Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con

0
150
Rate this post

Đề bài: Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con

doan van cam nhan kho 1 bai tho noi voi con

Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con

Bạn đang xem: Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con

I. Dàn ý Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con (Chuẩn)

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu về tác phẩm, tác giả, khổ 1 của bài thơ Nói với con.

2. Thân đoạn:

a. Cội nguồn sinh dưỡng – Gia đình:

– Hình ảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc với đứa con đang tuổi tập nói, tập đi.
– Con được lớn lên trong vòng tay yêu thương, nâng niu của cha mẹ
– Con cũng được lớn lên trong tình yêu, niềm hạnh phúc của cha mẹ “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: con là kết tinh tình yêu của cha mẹ.
→ Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên để nuôi con trưởng thành, khôn lớn.

b. Cội nguồn sinh dưỡng thứ hai – quê hương:

– “Người đồng mình”: tiếng gọi thân thương, tha thiết của những con người chung vùng miền sinh sống.
– Trong cuộc sống lao động, người đồng mình vẫn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui tươi. Họ hoà tiếng hát vào trong niềm say mê lao động, tô điểm cuộc đời bằng những đóa hoa.
– Những người đồng mình gắn bó, sống hoà hợp với thiên nhiên, chính vì vậy thiên nhiên đã hào phóng ban tặng con người “hoa”, và “những tấm lòng”
– Hình ảnh nhân hoá “rừng cho hoa”, “con đường cho những tấm lòng”: thể hiện sự hào phóng, rộng lượng của thiên nhiên với con người.
→ Con lớn lên trong cuộc sống lao động của con người quê hương.

c. Đặc sắc nghệ thuật:

– Thể thơ tự do linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi như lời kể chuyện.
– Các biện pháp nhân hoá, so sánh làm rõ cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

3. Kết đoạn:

– Khẳng định giá trị của đoạn thơ.

II. Những Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con hay nhất

1. Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con, mẫu 1 (Chuẩn)

Nhà thơ Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày, rất nổi tiếng với bài thơ Nói với con. Thông qua khổ 1 của bài thơ, nhà thơ đã cho chúng ta thấy được cội người sinh dưỡng của một con người. Đó là gia đình và quê hương. Cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của một đứa trẻ chính là gia đình, nơi có vòng tay yêu thương, che chở của bố mẹ. Bốn câu thơ đầu đã gợi lên cho chúng ta thấy được một khung cảnh trong một gia đình đầm ấm. Đứa trẻ ấy đang chập chững những bước đầu đời, bi bô những tiếng nói ngây thơ “Chân phải bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ”. Tất cả những điều đó đều được yêu thương, được nâng niu trong vòng tay cha mẹ. Những kỉ niệm hạnh phúc đẹp đẽ của bố mẹ trong ngày cưới “ngày hạnh phúc nhất trên đời” cùng là nguồn nuôi dưỡng con trưởng thành. Gia đình chính là cội nguồn đầu tiên, nền tảng cho một đứa con bước vào đời. Cội nguồn thứ hai giúp con sinh trưởng đó là quê hương với những “người đồng mình”. “Người đồng mình” là cách gọi thân thiết mà đồng bào ta gọi những người cùng vùng miền. Cuộc sống của những người đồng mình tuy còn đơn sơ và vất vả, họ phải lao động cực nhọc biết bao nhiêu “đan lờ” rồi “ken” vách, dựng nhà, …. Vậy nhưng tâm hồn của họ vẫn bay bổng, lãng mạn vô cùng. Họ lao động trong tiếng hát, tô điểm cho cuộc sống của mình bởi những đóa hoa. Con thật hạnh phúc biết bao khi được sống trong một quê hương đầm ấm như thế! Hai hình ảnh nhân hoá ở cuối đoạn thơ “rừng cho hoa”, “con đường cho những tấm lòng” và điệp ngữ “cho” đã cho thấy sự hào phóng của quê hương, núi rừng, sẵn sàng ban tặng con người những gì đẹp đẽ nhất. Với thể thơ tự do, nhịp thơ chậm rãi cũng những lời thơ tự nhiên, sinh động, gần gũi, và các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, điệp ngữ, nhà thơ Y Phương đã cho ta thấy được cội nguồn sinh dưỡng của một con người. Khổ thơ thứ nhất của bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương là một khổ thơ hay và giàu ý nghĩa. Nõ đã cho ta thấy được cội nguồn để hun đúc nên sự trưởng thành của mỗi con người trong cuộc sống.

2. Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con, mẫu 2 (Chuẩn)

Thông qua khổ 1 của bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương muốn nhắn nhủ tới mọi người cội nguồn sinh dưỡng, nguồn sức mạnh nuôi dưỡng sự trưởng thành của một con người. Bốn câu thơ đầu của khổ thơ đã tái hiện cho chúng ta khung cảnh đầm ấm của một gia đình hạnh phúc. Đứa con nhỏ đang chập chững những bước đi, đang bi bô những câu nói đầu đời “Chân phải bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ”. Bao quanh đứa con là tình yêu thương trìu mến, là sự nâng niu hết mực của cha mẹ “Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước chạm tiếng cười”. Không chỉ vậy, con còn được lớn lên trong niềm hạnh phúc của cha mẹ khi “nhớ về ngày cưới”, “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Đó là lời nhắn nhủ của nhà thơ tới mọi người, cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của mỗi con người chính là gia đình của ta. Cội nguồn thứ hai đó là quê hương. Quê hương với những người đồng mình giản dị, chất phác. “Người đồng mình” là tiếng gọi thân thương dành cho những con người có chung vùng miền. Những người đồng mình còn đang vất vả, cực nhọc để lao động, “đan lờ”, dựng nhà, “ken” vách, … Thế nhưng họ vẫn luôn đoàn kết, gắn bó cùng nhau, luôn vui tươi lạc quan và say mê lao động. Công việc vất vả nhưng họ vẫn cất lên những lời ca tiếng hát và tô điểm cho cuộc sống mình bằng những đóa hoa. Quê hương của con là núi rừng Tây Bắc rộng lớn và hào phóng. Núi rừng không chỉ cho con “hoa” thơm mà còn cho con cả “những tấm lòng” bao dung. Hai hình ảnh nhân hoá “rừng cho hoa” và “con đường cho những tấm lòng” cùng điệp ngữ “cho” đã giúp ta hiểu rõ sự rộng lượng của quê hương đối với con người. Nhà thơ Y Phương đã dựng lên khổ thơ đầu tiên bằng những hình ảnh thơ rất đẹp, giàu ý nghĩa, cùng với đó là thể thơ tự do linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi như lời kể chuyện và các biện pháp như ẩn dụ, nhân hoá. Khổ thơ thứ nhất của bài thơ Nói với con là lời nhắn nhủ yêu thương của một người cha dành cho con của mình về cội nguồn sinh dưỡng của con, nền tảng để con trưởng thành.

3. Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con, mẫu 3 (Chuẩn)

“Nói với con” là một tác phẩm rất hay của nhà thơ Y Phương. Ở khổ thơ thứ nhất, mượn lời người cha nhắn nhủ tới đứa con của mình, tác giả đã gợi ra cho chúng ta cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Trong lời nhắn nhủ của cha, cội nguồn đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành đó là gia đình. Gia đình là nơi cho con sự sống, nâng niu những bước đi đầu tiên của con, trân trọng những tiếng bi bô đầu đời của con. Con không chỉ được sống trong sự yêu thương của cha mẹ mà còn được sống trong niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nhớ về “ngày cưới” của mình, “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Gia đình là chiếc nôi đầu tiên ủ ấm và nuôi dưỡng con nên người. Cội người thứ hai giúp con trưởng thành là quê hương. Quê hương núi rừng với những người đồng mình chịu thương, chịu khó. “Người đồng mình” là cách gọi quen thuộc, thân thiết của những người dân quê cùng vùng miền. Người đồng mình hiện lên trong sự lao động vất vả, họ phải dựng nhà, “ken” vách, “đan lờ”, …để xây dựng cuộc sống. Thế nhưng dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, họ vẫn luôn vui tươi, lạc quan, tô điểm cho cuộc đời mình bằng những tiếng hát, những bông hoa thơm. Và hơn thế, những người đồng mình còn chung sống hoà hợp với thiên nhiên. Chính vì vậy, thiên nhiên, núi rừng đã hào phóng ban cho mọi người nhiều thứ “rừng cho hoa”, “con đường cho những tấm lòng”. Hai hình ảnh nhân hoá này cùng điệp từ “cho” đã gợi cho chúng ta về sự hào phóng và rộng lượng của núi rừng dành cho con người. Quê hương với những người đồng mình cần cù, chịu khó, lạc quan sống gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên là cội nguồn, là nền tảng sinh dưỡng thứ hai của con. Bằng thể thơ tự do với các hình ảnh so sánh, nhân hoá, nhà thơ Y Phương đã cho chúng ta thấy được cội nguồn sinh dưỡng trưởng thành của mỗi con người, đó là gia đình và quê hương. Đoạn thơ thứ nhất của bài thơ Nói với con chính là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết của một người cha với con của mình. Gia đình, quê hương chính là những nền tảng để con trưởng thành, khôn lớn nên người.

——————HẾT—————–

Để tìm hiểu về nhà thơ Y Phương cũng như tác phẩm đặc sắc Nói với con, mời các bạn cùng tham khảo thêm nhiều bài viết rất hay như: Đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con, Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con, Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương, Phân tích khổ 2 của bài thơ Nói với con.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/doan-van-cam-nhan-kho-1-bai-tho-noi-voi-con/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp