Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Đà Nẵng

0
182
Rate this post

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Đà Nẵng, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình thuận tiện hơn.

Tham khảo:

  • Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh năm 2022 – 2023 Đà Nẵng
  • Đề thi vào 10 môn Toán năm 2022 – 2023 Đà Nẵng

Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2022 – 2023 Đà Nẵng diễn ra vào ngày 10 – 11/6/2022, sáng ngày 10/6 thi môn Ngữ Văn thời gian 120 phút, chiều thi môn Tiếng Anh thời gian 90 phút. Sáng ngày 11/6 thi môn Toán là 120 phút. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của :

Bạn đang xem: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Đà Nẵng

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng năm 2022 – 2023

Câu 1. (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

a. Từ “cô bể thực hiện phép liên kết là: phép lặp.

b. Thành phần biệt lập: Giao thành phần gọi đáp.

c. Cô bé vội chạy về nhà và xin lỗi mẹ vì:

  • Cô bé cảm thấy ân hận vì hành động đã bỏ nhà ra đi của mình.
  • Quan trọng hơn, cô bé nhận ra rằng từ trước đến nay mình chưa biết trân trọng những điều mẹ đã làm cho mình, coi những việc làm của mẹ cho mình là đương nhiên và cô chỉ biết giận dỗi vô cớ. Bởi vậy, cô bé đã chạy về nhà và xin lỗi mẹ.

d. HS từ câu chuyện rút ra bài học cho mình sao cho phù hợp với bài đọc hiểu.

Gợi ý: Chúng ta phải biết ơn cha mẹ.

Câu 2.

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta.

Câu 3.

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.
  • Dẫn dắt vấn đề nghị luận: vẻ đẹp tình đồng chí thắm thiết sâu nặng của những người lính thời kháng chiến chống Pháp.

2. Thân bài

2.1 Khái quát chung về bài thơ

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu – Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

2.2 Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí

a) Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

– Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

– Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

  • Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính
  • Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

b) Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

– Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

– Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu

  • Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình
  • Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình
  • Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

– Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

– Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

– Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

c) Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí

– Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ đánh giặc

– Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề, tình đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp.

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

– Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt, những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng.

– Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết.

– Hình ảnh “đầu súng trăng treo” bất ngờ là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn.

  • Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng
  • Ý nghĩa biểu tượng: “súng” biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm, là hiện thực khốc liệt của chiến tranh; “trăng” là biểu tượng thanh mát, yên bình.

=> Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.

2.3 Giá trị nghệ thuật

  • Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, nhằm diễn tả cụ thể tình cảm thiêng liêng cao đẹp – tình đồng chí.
  • Giọng thơ sâu lắng, xúc động như lời tâm tình tha thiết.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá chung của em về tình đồng chí thể hiện trong đoạn trích

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đà Nẵng năm 2022 – 2023

Sở GD&ĐT Đà Nẵng

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

TÌNH YÊU PHẢI CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM

Có một cô bé giận dỗi mẹ đã chạy ra ngoài. Cô bé lang thang trên đường rất lâu, vừa đói vừa khát.

Đúng lúc ấy, cô nhìn thấy có một quán mì ven đường, mùi thơm của mì nóng thật là hấp dẫn! Cô bé đứng ở bên cạnh quán mì, thèm nhỏ nước dãi. Cô chủ quán liền nói: “Cô bé, Có ăn mì không?”.

“Nhưng… cháu không có tiền!”.

“Không sao, trông cháu có vẻ đói lắm rồi, mau ăn đi!” Cô chủ quán nhanh tay làm cho cô bé một bát. Ăn bát mì nóng hổi mà cô bé không kìm được nước mắt. Ăn xong, cô bé luôn miệng cảm ơn cô bán hàng.

“Không cần cảm ơn cô, chỉ là một bát mì thôi mà! Ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng canh ngọt của mẹ, cháu có nhớ cảm ơn mẹ không?”

Cô bé không biết nói gì.

– Cô bé, cô đoán là cháu đang giận bố mẹ chuyện gì nên mới bỏ nhà chạy ra đây. Cháu biết nói cảm ơn với một người xa lạ cho cháu một bát mì, tại sao lại không coi trọng những việc bố mẹ đã làm cho mình? Cháu mau về nhà đi, người nhà chắc đang lo lắm đấy!”

Cô bé vội vàng chạy về nhà, mẹ cô bé đang đứng ở cửa, lo lắng nhìn ra ngoài, vừa nhìn thấy cô bé về liền ôm chầm lấy. Cô bé ôm lấy mẹ thật chặt, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con xin lỗi, mẹ hãy tha thứ cho con nhé! . Người mẹ vô cùng kinh ngạc, sau đó hôn lên má con gái và nói: “Con ngoan của mẹ, con lớn thật rồi!”.

(Ngọc Linh biên soạn, 168 câu chuyện hay nhất, Phẩm chất – thói quen tốt, NXB Thế giới, 2016, tr. 135-136)

a) Hãy cho biết từ in đậm thực hiện phép liên kết nào? (0,5 điểm)

b) Xác định một thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập đó trong câu văn được gạch chân. (0,5 điểm)

c) Theo em, vì sao cô bé vội vàng chạy về nhà và xin lỗi mẹ? (0,5 điểm)

d) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (0,5 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta.

Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích một trong hai đoạn trích sau để thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối”
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 129)

Chị Thao lại gần khi Nho đã nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to.

– Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng. Ở, cái bà này ! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy ?

– Thường thế, người ngoài cảm thấy đau hơn người bị thương mà.

Chị Thao quay mặt ra cửa hang, lại uống nước trong bị động. Nho gác một cánh tay lên mặt. Nó cũng biết bây giờ không nên uống nước. Tôi pha sữa cho nó trong cái ca sắt.

– Cho nhiều đường vào. Pha đặc – Chị Thảo bảo.

Uống sữa xong. Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thảo dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi,

– Hát đi, Phường Định, mày thích bài gì nhất, hát đi ! . […] Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 119)

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-thi-vao-10-mon-ngu-van-nam-2022-2023-so-gddt-da-nang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp