thế nào?

● Kết quả của công việc đó ra sao?

● Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó?

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C A C D B
Điểm (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (1 điểm)

Câu 6:

– HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm

(Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm)

– Ví dụ:

   Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./…

Câu 7: A: (0,5 điểm)

Câu 8: Ong Thợ, bông hoa: 0,5 điểm; ( tìm đúng 1 từ: 0.25 điểm)

Câu 9: (1,0 điểm)

– HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

   + Viết đủ bài: 1 điểm

   + Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

   + Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

   + Trình bày đúng quy đinh, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

– Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

– Kĩ năng: 3 điểm

   + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

   + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

   + Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

Trường: ……..…………….….…Họ và tên:……..…………………Lớp: ……..……………………… KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ IILỚP 3 – NĂM HỌC: 2020-2021MÔN: TIẾNG VIỆT 3 – THỜI GIAN: 40 PHÚTNgày kiểm tra: ………. tháng ….. năm ……. 
Điểm Lời nhận xét của thầy, cô giáo……………………………………………………………………..……………………………………………………

1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi(6 điểm).

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch …

2. Ngựa Cha thấy thế, bảo:

– Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

– Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!

3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

4. Tiếng hô “Bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất …. Vòng thứ hai …. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Theo XUÂN HOÀNG

Dựa vào nội dung bài, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau

(câu 1, 2, 3, 7):

Câu 1: (0,5 điểm) Muông thú trong rừng mở hội thi gì?

a. Hội thi chạy b. Hội thi hót hay c. Hội thi sắc đẹp d. Hội thi săn mồi

Câu 2(0,5 điểm) Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi?

a, Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.

b, Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.

c, Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.

d, Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.

Câu 3(0,5 điểm) Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?

a, Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.

b, Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.

c, Vì Ngựa Con bị té.

d, Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.

Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên con vật ở cột A với hoạt động của các con vật ở cột B cho đúng:

Câu 5: (1 điểm). Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 6: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 7(0,5 điểm). Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu: “Con phải đến bác thợ rèn để xem lại móng.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? là:

a. Con phải đến b. đến bác thợ rèn c. phải đến bác thợ rèn d. để xem lại móng

Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì? trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:

……………………………………………………………………………

Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:

……………………………………………………………………………

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: ( Nghe – viết) Bài: Trăng lên

                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               

2. Tập làm văn:

Đề bài: Viết một đoạn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em yêu thích

                               
                               
                               
                               
                               

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1 (M1) Câu 2 (M1) Câu 3 (M2) Câu 7 (M1)
a c b d

Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên con vật ở cột A với hoạt động của các con vật ở cột B cho đúng:

2. Tự luận:

Câu 5: (1 điểm)

Ban công nhà ông tuy nhỏ nhưng ông em trồng nhiều loại hoa. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa ấn độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

Câu 6: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Đáp án: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo.

Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì? trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:

Đáp án: Bằng sắt

Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:

Đáp án: Có rất nhiều câu có sử dụng nhân hóa. Tùy vào học sinh lựa chọn câu để chấm cho phù hợp. (Ví dụ: Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng)

B/ KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm )

I/ Viết chính tả: (4 điểm )

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm, mắc 6 – 7 lỗi 0,5 điểm, mắc 8 lỗi trở lên 0 điểm.

– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn: (6 điểm)

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

– Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

+ Cuộc chạy đua trong rừng.

+ Buổi học thể dục.

+ Một mái nhà chung .

+ Bác sĩ Y – éc – xanh.

+ Cuốn sổ tay.

+ Mặt trời xanh của tôi.

+ Sự tích chú Cuội cung trăng.

– Thời lượng: Khoảng 70 tiếng/ phút.

2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút

Rừng cây trong nắng

Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp, ta nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ…

Theo Đoàn Giỏi

Câu 1: Bài văn tả về các loài cây cối ở đâu?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ở bãi biển

B. Ở trong rừng

C. Ở cánh đồng

Câu 2: Loài cây nào được nhắc đến trong bài?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cây phi lao.

B. Cây liễu.

C. Cây tràm.

Câu 3: Rừng cây được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Buổi sáng sớm

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều tối

Câu 4: Tác giả nghe được những âm thanh gì trong rừng?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Tiếng chim.

B. Tiếng côn trùng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5: Vì sao người ta dễ buồn ngủ khi đi trong rừng?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vì rừng cây đẹp quá.

B. Vì khu rừng quá rộng lớn.

C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng.

Câu 6: Bài văn này miêu tả cái gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Rừng cây.

B. Các loài vật.

C. Các loài côn trùng.

Câu 7: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào”?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

B. Các loài côn trùng không ngớt bay đi, bay lại.

C. Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ.

Câu 8: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là những hình ảnh nào?

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Em yêu thích hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm):

1. Chính tả (nghe – viết) (15 phút)

Đoạn 3 bài “Sự tích chú Cuội cung trăng” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.132).

2. Tập làm văn: (25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) kể về một việc làm tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường.

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

Phần I:

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu:

Câu 1: B. Ở trong rừng (0,5 điểm)

Câu 2: C. Cây tràm. (0,5 điểm)

Câu 3: B. Buổi trưa (0,5 điểm)

Câu 4: C. Cả hai ý trên. (0,5 điểm)

Câu 5: C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng. (0,5 điểm)

Câu 6: A. Rừng cây. (0,5 điểm)

Câu 7: A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. (1 điểm)

Câu 8: Bài văn 2 hình ảnh so sánh. Đó là hình ảnh:

Hình ảnh 1: Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ.

Hình ảnh 2: Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

Câu 9: (1 điểm) Nêu được hình ảnh mình thích: 0, 5 điểm; Giải thích được lý do: 0, 5 điểm.

Phần II: (10đ)

1. Chính tả: 4 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: 6 điểm

– Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

– Kỹ năng (3 điểm):

+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.

Bài làm:

Mẫu 1:

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi…. Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

Mẫu 2:

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

Trường: ……..…………….….…Họ và tên:……..…………………Lớp: ……..……………………… KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II
LỚP 3 – NĂM HỌC: 2020 – 2021MÔN: TIẾNG VIỆT – THỜI GIAN: 65 PHÚTNgày kiểm tra: ………. tháng ….. năm …….

A. KIỂM TRA ĐỌC

Phần I: Đọc thành tiếng (4,0đ). Đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

  • Cuộc chạy đua trong rừng.
  • Buổi học thể dục.
  • Một mái nhà chung.
  • Bác sĩ Y – éc – xanh.
  • Mặt trời xanh của tôi.
  • Sự tích chú Cuội cung trăng

Sách HD Tiếng Việt 3-Tập 2B

Phần II: Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6,0đ).

1. Đọc thầm đoạn văn sau:

Lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam.

Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội:

– Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

– Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (M1- 0,5đ)

a. Những người có công với đất nước
b. Người dân Phú Thọ
c. Các vua Hùng
d. Các đoàn thủy binh

Câu 2: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? (M1 – 0,5đ)

a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc
b. Nghi thức dâng hương
c. Nghi thức rước kiệu
d. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng

Câu 3: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? (M2-0,5đ)

a. Phần lễ
b. Phần hội
c. Không ở phần nào
d. Cả phần lễ và phần hội.

Câu 4: Hiện nay, khi đi dự lễ hội, người ta chen lấn để cướp lễ, em đánh giá gì về hành động đó? (M3-0,5đ)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu: “Trên cái đất trơ cằn sỏi đá ấy, người ta chỉ trồng toàn dưa hấu và cam chua” trả lời cho câu hỏi nào? (M2-0,5đ)

a. Ở đâu?
b. Khi nào?
c. Vì sao?
d. Bằng gì?

Câu 6: Dấu câu nào phù hợp để điền vào dấu …: (M3-1.0đ)

Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm….. người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng.

a. dấu phẩy
b. dấu chấm
c. dấu chấm phẩy
d. dấu hai chấm

Câu 7: Các từ ngữ: chạy tiếp sức, nhảy xa, đấu kiếm, đoạt huy chương vàng thuộc chủ điểm nào? (M1-0,5đ)

a. Sáng tạo
b. Nghệ thuật
c. Ngôi nhà chung
d. Thể thao

Câu 8: Đặt câu hỏi cho từ in nghiêng trong câu: “Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng tài năng và sự kiên cường của mình.” (M3-1,0đ)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 9: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa (M4-1,0 đ)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả ( 4,0đ): (nghe – viết): ( 10 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn “Cóc kiện Trời” trang 83-SHDH TẬP 2B

II. Tập làm văn (6,0đ):

Đề bài: Em hãy kể lại một buổi lao động của lớp em nhằm góp phần làm cho trường em thêm xanh, sạch đẹp.

Đáp án bài kiểm tra cuối kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3

A. Bài kểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng một đoạn văn: 4,0 điểm

  • Học sinh đọc 1 đoạn trong các các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 32
  • Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc

* Cách đánh giá, cho điểm:

  • Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng từ, tiếng (không sai quá 5 từ): 2 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung: 1 điểm

2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 6,0 điểm

Câu 1: (M1- 0,5đ) c. Các vua Hùng

Câu 2: (M2 – 0,5đ) a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc

Câu 3: (M3 – 0,5đ ) b. Phần hội

Câu 4: (M4 – 0,5đ) – HS viết theo cảm nhận

Câu 5: (M2- 0,5đ) a. Ở đâu?

Câu 6: (M3 – 1 đ) a. dấu phẩy

Câu 7: (M1 – 0,5đ) d. Thể thao

Câu 8: Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả gì? (M3 -1,0 đ)

Câu 9: HS đặt được câu đúng nội dung, có hình ảnh nhân hóa. (M4 – 1,0đ)

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: (4 điểm)

– Thực hiện theo hướng dẫn

2. Tập làm văn: 6.0 điểm

– Trình bày đúng một bài văn có 3 phần (Mở bài- thân bài- kết luận): 0.5đ.

– Viết đúng trọng tâm – đúng thể loại văn kể: Kể buổi lao động của lớp em nhằm góp phần làm cho trường thêm xanh- sạch- đẹp: 1.0đ

  • Kể trình tự, chi tiết việc làm lao động từ đầu đến cuối: (3.0đ)
  • Kết quả và ý nghĩa việc làm đó: (0.5) đ
  • Cảm nghĩ của em về việc làm đó: (0.5) đ
  • Chữ viết và trình bày đẹp: (0.5 đ)

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề số 8

A.Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu – Thời gian 35 phút (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN

Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói:

– Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.

Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:

– Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.

Bố Én ôn tồn bảo:

– Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.

Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì? (M1.0,5 điểm)

A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết.

B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát.

C. Phải bay qua một con sông nhỏ.

D. Phải bay qua một khu rừng rậm rạp.

2. Những chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông? (M 1 – 1 điểm)

A. Én con sợ hãi nhìn dòng sông.

B. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn.

C. Én con sợ bị chóng mặt và rơi xuống.

D. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông.

3. Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông? (M 1 – 0,5 điểm)

A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kì, giúp Én con qua sông an toàn.

B. Bay sát Én con để phòng ngừa con gặp nguy hiểm.

C. Đỡ một cánh để giúp Én con bay qua.

D. Bố động viên Én rất nhiều.

4. Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn? (M 2 – 0,5 điểm)

A. Nhờ chiếc lá thần kì.

B. Nhờ được bố bảo vệ.

C. Nhờ Én con tin rằng mình sẽ bay qua được.

D. Nhờ được mẹ giúp đỡ.

5. Điền từ ngữ vào chỗ chấm cho thích hợp: (M 4 – 1 điểm)

1……………………………gia đình Én phải bay đi xa. Bố Én đã cho én con một chiếc lá .

2 ……………. ….. ….. …..  ………………………………và tạo cho Én một niềm tin.

3…………………………………………………………………………………….

Bộ phận cần điền: (Để giúp Én con bay được qua sông; Để trú đông; Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm.)

6. Điền dấu thích hợp vào ô trống. (M 2 – 1 điểm)

Én sợ hãi kêu lên:

– Chao ôi …. Nước sông chảy siết quá  …..

– Con không dám bay qua à  …..

7. Ghi một câu văn có hình ảnh nhân hóa ở trong bài văn để nói về Én con (M3 . 0,5đ)

8. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (M 3 – 1 điểm)

a. Phải biết tin vào những phép mầu.

b. Phải biết vâng lời bố mẹ.

c. Phải biết cố gắng và tin vào bản thân mình.

II. Đọc thành tiếng (4 điểm):

B/ KIỂM TRA VIẾT 

1.Chính tả nghe – viết (15 phút)

CON CÒ  (Viết  từ: Một con cò trắng…..  …đến hết)

(Sách Tiếng Việt lớp 3 –Tập 2 –Trang 111)

II. Tập làm văn (6 điểm : 25 – 30 phút)

Em hãy kể lại việc làm tốt của em để giữ gìn vệ sinh góp phần bảo vệ môi trường.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt đề số 8

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc hiểu: (6 điểm – 35 phút)

Câu 1: Đáp án A (0,5 điểm)

Câu 2: Đáp án A; C; D (0,5 điểm)

Câu 3: Đáp án A (0,5 điểm)

Câu 4: Đáp án C (0,5 điểm)

Câu 5: Thứ tự cần điền:

1: Để trú đông;

2: Để giúp Én con bay được qua sông;

3: Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm. (1 điểm)

Câu 6:  Ô trống 1; 2 điền dấu ! (0,5 điểm)

Ô trống 3 điền dấu?

Câu 7: (0,5 điểm)

– Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố

– Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá!

–  Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.

Câu 8:  Câu C

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I) Chính tả: ( 4 điểm- 15-20 phút)

– Tốc độ đạt yêu cầu: (khoảng 70 chữ /15 phút) 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày  đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

* Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai, lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường – chữ hoa): trừ 0.5 điểm. Các lỗi giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần.

II. Tập làm văn: (6 điểm 25-30 phút)

Học sinh kể được một hay nhiều việc làm tốt để bảo vệ môi trường như làm trực nhật lớp, không vứt rác, giấy ra lớp hay thường xuyên lau bàn, ghế, cửa sổ dọn vệ sinh sân trường , nơi ở …

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề số 10

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

– Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

+ Cuộc chạy đua trong rừng.

+ Buổi học thể dục.

+ Một mái nhà chung .

+ Bác sĩ Y – éc – xanh.

+ Cuốn sổ tay.

+ Mặt trời xanh của tôi.

+ Sự tích chú Cuội cung trăng.

– Thời lượng: Khoảng 70 tiếng/ phút.

2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút

Rừng cây trong nắng

Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp, ta nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ…

Theo Đoàn Giỏi

Câu 1: Bài văn tả về các loài cây cối ở đâu ?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ở bãi biển

B. Ở trong rừng

C. Ở cánh đồng

Câu 2: Loài cây nào được nhắc đến trong bài ?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cây phi lao.

B. Cây liễu.

C. Cây tràm.

Câu 3: Rừng cây được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày ?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Buổi sáng sớm

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều tối

Câu 4: Tác giả nghe được những âm thanh gì trong rừng ?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Tiếng chim.

B. Tiếng côn trùng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5: Vì sao người ta dễ buồn ngủ khi đi trong rừng ?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vì rừng cây đẹp quá.

B. Vì khu rừng quá rộng lớn.

C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng.

Câu 6: Bài văn này miêu tả cái gì ?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Rừng cây.

B. Các loài vật.

C. Các loài côn trùng.

Câu 7: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào” ?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

B. Các loài côn trùng không ngớt bay đi, bay lại.

C. Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ.

Câu 8: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là những hình ảnh nào?

Câu 9: Em yêu thích hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm):

1. Chính tả (nghe – viết) (15 phút)

Đoạn bài “ Sự tích chú Cuội cung trăng” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.132).

2. Tập làm văn: (25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu ) kể về một việc làm tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt đề số 10

Phần I:

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu:

Câu 1: B. Ở trong rừng (0,5 điểm)

Câu 2: C. Cây tràm. (0,5 điểm)

Câu 3: B. Buổi trưa (0,5 điểm)

Câu 4: C. Cả hai ý trên. (0,5 điểm)

Câu 5: C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng. (0,5 điểm)

Câu 6: A. Rừng cây. (0,5 điểm)

Câu 7: A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. (1 điểm)

Câu 8: Bài văn 2 hình ảnh so sánh. Đó là hình ảnh:

Hình ảnh 1: Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ.

Hình ảnh 2: Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

Câu 9: (1 điểm) Nêu được hình ảnh mình thích: 0, 5 điểm; Giải thích được lý do: 0, 5 điểm.

Phần II: (10đ)

1. Chính tả: 4 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: 6 điểm

– Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

– Kỹ năng (3 điểm):

+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.

Bài văn mẫu:

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi…. Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 5

Trường Tiểu Học ……………………Lớp :…………………………………Họ và tên :………………………….. ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ IIMôn: Tiếng Việt 3Thời gian : 40 phút
ĐiểmĐọc: ………Viết: ……… Nhận xét của giáo viên

A. Kiểm tra đọc:

1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm)

Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.)

2. Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm)

Con cá thông minh

Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn.

Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực.

Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu?

A trong ao
B cái hồ lớn
C ngoài biển

2. Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì…

A bất lực
B quá đông
C đi quanh hồ

3. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng vì …

A diệt được đàn kiến
B được ăn no
C đàn con được ăn no

4. Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì?

A dũng cảm
B hi sinh
C siêng năng

5. Trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.”, tác giả nhân hóa Cá Quả mẹ bằng cách nào?

A Gọi Cá Quả mẹ bằng một từ vốn dùng để gọi người.
B Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về Cá Quả mẹ.
C Nói với Cá Quả mẹ như nói với người.

6. Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “liều lĩnh” trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.”

A dại dột
B thông minh
C đau đớn

7. Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về Cá Quả mẹ.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

8. Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

B/ Kiểm tra viết:

1. Chính tả nghe viết (4 điểm)

Đọc cho học sinh viết bài.

2. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em biết hoặc đã được xem.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT 3:

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

* Đọc thành tiếng: (4 điểm).

Học sinh bốc thăm tên bài tập đọc đã học. Sau đó mỗi em đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.

Tiêu chuẩn cho điểm đọc thành tiếng
Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 0,5 điểm. Đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 0,25 điểm. Đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 hoặc 4 dấu câu): 0,5 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên): 0 điểm
Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm (đọc quá 1 đến 2 phút: 0,25 điểm. Đọc quá 2 phút phải đánh vần: 0 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm. Trả lời không được hoặc sai ý: 0 điểm)

PHẦN B:

B/ Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
Đáp án B A C B B B
Điểm 0,5 0,5 1 1 0,5 0,5

* Câu 7 và câu 8 tùy theo học sinh trả lời mà giáo viên ghi điểm

II. Kiểm tra viết (10 điểm)

Chính tả (4 điểm): Bài viết: Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa

Cánh cò bay lả, bay la

Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa

Bút nghiêng lất phất hạt mưa

Bút trao gợn nước Tây Hồ lăn tăn

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

Hồ Minh Hà

– Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. (4 điểm)

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ (0,25 điểm)

– Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

*Tập làm văn: (6 điểm)

Bài được điểm tối đa khi:

– Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài .

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chinh tả, chữ viết rõ ràng trình bày đẹp.

– Tuỳ theo mức độ sai sót ý, diễn đạt và chữ viết có thể được các mức điểm 5,5 ; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-thi-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp