Đồng quy vu tận là gì? Giải thích ý nghĩa đồng quy vu tận là gì?

0
241
Rate this post

Nhiều người thắc mắc đồng quy vu tận là gì? Bài viết hôm nay THPT Thành Phố Sóc Trăng sẽ giải thích ý nghĩa đồng quy vu tận là gì đến tất cả mọi người. Mời các bạn theo dõi bài viết.

Đồng quy vu tận là gì?

Đồng quy vô tận tiếng Trung

Ý nghĩa đồng quy vu tận:

Đồng quy vu tận nghĩa là có người muốn cùng chết với bạn. Muốn kéo bạn chết chung với mình. Những người có tư tưởng này thường là những kẻ tiểu nhân, ăn không được muốn đạp đổ. Điển hình cho câu nói Đồng quy vu tận là những vụ giết người yêu xong tự sát.

Câu thành ngữ Đồng quy vu tận xuất phát từ Trung Quốc. Nơi bạn có thể nghe nhiều nhất là trong các bộ phim cổ trang kiếm hiệp xưa.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa đồng quy vu tận:

  • Đồng cam cộng khổ.

Một Số Tục Ngữ Hán Việt

孟浩然《夏日南亭怀辛大》:荷风送香气,竹露滴清

A

  • Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo. = Làm ác gặp ác, làm thiện gặp thiện.
  • An cư lạc nghiệp. = Chỗ ở ổn định công việc tốt lành.
  • An cư tư nguy. = Sống trong bình an lòng vẫn phải suy nghĩ đến những khi nguy cấp.
  • An thân, thủ phận. An phận, thủ thường = Bằng lòng với số phận, cuộc sống hiện tại của bản thân.
  • Án binh bất động = Việc binh giữ yên, không tiến không thoái.
  • Anh hùng nan quá mỹ nhân quan = Anh hùng khó qua ải mỹ nhân
  • Anh hùng xuất thiếu niên = Anh hùng từ khi còn trẻ tuổi

B

  • Bách niên giai lão = Trăm năm cùng (song) thọ
  • Bán tín bán nghi = Nửa tin nửa ngờ
  • Băng thanh ngọc khiết = Trong trắng như băng ngọc
  • Bất chiến tự nhiên thành = Không đánh mà thắng
  • Bất cộng đái thiên = Thù không đội trời chung
  • Bất di bất dịch = Không di không chuyển.
  • Bất đắc kỳ tử = Chưa đến lúc chết mà chết, chết bất ngờ.
  • Bách chiến bách thắng = Trăm trận trăm thắng, đánh đâu thắng đấy.
  • Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử = Không vào hang cọp sao bắt được cọp con
  • Bần cùng sinh đạo tặc. Phú quý sinh lễ nghĩa = Khi nghèo khó con người có thể thành trộm cắp, khi giàu sang trở nên bày vẽ màu mè.
  • Bất tài vô tướng = Không có khả năng, không có tướng mạo (vừa bất tài vừa xấu)
  • Bất khả chiến bại = Không thể bị đánh bại -Toàn thắng, không thua bao giờ.
  • Binh quý xuất kỳ bất ý = Trong binh pháp quý nhất là tấn công bất ngờ.

C

  • Cải tà quy chính = Bỏ tà theo chánh
  • Cầm kỳ thi hoạ = Đánh đàn, đánh cờ, làm thơ, vẽ tranh.
  • Cẩn ngôn vô tội, cẩn tắc vô ưu = Giữ gìn lời nói thì không dễ phạm lỗi, cẩn thận thì không phải lo lắng gì.
  • Cao nhân tất hữu cao nhân trị =Người giỏi ắt có người giỏi hơn.
  • Cao sơn lưu thủy, hậu hội hữu kỳ. = Núi cao, sông dài, có ngày gặp lại.
  • Can tràng tấc đoạn = Đau đớn như ruột gan đứt lìa
  • Cận mặc giả hắc, cận đăng giả minh. = “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
  • Châu liền bích lạc = Sự kết hợp vô cùng ăn khớp
  • Châu về hợp phố = Những gì quí giá trở lại cùng chủ cũ
  • Chính nhân quân tử = Con người quân tử, chính đáng.
  • Công thành danh toại = Công danh sự nghiệp hoàn tất.
  • Cốt nhục tương tàn = Cùng chung huyết thống giết hại lẫn nhau.
  • Cử án tề mi = nâng án ngang mày, vợ quý trọng chồng nâng khay dâng lên chồng.
  • Cửu ngũ chí tôn = chỉ bậc vua chúa quyền quý.

D

  • Danh bất hư truyền = nổi tiếng như vậy là không sai
  • Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành = Có tính chính danh, lời lẽ hợp tình, thì sự việc ắt thành công.
  • Danh sư xuất cao đồ = Thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò giỏi.
  • Dĩ hoà vi quý = Giữ được hòa khí là điều quý nhất.
  • Dĩ độc trị độc = Lấy độc trị độc mới hết độc, tương tự “Gậy ông đập lưng ông” trong tục ngữ Việt Nam.
  • Du sơn ngoạn thuỷ = Đi chơi núi xanh ngắm nhìn nước biếc.
  • Dục hoãn cầu mưu = Kéo dài thời gian để tìm mưu kế.
  • Dục tốc bất đạt = Muốn nhanh hóa chậm, vội vàng sẽ không thành tựu.
  • Duy ngã độc tôn = Tự xem mình là người cao quý duy nhất.
  • Dương dương tự đắc = Vênh vang đắc ý.
  • Dưỡng hổ di họa = Nuôi cọp rồi sẽ mang họa (tương tự “Nuôi ong tay áo” trong tục ngữ Việt Nam)
  • Dự bị hơn phòng bị, phòng bị hơn chuẩn bị.

Đ

  • Đả thảo kinh xà = Cắt cỏ động đến rắn, đánh rắn động cỏ (gần với câu “Bứt dây động rừng”)
  • Đại khai sát giới = Xuống dao giết người
  • Đại ngu nhược trí = Vô cùng ngu muội nhưng lại tỏ ra thông minh.
  • Đại trí nhược ngu = Vô cùng khôn ngoan nhưng giả vờ ngu si.
  • Điểu vị thực vong, nhân vị lợi vong = Chim vì ăn mà chết, người vì lợi mà chết.
  • Đa mưu, túc trí = Lắm mưu nhiều kế.
  • Đại từ đại bi = Rất từ bi rất nhân ái
  • Đồng sàng dị mộng = Nằm cùng giường nhưng khác suy nghĩ, tư tưởng.
  • Đao quang kiếm ảnh = Ánh đao bóng kiếm
  • Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục = Qua sông tùy khúc sông nông hay cạn, vào nhà nào thì phải tuân thủ qui phép của nhà đó.
  • Điệu hổ ly sơn = Dẫn dụ hổ ra khỏi rừng.
  • Đồ thán sinh linh = Muôn người than khóc
  • Độc nhất vô nhị = Có một không hai.
  • Đồng bệnh tương lân = Cùng bệnh ở gần, tức là người cùng cảnh ngộ thì sẽ thấu hiểu và thông cảm cho nhau.
  • Đồng cam cộng khổ = Cùng nhau chia sẻ khổ cực hoạn nạn.
  • Đồng tâm hiệp lực = Cùng tâm chí cùng hợp sức.
  • Đồng thanh tương ứng. Đồng khí tương cầu = Cùng thanh âm thì ứng đáp, cùng tính khí thì tìm nhau.
  • Đồng quy vu tận = cùng chết chung.
  • Động phòng hoa chúc = Vào phòng cưới với cô dâu.
  • Đơn thương độc mã = Một gươm một ngựa một thân một mình
  • Đức cao trọng vọng = Tôn nghiêm cao quý

H

  • Hậu sinh khả úy = Lớp trẻ sinh sau đáng nể.
  • Hổ phụ sinh hổ tử = Cha giỏi sinh con giỏi, tương đương với câu “Cha nào con nấy” trong tục ngữ Việt Nam.
  • Hổ phụ khuyển tử = Cha hổ sinh con chó = cha tài giỏi mà con chẳng ra gì.
  • Hổ thác lưu bì, nhân thác lưu danh. = Tương tự “Hổ chết để da, người ta chết để tiếng” trong tục ngữ Việt Nam.
  • Hồ bằng cẩu hữu: Bè mà không phải bạn, bạn xấu
  • Hồ trung thiên địa = Tiên cảnh mà đạo giáo thường nói tới, hoặc chỉ nơi siêu phàm thoát tục.
  • Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm. = Vẽ hổ chỉ vẽ da chứ khó vẽ xương, biết người biết mặt nhưng không biết lòng.
  • Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai = Xui xẻo không đến một lần, may mắn không đến hai lần (Họa nhiều hơn phước)
  • Hoạn lộ, họa lộ = Đường thăng quan tiến chức là đường dẫn đến tai họa.
  • Hồng nhan hoạ thuỷ = Người phụ nữ đẹp là nguồn gốc tai họa
  • Hoàng thân quốc thích = Họ hàng máu mủ với vua chúa.
  • Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân = Trời không quên người hiền đức.
  • Hồi tâm chuyển ý = Thay đổi ý định
  • Hồng nhan bạc bệnh = Người đẹp yểu mệnh
  • Huynh đệ như thủ túc = Anh em như thể chân tay
  • Húy tật kỵ y = Giấu giếm bệnh tật
  • Hư trương thanh thế = Giả vờ huênh hoang vỗ ngực chứ thực sự không có gì.
  • Hương tiêu ngọc vẫn = Hương tan ngọc nát(ý tương tự như Ngọc đá cùng tan)
  • Hữu chí cánh thành = Có ý chí làm gì ắt cũng thành, tương tự “Có chí thì nên” trong tục ngữ Việt Nam.
  • Hữu danh vô thực = Chỉ có danh tiếng mà không có thực tài.
  • Hữu dũng vô mưu = Có sức mạnh mà không mưu kế
  • Hữu duyên bất cần cầu. Vô duyên bất tất cầu = Có duyên không cần cầu. Vô duyên khỏi phải cầu
  • Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng = Nếu có duyên thì nghìn dặm xa xôi vẫn gặp được nhau. Nếu không có duyên thì đối diện nhau vẫn không thấy nhau được.
  • Hữu duyên vô phận = Có duyên không có phận
  • Hữu phận, vô duyên = Có phận không có duyên
  • Hữu xạ tự nhiên hương = Nếu có mùi thơm thì tự nó sẽ phát ra, người có tài đức thì tự người ta sẽ biết đến.
  • Hữu tài, vô phận = Có tài không gặp hội
  • Hữu tài vô vận bất thành công = có tài nhưng không gặp vận may thì không thể thành công .

K

  • Khai chi tán diệp = Tương tự như “Đâm chồi nảy lộc”, ý chỉ việc con đàn cháu đống, nối dõi tông tường.
  • Khai quang điểm nhãn
  • Khai thiên tích địa : Khai thiên lập địa
  • Khẩu Phật tâm xà = Miệng nói từ bi, tâm rắn rết, ác độc.
  • Khẩu xà tâm phật = Miệng xà tâm phật
  • Khẩu thị tâm phi = Miệng nói một đằng tâm nghĩ một nẻo
  • Kim chi ngọc diệp = Cành vàng Lá ngọc
  • Kinh thiên động địa = Long trời lở đất
  • Kính nhi viễn chi = Cung kính đứng xa mà nhìn
  • Kính lão đắc thọ = Kính trọng người già sống lâu
  • Khí định thần nhàn = Dáng vẻ bình tĩnh, nhàn nhã
  • Ký lai nhi tắc an chi = Tương tự “Thuyền đến đầu cầu tự nhiên thẳng”
  • Kỳ phùng địch thủ = Gặp người đồng cân đồng lạng đồng sức.
  • Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân = Điều gì mình không muốn thì chẳng nên làm đối với người khác.

L

  • Lạc hoa lưu thuỷ = Hoa rơi nước chảy
  • Lực bất tòng tâm = Sức lực không đủ để làm những điều mà trái tim muốn làm.
  • Loạn thần tặc tử = Bề dưới tạo phản
  • Long đàm, hổ huyệt = Hang rồng, huyệt hổ, chốn nguy hiểm (Đứng vào giữa tình thế khó khăn cho mình: đầm rồng, hang hổ.)
  • Long tranh, hổ đấu = Rồng tranh hổ đấu
  • Lòng lang dạ sói = Lòng như con lang, bụng dạ như chó sói
  • Lộng giả thành chân = Biến giả thành thật
  • Lưỡng bại câu thương = Cả hai cùng bị thương tích

M

  • Mã đáo thành công = Trở về trong sự thành công
  • Mai danh ẩn tích = Ẩn náu xa lánh trần gian
  • Mãnh hổ nan địch quần hồ = Một con hổ mạnh cũng khó lòng đối chọi với một bầy chồn hợp đoàn.
  • Mạng lý hữu thời chung tu hữu = Cái gì có trong ta thì mãi mãi là của ta.
  • Mẫu đơn hoa hạ tử, tố quỷ dã phong lưu = Chết dưới hoa mẫu đơn, làm quỷ vẫn phong lưu.
  • Mục thị vô nhân = Xem dưới mắt không có ai, khinh người
  • Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên = Mưu tính sắp đặt công việc là ở nơi người, thành công hay không là ở Trời.

N

  • Nam tôn nữ ti = Xem trai là trọng gái là khinh
  • Nam vô tửu như kỳ vô phong = Người trai mà không có rượu thì chẳng khác nào lá cờ không gặp gió.
  • Nhàn cư vi bất thiện = Nhàn rỗi quá sẽ sinh tật hư hỏng.
  • Nhân bất vị kỉ, thiên tru địa diệt = Người không vì mình, trời tru đất diệt.
  • Nhân định thắng thiên = Ý chí của con người có thể thắng được hoàn cảnh, số phận.
  • Nhân sinh vô thập toàn / Nhân bất thập toàn = Con người sinh ra không ai hoàn hảo.)
  • Nhân trung chi long = Rồng trong thiên hạ
  • Nhập gia tuỳ tục = Vào nhà người nào theo phép tắc nhà người đó
  • Nhất cận lân, nhì cận thân = Thứ nhất gần láng giềng, lối xóm; thứ nhì gần thân thuộc [cách xử sự]
  • Nhất cận thị, nhị cận lộ, tam cận giang = Thuận lợi nhất là ở gần chợ, thứ nhì là ở gần đường, thứ ba là ở gần sông.
  • Nhất cử lưỡng tiện = Một công đôi việc
  • Nhất cử nhất động = Mỗi cử chỉ mỗi hành động
  • Nhất kiến chung tình = Một lần gặp mặt thương hoài ngàn năm
  • Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại = một ngày trong tù bằng nghìn năm tự do
  • Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ = Một ngày làm thầy, suốt đời là cha
  • Nhất ngôn, cửu đỉnh = một lời nói thốt ra như nâng chín cái đỉnh (Một lời không đổi)
  • Nhất ngôn ký xuất,tứ mã nan truy = Một lời nói ra dù bốn ngựa có chạy nhanh đi chăng nữa cũng không đuổi kịp. Ý nói 1 lời nói ra không thể thay đổi được.
  • Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh = Giỏi một nghề thì tấm thân được sung sướng.
  • Nhất túy giải vạn sầu = Rượu có thể giải vạn sầu
  • Nhất tự vi sư, bán tự vi sư = Tương tự với “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy” trong tục ngữ Việt Nam.
  • Nhất tướng công thành, vạn cốt khô = Để có một tướng thành danh thì ngàn người (quân lính) chết
  • Nhất ý cô hành = Kẻ có suy nghĩ độc lập, đi một mình, hành động 1 mình.
  • Nhi nữ tình trường, anh hùng khí đoản = Tình nhi nữ làm anh hùng nản chí.
  • Ngoạ hổ tàng long = Hổ nằm Rồng ẩn
  • Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri lý = Ngọc không rèn dũa thì không thành hình hài. Người không học không biết lý lẽ.
  • Tri sở bất ngôn. Ngôn sở bất tri. = Biết mà không nói, nói mà không biết

O

  • Oan có đầu, nợ có chủ = Cái gì cũng có đầu giây mối nhợ, có đầu có đuôi
  • Oan gia gia trả, oan tình tình vương = Oán trả oán tình trả tình
  • Oan oan tương báo, dĩ hận miên miên = Oán thù tương báo gây hận triền miên

P

  • Phản khách vi chủ = Đảo khách thành chủ.
  • Pháp bất vị thân, nghĩa bất dung tình = Pháp luật không bênh tình thân, nghĩa lý không bao che tình cảm.
  • Phong hoa tuyệt đại = Vô cùng xinh đẹp, phong lưu
  • Phổ độ chúng sinh = Cứu rỗi, cứu vớt muôn loài
  • Phu tử tòng tử = Chồng chết thì theo con
  • Phu xướng phụ tuỳ = Chồng lên tiếng Vợ vâng lời.
  • Phú quý như phù vân = Giàu sang chỉ là đám mây nổi
  • Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc = Giàu sinh lể nghi, nghèo sinh loạn

Q

  • Quan quan cưu cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu = Trai tài ca cầu gái sắc
  • Quân tử gian nan, hồng nhan bạc mệnh.
  • Quân tử báo thù, thập niên bất vãn. = Quân tử báo thù mười năm chưa muộn
  • Quốc hữu quốc pháp, gia hữu gia quy. = Nhà nước thì có pháp luật, gia đình thì có nội quy: ý nói ở đâu cũng có quy định, luật pháp phải tuân theo.
  • Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách = Nước nhà hưng thịnh hay lúc suy vong, dân thường cũng phải có trách nhiệm.
  • Quốc sắc thiên hương = Đẹp đẽ mỹ lệ vô cùng
  • Quý hồ tinh bất quý hồ đa = Ý nói: quân đội cốt tinh nhuệ chứ không phải đông đảo
  • Quyền huynh thế phụ = Anh cả thay cha
  • Quyết chiến quyết thắng
  • Quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ = Người quân tử chơi với nhau thì trong như nước lã, người ngoài nhìn vào thì thấy như tẻ lạnh, kẻ tiêu nhân chơi với nhau thì vồ vập , sặc nồng như rượi mới cất.

S

  • Sâm Thương vĩnh cách = Hai chòm sao Sâm và Thương vĩnh viễn không thấy mặt nhau
  • Sinh ly tử biệt = Sống chia ly chết vĩnh biệt
  • Sĩ khả sát, bất khả nhục = Kẻ sĩ có thể chết không thể chịu nhục
  • Song hổ phân tranh, nhất hổ tử vong = Hai hổ tranh đấu thì một sẽ bị thương.
  • Sơn hào hải vị = Món ngon trên rừng dưới biển
  • Sự bất quá tam = Một sự việc nào đó không quá 3 lần
  • Sự tuy tiểu bất tác bất thành. Tử tuy hiền bất giáo bất minh. = Việc dù nhỏ không làm không xong. Con dù nhỏ không dạy không nên.

T

  • thiếu canh bất sự 少更不事 còn nhỏ chẳng trải việc đời (ít tuổi chưa từng trải mấy)
  • thụ khổ thụ nan 受苦受難 chịu khổ chịu khó
  • thanh danh ngõa giải 聲名瓦解 danh tiếng tiêu ma
  • tư tư bất quyện 孜孜不倦,
  • tiêu y cán thực 宵衣旰食
  • Triêu xan dạ túc 朝餐夜宿 Sáng ăn tối nghỉ.
  • tam sao thất bản三抄七版-
  • tị khanh lạc tỉnh避坑落井tránh hầm gặp giếng. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
  • tị thật kích hư 避實擊虛 Tránh chỗ có thực lực mà đánh vào chỗ trống
  • tị thật tựu hư 避實就虛,
  • tị trọng tựu khinh 避重就輕.
  • thực bất sung trường食不充腸 Ăn không đầy ruột. Nghèo khốn
  • tha phương cầu thực他方求食Đi phương khác để kiếm ăn.
  • thố thủ bất cập措手不及Ra tay không kịp
  • tham đắc vô yếm 貪得無厭 tham lam không bao giờ thỏa mãn, lòng tham không đáy
  • tự viên kì thuyết 自圓其說 làm cho hoàn chỉnh lập luận, lí thuyết của mình
  • tham đắc vô yếm 貪得無厭 tham lam không bao giờ thỏa mãn, lòng tham không đá
  • thạc học thông nho 碩學通儒 người học giỏi hơn người
  • tương kiến hận vãn 相見恨晚 tiếc rằng biết nhau quá muộn
  • thỉnh vật kiến tiếu 請勿見笑 xin đừng cười tôi,
  • thỉnh đa kiến lượng 請多見諒 xin thể tình cho tôi
  • thanh vấn vu thiên 聲聞于天 tiếng động đến trời.
  • thân kinh bách chiến 身經百戰 thân trải qua trăm trận đánh
  • 乘風破浪 thừa phong phá lãng Cưỡi gió phá sóng. Có chí nguyện lớn
  • Tặc hảm tróc tặc 賊 喊捉賊 = vừa ăn cướp vừa la làng- hảm = la làng
  • thương phong bại tục 傷風敗俗 làm tổn thương hư hỏng phong tụ
  • thiên kinh địa nghĩa 天經地義 nói cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được
  • thâm thị kì ngôn 深是其言 cho rằng điều đó rất đúng
  • Tá đao sát nhân – 借刀杀人 (mượn dao giết người, lợi dụng người để hại người khác,
  • Tam tâm lưỡng ý – 三心两意 – (đại loại là ba lòng hai dạ) = tam tâm nhị ý
  • Tâm cam tình nguyện – 心甘情愿 –
  • Tâm thần bất định – 心神不定 –
  • Tâm trung hữu quỷ – 心中有鬼 –
  • Tâm trung hữu số – 心中有数 –
  • Tầm hoa vấn liễu – 寻花问 柳 Chỉ tính cà lơ phất phơ chỉ giỏi tán gái.
  • Tận tâm kiệt lực – 尽心竭力
  • Tật phong tảo thu diệp – 疾风扫秋叶 – (gió mạnh quét sạch lá thu
  • Tẩu mã khán hoa – 走马看花 – (cưỡi ngựa xem hoa).
  • Thanh giả tự thanh – 清者自清 (đại loại là người thanh bạch thanh cao ko cần nói ra thì cũng vẫn là người thanh cao).
  • Thảo gian nhân mệnh 草菅人命 = coi mạng người như cỏ (gian) rác
  • Thanh phong minh nguyệt – 清风明月 = Trăng thanh gió mát
  • Tham sinh úy tử – 贪生畏死 = Tham sống sợ chết
  • Thăng quan phát tài – 升官发财 –
  • Thần cơ diệu toán – 神机妙算 = Tính toán như thần
  • Thập diện mai phục – 十面埋伏
  • Thế cô lực bạc – 势孤力薄 –
  • Thế khuynh triều dã – 势倾朝野 –(thế lực khuynh đảo triều chính).
  • Thế như phá trúc – 势如破竹 (tương đương thế như chẻ tre).
  • Thế ngoại đào nguyên – 世外桃源
  • Thế tại tất đắc – 势在必得
  • Thi tình họa ý – 诗情画意 – (ý họa tình thơ).
  • Thi trung hữu họa – 诗中有画 – (trong thơ có họa).
  • Thị tử như quy – 视死如归
  • Thiên cao địa hậu – 天高地厚 – (trời cao đất dày).
  • Thiên cơ bất khả tiết lộ – 天机不可泄露
  • Thiên hạ vô song – 天下无双
  • Thiên kiều bách(bá) mị – 千娇百媚 –
  • Thiên kinh địa nghĩa – 天经地义
  • Thiên la địa võng – 天罗地网 – tiān luó dì wǎng.
  • Thiên lý chi hành, thủy ư túc hạ – 千里之行,始于足下
  • Thiên lý nan dung – 天理难容 –
  • thủy trung lao nguyệt 水中撈月 = mò trăng đáy nước.
  • Thiên ngoại hữu thiên – 天外有天 – (ngoài trời còn có trời cao hơn).
  • Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão.
  • Thiên phương bách kế – 千方百计
  • Thiên tải nan phùng –
  • tích phi thành thị 積 非 成 是 sai lâu thành đúng (lâu ngày làm sai, hiểu sai rồi tưởng vậy là đúng
  • thị cổ phi kim 是古非今 khen xưa chê nay,
  • Ti cung khuất tất 卑躬屈膝=Khom lưng uốn gối
  • Tôn sư trọng đạo 尊師重道
  • Tôn lão ái ấu 尊老愛幼=kính già yêu trẻ
  • tội đại ác cực 罪大惡極=tội ác tày trời
  • Thiên tải nhất thì 千載一時Nghìn năm mới có một lần. Cơ hội ít có. Cũng nói là thiên tuế nhất thì 千歲一時.
  • thiên tải nan phùng 千載難逢 nghìn năm khó gặp. Tải là lượng từ: đơn vị thời gian bằng một năm
  • tự dĩ vi thị 自以為是 tự cho là phải,
  • Thiên trường địa cửu – 天长地久
  • tiền hậu bất nhất 前後不一Trước sau không đồng.
  • tiên lai hậu đáo 先來後到 đi trước đến sau,

U

  • Uy vũ bất năng khuất = Không sợ uy quyền

V

  • Vạn bất đắc dĩ = Không muốn nhưng đành phải trái ý mình
  • Vạn sự khởi đầu nan = Mọi sự đều khó ở lúc đầu
  • Vạn sự như ý = Tất cả đều vừa ý
  • Văn võ song toàn = Văn cũng hay mà võ cũng giỏi
  • Vân đạm phong khinh = Điềm nhiên, đạm mạc như mây, như gió
  • Vĩnh kết đồng tâm = Trọn đời gắn bó
  • Vô công bất thụ lộc = Không công không nhận thưởng
  • Vô độc bất trượng phu = Không độc không phải trượng phu (câu này có ý mai mỉa hơn là khen tặng)
  • Vô tiền khoáng hậu = Trước không có, về sau cũng không có
  • Vô thưởng vô phạt = Không thưởng không phạt (tác dụng bình thường)
  • Vạn hoa tùng trung quá – Phiến diệp bất triêm thân = Dạo chơi khắp chốn sắc hương, một nhành lá cũng chẳng vương đến lòng

Y

  • Ý hợp tâm đầu = rất hợp ý với nhau, cùng có chung những tình cảm và cách suy nghĩ như nhau.
  • Ý tại ngôn ngoại = Trong lòng có ý thế nào thì ngoài mặt nói lời như vậy

Video về Đồng quy vô tận

Bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến đồng quy vu tận là gì? Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

 

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dong-quy-vu-tan-la-gi-dung-nhat/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp