Đọc hiểu Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

0
68
Rate this post

Các em đang muốn tìm hiểu các câu hỏi xoay quanh bài thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi trong tập Mây trắng của đời tôi (1989). Dưới đây xin đưa ra bài tổng hợp các câu hỏi Đọc hiểu Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi đã xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra:

Đề đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Bạn đang xem: Đọc hiểu Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Gió rừng cao xạc xào lá đổ

Gió mù mịt những con đường bụi đỏ

Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng

(…)

Dẫu đêm nay ngọn gió mùa hè

Còn bề bộn một vùng gạch ngói

Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan

Đất nước tôi như một con thuyền

Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.

Ước chi được hóa thành ngọn gió

Để được ôm trọn vẹn nước non này

Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá

Để mát rượi những mái nhà nắng lửa

Để luôn luôn được trở lại với đời…

(Trích Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ,

Tinh hoa thơ Việt,NXB Hội nhà văn, 2007, tr.313,317)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? Xác định thể thơ của văn bản trên ?

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các dòng thơ:

Đất nước tôi như một con thuyền

Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa?

Câu 3. Chỉ rõ hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong khổ thơ cuối của đoạn trích.

Câu 4

. Qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về vẻ đẹp của non sông đất nước?

Câu 5: Trong đoạn thơ, đất nước được hình dung qua những hình ảnh nào?

Câu 6: Theo anh/chị, “gió và tình yêu” trong đoạn thơ có gì giống nhau?

Câu 7: Mong ước của tác giả thể hiện trong đoạn thơ cuối của đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

Câu 8. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.

Đáp án đọc hiểu gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Câu 1: 

– Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

– Thể thơ: tự do

Câu 2 

Hai câu thơ khẳng định bản lĩnh của đất nước, con người VIệt Nam vượt lên trên gian khó để bảo vệ vẻ đẹp tươi của quê hương hôm nay. Con thuyền đó mang theo hi vọng, khát vọng, mang theo niềm tin xây dựng quê hương. Đó là con người phải thật sự có chí, có khao khát để làm nên điều lớn lao.

Câu 3: 

– Điệp từ “Để”

– Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

  • Nhấn mạnh mong muốn, khao khát trong con người khi muốn góp phần làm đẹp quê hương
  • Cho thấy khao khát, cho thấy tình yêu quê hương đất nước nồng nàn trong thi nhân

Câu 4: Vẻ đẹp của non sông đất nước rất đáng quý, đáng trân. Mỗi một hình ảnh tươi đẹp của non sông đất nước đều gắn liền với bao khát khao trong con người. Quê hương bình dị, mộc mạc đã in hằn trong tâm trí con người và tạo nên non sông với muôn ngàn vẻ đẹp. Đâu đâu trên đất nước cũng là con người với khao khát dựng xây quê hương và cống hiến vì ngày mai.

Câu 5. Trong đoạn thơ, đất nước được hình dung qua những hình ảnh: con thuyền xuyên gió mạnh, những mối tình trong gió bão tìm nhau; con thuyền lướt trên sóng những ngực buồm trắng xoá

Câu 6. Gió và tình yêu có điểm chung là:

+ Đều có từ xa xưa, bắt đầu và tồn tại cho tới ngày nay, cùng đất nước trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử

+ Gió và tình yêu có ở khắp mọi nơi

Câu 7.

Gợi ý:

– Mong ước đó là mong ước cao đẹp của một trái tim yêu nước mãnh liệt

– Đó là ước mơ được hoá thân, đắm chìm vào thiên nhiên vĩnh hằng để mãi được cống hiến

– Ước nguyện ấy làm cảm động người đọc, khiến chúng ta thêm yêu và trân trọng quê hương, tổ quốc, từ đó nỗ lực hơn để xây dựng đất nước tốt đẹp, không còn lầm than

Câu 8. Hướng dẫn viết đoạn văn

a) Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với đất nước.

b) Thân bài:

* Giải thích thế nào là tuổi trẻ?

+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.

+ Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.

* Vì sao thế hệ trẻ cần có trách nhiệm với đất nước?

+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.

+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng của thế hệ trẻ.

* Biểu hiện và thực tế đã chứng minh

– Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:

+ Ngày xưa: Những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.

+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.

–> Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hy sinh.

+ Trong chiến tranh

+ Trong thời bình: Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai.

* Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước: 

+ Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.

+ Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với tinh thần trách nhiệm rất cao.

+ Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất  nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tự thể tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.

+ Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo, “đi con đường người trước đã đi/ bằng rất nhiều lối  mới”.

c) Kết thúc vấn đề

– Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.

– Liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Trên đây là một số câu hỏi đọc hiểu Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi mà đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên tham khảo các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mà đã biên tập nhé!

Đề đọc hiểu Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (Lưu Quang Vũ) với tuyển chọn những mẫu câu hỏi xoay quanh để hiểu rõ hơn mong ước của tác giả.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/doc-hieu-gio-va-tinh-yeu-thoi-tren-dat-nuoc-toi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp