Doanh nghiệp FDI là gì? Quy định pháp luật về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam?

0
121
Rate this post

Cùng tìm hiểu doanh nghiệp FDI là gì? Quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.

Theo quy định tại quát tại Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 định nghĩa một cách khái như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Như vậy, theo quy định này, đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Do đó, trong phạm vi này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
  • Một số hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI
  • Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Thành lập công ty Việt Nam có các đối tác là nhà đầu tư nước ngoài
  • Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam…

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI là gì?

  • Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư
  • Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư
  • FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia
  • Thể hiện quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa
  • Luôn luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế
Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm
Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm

Theo quy định của Luật đầu tư 2014, các doanh nghiệp FDI sẽ được thành lập theo các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Trên thực tế, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta đã tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử,. phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt, may, sản xuất giầy dép cũng có công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo ra sự cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại. Có thể nói, bộ phận doanh nghiệp FDI đã đóng góp không nhỏ đối với sự tăng trưởng nền kinh tế nước ta trong những năm qua.

Vai trò của các doanh nghiệp FDI

Như chúng tôi đã đề cập, ngoài việc góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của khu vực, quốc gia thì các doanh nghiệp FDI còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc hình thành và vận hành những mô hình, đường lối kinh tế mới.

Một số tác động tích cực của doanh nghiệp FDI:

  • Do nguồn đầu tư là người nước ngoài điều hành và quản lí vốn của doanh nghiệp nên họ có trách nhiệm cao, mô hình quản lý chuyên nghiệp.
  • Đảm bảo được hiệu quả của nguồn vốn FDI
  • Với mô hình hoạt động của FDI, họ có thể khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân công dồi dào cùng với lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có –> mở rộng quy mô sản xuất, khai thác được lợi thế kinh tế của quy mô
  • Nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm được giảm xuống phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng

  • Tránh được hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư
  • Thông qua FDI, chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng nước thì hành chính sách bảo hộ.
  • Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ ngoài nước, lưu thông tiền tệ
  • Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp FDI có thể tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm quản lí kinh doanh của họ.
  • Tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.
  • Khuyến khích doanh nghiêp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Điều kiện cần thiết để trở thành doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp được thành lập hoặc có vốn đầu tư sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Tại Khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI

Bạn đang xem: Doanh nghiệp FDI là gì? Quy định pháp luật về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam?

Doanh nghiệp FDI phải thỏa điều kiện có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài để thành lập hoặc góp vốn như quy định nêu trên.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hợp lệ

Tại Điều 25 của Luật Đầu tư 2020 có quy định rõ đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp theo các hình thức sau:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của doanh nghiệp cổ phần

– Góp vốn vào các doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp hợp danh

– Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp quy định trên

Không tổ chức kinh doanh các ngành nghề bị cấm

Doanh nghiệp FDI không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Gồm có những hoạt động sau:

– Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục I của Luật này

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định tại Phụ lục II của Luật này

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục III của Luật này

– Kinh doanh mại dâm

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người

– Kinh doanh pháo nổ

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hợp pháp

Tại điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 có nếu rõ: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,  ngoại trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cấp giấy chứng nhận hợp pháp

Bên cạnh đó, theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế cấp cho Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều này.

– Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Tiến hành thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư

Khi được xem xét và tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các cá nhân, tổ chức cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi được hoàn thiện bước này, doanh nghiệp FDI sẽ bắt đầu vận hành và hưởng những ưu đãi theo chính sách quy định.

Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bước 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

  • Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến theo bước 1, nhà đầu tư nộp hồ sơ giấy (bản cứng) xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài cần cung cấp:

  • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  • Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI;

Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài cần cung cấp:

  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp đồng thuê nhà, Bản sao coogn chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinhd oanh bất động sản;
  • Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cần nộp thêm: Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;

Thực hiện khắc con dấu công ty, đăng tải con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Chỉ dành cho doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa

Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương.

Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.

Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,….

Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam: Đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thủ tục góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam

Để thuận tiện và nhanh hơn, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam. Theo đó, thủ tục được thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam

  • Trên thực tế vì thủ tục thành lập công ty Việt Nam đơn giản hơn nhiều, nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty Việt Nam trước sau đó tiến hành thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam hoặc cũng có thể mua lại phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam đã có sẵn.
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
  • Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài

  • Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
  • Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Qua bài viết ở trên, các bạn đã hiểu doanh nghiệp FDI là gì?, Quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Các bạn có thể truy cập website để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/doanh-nghiep-fdi-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp