Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Sau đây là tài liệu giới thiệu đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn, cũng như nội dung của đoạn trích mà muốn giới thiệu đến các em học sinh.
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn.
Bạn đang xem: Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
I. Đôi nét về Đặng Trần Côn
– “Chinh phụ ngâm khúc” nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn.
– Ông là người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
– Bản diễn Nôm từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), bà là một phụ nữ tài sắc, người làm Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Có ý kiến lại cho rằng đó là của Phan Huy Ích.
II. Giới thiệu về đoạn trích
1. Xuất xứ
– “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chống ra trận.
– Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.
2. Thể thơ
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được viết theo thể song thất lục bát (gồm hai câu bảy chữ, tiếp đến hai câu sáu – tám). Bốn câu thành một khổ thơ không hạn định.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”: Tình cảnh cô đơn của người chinh phụ.
- Phần 2. Còn lại: Nỗi nhớ thương dành cho người chồng ở nơi xa.
4. Nội dung
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
5. Nghệ thuật
Bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…
Xem thêm Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Sau đây là tài liệu giới thiệu đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn, cũng như nội dung của đoạn trích mà muốn giới thiệu đến các em học sinh.
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn.
I. Đôi nét về Đặng Trần Côn
– “Chinh phụ ngâm khúc” nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn.
– Ông là người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
– Bản diễn Nôm từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), bà là một phụ nữ tài sắc, người làm Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Có ý kiến lại cho rằng đó là của Phan Huy Ích.
II. Giới thiệu về đoạn trích
1. Xuất xứ
– “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chống ra trận.
– Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.
2. Thể thơ
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được viết theo thể song thất lục bát (gồm hai câu bảy chữ, tiếp đến hai câu sáu – tám). Bốn câu thành một khổ thơ không hạn định.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”: Tình cảnh cô đơn của người chinh phụ.
- Phần 2. Còn lại: Nỗi nhớ thương dành cho người chồng ở nơi xa.
4. Nội dung
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
5. Nghệ thuật
Bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp