Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

0
144
Rate this post

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? Quyền và nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay sau đây:

Đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức có vai trò hết sức quan trọng bởi những đóng góp của nó đối với xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh la một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Được quy định tại Điều 5 – Chương II – Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cụ thể:

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản nguyên tắc đó là:

– Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.

– Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.

– Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.

Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ:

1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.

3. Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.

4. Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.

5. Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Trường hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ chức Đoàn trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt.

Cơ cấu tổ chức của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

1. Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:

  • Cấp Trung ương.
  • Cấp tỉnh và tương đương.
  • Cấp huyện và tương đương.
  • Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).

2. Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhấthoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.

3. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định cụ thể về phân cấp trong hệ thống tổ chức của Đoàn.

Điều 7:

Nhiệm kỳ đại hội là thời gian giữa hai kỳ đại hội.

Đại hội đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó triệu tập. Số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.Thành phần đại biểu gồm các Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, đại biểu do đại hội Đoàn hoặc hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên và đại biểu chỉ định.Đại biểu chỉ định không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu được triệu tập.

Những cán bộ, đoàn viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu thôi công tác Đoàn, hoặc chuyển sang công tác, sinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu.Việc cho rút tên và bổ sung đại biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định.

Đại biểu dự đại hội phải được đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa được quyết định công nhận tiến bộ.

Ban Chấp hành Đoàn các cấp có thể triệu tập hội nghị đại biểu để kiện toàn Ban Chấp hành, thảo luận văn kiện đại hội cấp trên, bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên. Thành phần hội nghị đại biểu gồm các Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị và các đại biểu do Ban Chấp hành cấp dưới cử lên, số lượng đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định.

Đại hội, hội nghị của Đoàn bầu Đoàn Chủ tịch hoặc chủ tọa để điều hành công việc của đại hội, hội nghị. Đoàn Chủ tịch hoặc chủ tọa có quyền xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử hoặc công việc của đại hội, hội nghị.

Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

1. Việc bầu cử của Đoàn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Riêng bầu Ban Chấp hành và các chức danh trong Ban Chấp hành; Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban Kiểm tra; đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

2. Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết.

3. Khi bầu cử, phải có trên một phần hai (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử. Trường hợp số người có số phiếu trên một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên một phần hai (1/2) và bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên một phần hai (1/2). Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu nữa hay không do đại hội hoặc hội nghị quyết định.

4. Đại hội chi đoàn và Đại hội Đoàn các cấp được trực tiếp bầu Bí thư khi được sự đồng ý của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy Đảng cùng cấp.

5. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định nguyên tắc, thủ tục, quy trình bầu cử.

6. Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Câu hỏi tìm hiểu về đoàn thanh niên cộng sản 2022

Câu 1: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào? 26/03/1931

Câu 2: Khởi nghĩa hai ba Trưng nổ ra vào năm nào? Năm 40 sau công nguyên

Câu 3: Năm 524 Lý Bí khởi nghĩa thành công và đặt tên nước ta là gì? Vạn Xuân

Câu 4: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập?

Câu 5: Nhắc đến lời hát trong bài: “Mùa hoa lê ki ma nở” là nhắc đến vị anh hùng nào? Võ Thị Sáu

Câu 6: Vịnh Hạ Long thuộc địa phận của tỉnh nào? Quảng Ninh

Câu 7: Em hãy cho biết 2 câu thơ sau đây là của ai: “Tháp mười đẹp nhất bông sen – Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”? Bảo Đình Giang

Câu 8: Ai là người lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng? Ngô Quyền

Câu 9: Ai là vị vua đầu tiên của nước ta? Vua Hùng

Câu 10: Ai là vị vua cuối cùng của nước ta? Bảo Đại

Câu 11: Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Liên Bang Nga

Câu 12: Nước nào có số dân đông nhất thế giới? Trung Quốc

Câu 13: Một phần của đất liền nhô ra biển, có 3 mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn liền với lục địa gọi là gì? Bán đảo

Câu 14: Môn thể thao nào được gọi là môn thể thao vua? Bóng đá

Câu 15: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? 12 ngày đêm

Câu 16: Ai là người đã lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Tô Vĩnh Diện

Câu 17: Phong trào Đồng Khởi đã diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh nào của nước ta? Bến Tre

Câu 18: Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở đâu? Hoa lư

Câu 19: Vườn quốc gia Chàm Chim thuộc địa phận của tỉnh nào? Đồng Tháp

Câu 20: Ai là tác giả của cuốn sách Đại Việt Sử Kí Toàn thư? Ngô Sĩ Liên

Câu 21: Hai câu thơ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là nói về truyền thống gì? Đoàn kết

Câu 22: Ông cha ta thường nói: “Nơi địa đầu Tổ Quốc” là nói đến tỉnh nào? Lạng Sơn

Câu 23: Đỉnh núi cao nhất thế giới là đỉnh núi nào? Êvơret.

Câu 24: Đỉnh núi nào ở Việt Nam được gọi là “nóc nhà của Đông Dương”? FANSIPAN

Câu 25: Ai là người bóp nát quả cam tại hội nghi Bình Than? Trần Quốc Toản

Câu 26: Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau: “Dân ta phải biết … ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Sử

Câu 27: Ai là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Trần Phú

Câu 28: Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào? 15/05/1941

Câu 29: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? 19/05/1890

Câu 30: Từ lúc sinh ra đến mất đi Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi rộng rãi nhất? 5 tên

Câu 31: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? 05/06/1911

Câu 32: Bác Hồ trở về Việt Nam sau bao nhiêu năm bôn ba nước ngoài là vào ngày tháng năm nào? 28/01/1941

Câu 33: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là vào ngày tháng năm nào? 02/09/1945

Câu 34: Bác Hồ mất ngày tháng năm nào: 02/09/1969

Câu 35: Ai là người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh? Kim Đồng.

Câu 36: Lúc mới thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh có mấy người? 05 người

Câu 37: Đội ta được mang tên Bác vào năm nào? 1970

Câu 38: Ai là người đã lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai trong trận cứ điểm Him Lam mở màng chiến dịch Điện Biên Phủ? Phan Đình Giót

Câu 39 Ai là người đã lấy thân mình làm giá súng? Bế Văn Đàn

Câu 40: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” đây là câu nói rất nổi tiếng của vị anh hùng nào? Trần Bình Trọng

Câu 41: Câu nói: “Con nhà tướng không được khiếp nhược trước quân thù” là của ai? Bùi Thị Xuân

Câu 42: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” Nguyễn Trung Trực

Câu 43: Câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” là của ai? Lý Tự Trọng

Câu 44: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giũ lấy nước”. Ai là tác giả câu nói trên? Bác Hồ

Câu 45: Chiến dịch tết Mậu Thân diễn ra vào mùa xuân năm nào? 1968

Câu 46: Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần? 02 lần

Câu 47: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em? 54 dân tộc

Câu 48: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? 63

Câu 49: Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc trung ương? 05 thành phố

Câu 50: Ai là tác giả của bài Đội ca? Phong Nhã

Câu 51: Ai là tác giả của bài Đoàn ca? Hoàng Hoà

Câu 52: Tiền giấy được phát hành ở nước ta dưới triều đại nào? Triều Trần

Câu 53: Ai là người chế tạo ra nỏ thần dười thời An Dương Dương? Cao Lỗ

Câu 54: Ai là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam? Ng Ái Quốc

Câu 55: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở đâu? Quảng trường Ba đình – Hà Nội

Câu 56: Việt Nam có mấy người được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới? 03 người (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh)

Câu 57: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã miêu tả CN tư bản bằng hình ảnh con vật gì? Con đĩa

Câu 58: Vị vua nào ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam? Lý Nhân Tông

Câu 59: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo” là câu nói nổi tiếng của ai? Trần Thủ Độ

Câu 60: Trong kháng chiến chống Mĩ, nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã huấn luyện loại ong nào thành vũ khí đánh giặc? Ong vò vẽ

Câu 61: Em hãy cho biết tên người phụ nữ vác đạn nặng nhất trong chiến tranh?
Ngô Thị Tuyển

Câu 62: Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập ở đâu? Tại số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội

Câu 63: Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần?

Hai lần. Lần I: là ngày 14/6/1957 và lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày 10/12/1961

Câu 64: Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần?
Chưa lần nào

Câu 65: Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đó là những tục lệ nào?

Đọc thư chúc Tết và Tết trồng cây

Câu 66: Chiếc bàn họp tại Hội nghị Pari (1973) có hình gì? Hình tròn

Câu 67: Ai là người cắm cờ giải phóng trên nóc dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975? Bùi Quang Thận

Câu 68: “Còn cái lai quần cũng đánh”là câu nói nổi tiếng của ai? Chị Út Tịch

Câu 69Người Việt Nam nào đã từ chối nhận giải Nobel Hoà bình năm 1973Lê Đức Thọ

Câu 70: Đảng CSVN được thành lập vào ngày tháng năm nào? 03/02/1930

Câu 71: Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? Mùng 10 tháng 03

Câu 72: Quân đội Nhân Dân VN được thành lập vào ngày tháng năm nào? 22/12/1944

Câu 73: Ai là tác giả của tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký? Tô Hoài

Câu 74: Truyện Kiều có bao nhiêu câu? 3254 câu

Câu 75: Hiệp định Giơnevơ được kí kết vào năm nào? 1954

Câu 76: Kim Đồng đã hi sinh vào ngày tháng năm nào? 15/02/1943

Câu 77: Đội TNTP Hồ Chí Minh vinh dự đón nhận huân chương Hồ Chí Minh vào ngày tháng năm nào? 15/05/1981

Câu 78: Từ A Dính sinh ra và lớn lên ở tỉnh nào? Lai Châu

Câu 79: Khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ Vĩ đại, hãy sẵn sàng” được ra đời trong thời gian nào? 06/1976

Câu 80: Ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào? 01/06

Câu 81: Trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta, nhà nước đầu tiên được thành lập là nhà nước nào? Văn Lang

Câu 83: Truyền thuyết: “Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương” ra đời trong triều đại nào? Hùng Vương

Câu 84: Người dựng nên nước Âu Lạc là ai? Hùng Vương

Câu 85: Ai là tác giả của bài thơ: “Nam Quốc Sơn Hà”? Lý Thường Kiệt

Câu 86: Ai là tác giả của tác phẩm: “Bình Ngô Đại cáo”? Nguyễn Trãi

Câu 87: Bác Hồ gửi thư căn dặn thiếu niên nhi đồng 5 điều vào ngày tháng năm nào? 15/05/1961

Câu 88: Kim Đồng tên thật là gì? Nông Văn Dền

Câu 89: Nhắc đến “Ngọn đuốc sống” là nhắc tới ai? Lê Văn Tám

Câu 90: Tờ báo ra đời lần đầu tiên của tổ chức Đội là vào ngày tháng năm nào? 01/06/1954

Câu 91: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ diễn ra lần đầu tiên vào năm nào? 08/1981

Câu 92: Phong trào nghìn việc tốt được thực hiện lần đầu tiên vào năm nào? 1961

Câu 93: Bác Hồ gởi 05 điều Bác Hồ dạy cho thiếu nhi vào năm nào? 1961

Câu 94: Ai là người đã vẽ Huy hiệu Đoàn? Huỳnh Văn Thuận

Câu 95: Ai là tác giả bài hát: “Nối vòng tay lớn”? Trịnh Công Sơn

Câu 96: Ai là tác giả bài hát: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”? Phạm Tuyên

Câu 97: Ai là tác giả bài hát: “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”? Xuân Hồng

Câu 98: Đỉnh núi Cao Nhất nước ta Pan Xi păng Thuộc tỉnh nào? Lào Cai

Câu 99: Có bao nhiêu vị trạng nguyên dưới thời vua gia long? Không có trạng nguyên

Câu 100: Ngày truyền thống HS – SV Việt Nam là ngày nào? 09/01

Câu 101: Đại dương có diện tích nhỏ nhất trên thế giới? Bắc Băng Dương

Câu 102: Tên gọi khác Của quả mướp đắng? Khổ Qua

Câu 103: Quốc hiệu Đại Việt Chính Thức Bắt đầu từ năm nào? 1054

Câu 104: Bài Hát “Lên Ngàn”Là Của tác giả Nào? Hoàng Việt

Câu 105: Bạn Cho Biết Tháp Rùa Được Xây Dựng Thế kỷ nào? 18

Câu 106: Cảng Lớn Nhất Đông Nam á Là Cảng Nào? Singapore

Câu 107: Dưới thời nhà trần, ai là thầy giáo, nhà nho được nhiều người trọng dụng nhất? Chu Văn An

Câu 108: Cầu Mỹ Thuận Bắc qua con sông nào? Sông Tiền

Câu 109: Bạn hãy cho biết người đầu tiên đạt giải Nobel khu vực đông nam á mang quốc tịch nước nào? Việt Nam

Câu 110: Việt Nam là Thành viên thứ bao nhiêu của WTO? 150

Câu 111: Người ta cho thêm chì vào trong xăng nhằm mục đích gì? Chống cháy nổ

Câu 112: Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của việt nam, được xây dựng dưới triều đại nào? Nhà họ Lý

Câu 113: Trong truyên ngắn “Ông lão đánh cá và con cá vàng “, ông lão đã ra biển mấy lần? 06 lần

Câu 114: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào ngày tháng năm nào? 23/11/1940

Câu 115: Người lao động bắt đầu được nghỉ lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm nào? 2007

Câu 116: Ai là nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam? Nguyễn Thị Duệ

Câu 117: Ai là người kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945? Đàm Thị Loan

Câu 118: Thân phụ của Bác Hồ tên là gì? Nguyễn Sinh Sắc

Câu 119: Thân mẫu của Bác Hồ tên là gì? Hoàng Thị Loan

Câu 120: Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta là tờ báo nào? Tờ Gia Định báo

Câu 121: Chùa Diên Hựu là tên gọi khác của ngôi chùa nào? Chùa Một cột

Câu 122: Ai là Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị Genève (về Đông Dương) năm 1954? Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng

Câu 123:

Câu 124: Vị vua nào ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam? Lý Nhân Tông (55 năm)

Câu 125: Vị vua nào ở ngôi ngắn nhất trong lịch sử nước ta? Lê Trung Tông và Nguyễn Dục Đức (03 ngày)

Câu 126: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được tuyên bố thành lập ở tỉnh nào? Tỉnh Tây Ninh

Câu 127: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định chính thức mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày tháng năm nào? 14/04/1975

Câu 128: Người thân của Bác Hồ gồm những ai? Cha của Bác là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929), mẹ của Bác là cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901). Một người chị Nguyễn Thị Thanh, một người anh Nguyễn Sinh Khiêm và một người em trai Nguyễn Sinh Xin

Câu 129: Lúc mới thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có bao nhiêu chiến sỹ? 34 chiến sĩ

Câu 130: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã diễn ra và thắng lợi trong vòng bao nhiêu ngày? 15 ngày

2. Ý nghĩa chiếc huy hiệu đoàn là gì?

Tại Đại hội đại biểu thanh niên toàn quốc năm 1951 tại Việt Bắc, cán bộ Trung ương Đoàn các cấp muốn đoàn viên có một chiếc huy hiệu với biểu trưng riêng. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và họa sĩ Tôn Đức Lượng được tổ họa sĩ của Trung ương Đoàn giao trách nhiệm sáng tác mẫu huy hiệu. Hai mẫu của hai họa sĩ đã được thông qua và đưa tới Bác Hồ duyệt. Bác Hồ đã duyệt mẫu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận. Bác còn đề dưới bản vẽ dòng chữ: “Thanh niên tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”.

Huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Thiết kế Huy hiệu có hình tròn, trên nền sọc xanh lá và trắng là hình ảnh một cánh tay nắm chắc lá cờ Tổ quốc đi lên. Chạy xung quanh hình tròn lớn là dòng chữ “ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH”; Huy hiệu có 4 màu: Xanh lá, đỏ cờ, vàng, trắng (không màu).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Huy hiệu Đoàn thanh niên là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên, ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, trong học tập, lao động và rèn luyện đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát…”.

Thật vậy, thanh niên chính là lớp người tinh hoa nhất của mỗi dân tộc, họ là sự hòa quyện của nhiệt huyết tuổi trẻ với lòng chính nghĩa và tinh thần xung kích đến cao độ. Nước ta đang đi theo con đường chủ nghĩa xã hội để có thể giành độc lập hoàn toàn và triệt để, trong công cuộc đấu tranh giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đó đã khắc họa sâu sắc công lao của lớp lớp thanh niên nhiều thế hệ.

3. Bạn có những cảm nhận tự hào gì về truyền thống 90 năm Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh?

90 năm hình thành và phát triển là cột mốc quan trọng trong hành trình dẫn dắt, định hướng và làm bạn cùng các thế hệ thanh niên, tuổi trẻ của tổ chức Đoàn. Nhìn lại quá trình lịch sử phát triển của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2021) tôi thực sự xúc động và tự hào.

Từ những ngày đầu non trẻ, với sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã xây dựng, vun đắp rất nhiều truyền thống tốt đẹp tiêu biểu. Đó là:

+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.

Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

trường

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/doan-thanh-nien-cong-san-ho-chi-minh-to-chuc-va-hoat-dong-theo-nguyen-tac-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp