Cùng tìm hiểu động từ là gì? Có mấy loại động từ? Chức năng của động từ là gì? Bài tập ôn luyện động từ,…
Động từ là gì?
Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người hoặc vật. Ví dụ động từ chỉ hành động: đi, chạy, nhảy, bơi lội, động từ chỉ trạng thái: tồn tại, vui, buồn…
Ví dụ động từ:
- Các động từ chỉ hành động, di chuyển gồm: Chạy, nhảy, đi, bước, té, ngã, nằm, đứng, ngồi, liếc mắt, mỉm cười, đá, vẫy tay, giơ tay, múa, hát….
- Các động từ chỉ trạng thái gồm: buồn, lo âu, cảm động, ngẫn ngơ, thẫn thờ, hớn hở, lầm lì, giận, ghét, yêu….
Khả năng kết hợp của động từ:
Động từ có thể kết hợp với tính từ, danh từ để tạo ra cụm động từ, ví dụ như: đi (động từ) chậm thôi (tính từ),
Động từ cũng thường được kết hợp với các phó từ như đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn,…, ví dụ như: đi chưa?, vẫn nằm,…
Cách hình thành cụm động từ trong tiếng Việt như sau:
Phụ trước |
Trung tâm |
Phụ sau |
Các từ chỉ quan hệ thời gian (đã sẽ đang,..)
Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (vẫn, cứ, còn, cùng,…) Các từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,…) Các từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định hành động (không, chưa, chẳng, có,…) |
Các động từ
|
Các từ chi tiết về đối tượng (danh từ, tính từ)
Các từ chỉ hướng (thẳng, ra, lên, xuống,…) Các từ chỉ địa điểm Các từ chỉ thời gian Từ chỉ nguyên nhân, mục đích Từ chỉ phương tiện Từ chỉ cách thức hành động |
Động từ có tác dụng gì?
Hầu như mọi câu đơn, câu ghép nào trong giao tiếp đều tồn tại một hay nhiều động từ, vì vậy động từ có tác dụng vô cùng quan quan trong, cụ thể gồm:
- Nhiều loại động từ có thể kết hợp với các danh từ, tính từ để tạo thành một cụm động từ có ý nghĩa đa dạng hơn.
- Nhiều loại phó từ có thể kết hợp với động từ để nhấn mạnh nội dung cho câu, giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn nội dụng đó.
- Tác dụng chính của động từ thường làm thành phần vị ngữ trong câu, giúp bổ sung, bổ nghĩa cho các loại danh từ, tính từ khác.
- Động từ đôi khi cũng giữ vai trò là chủ ngữ trong câu đơn.
- Hoặc trong một vài tính huống đặc biệt, động từ có thể giữ chức năng là định ngữ trong câu.
- Chức năng cuối cùng là động từ có thể làm trạng ngữ trong câu.
Vì vậy khi xác định thành phần động từ trong câu, các bạn cần phân tích rõ cú pháp của câu, tìm được thành phần chủ ngữ, vị ngữ cùng các thành phần phụ khác, rồi mới xác định đâu là động từ và tác dụng của động từ đó trong câu là gì.
Động từ có mấy loại?
Trong tiếng Việt, động từ có thể được chia thành 4 loại chính gồm: động từ chỉ trạng thái, động từ chỉ hoạt động, nội động từ và ngoại động từ. Chúng ta cũng tìm hiểu chi tiết các loại động từ này nha. Dưới đây sẽ cho chúng ta biết động từ là những từ như thế nào ?
Động từ chỉ hoạt động
Định nghĩa: Động từ chỉ hoạt động là những động từ mô tả, diễn tả, tái hiện hoặc quan sát được các hoạt động di chuyển của con người, hiện tượng, sự vật, loài vật trong tự nhiên.
Có thể áp dụng các biện pháp tu như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ để mô ta các hoạt động của con người cho sự vật, sự việc để tăng tính gợi hình, gợi cảm và tăng giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm văn học.
Ví dụ động từ chỉ hoạt động:
- Ví dụ 1: Bình là học sinh chạy nhanh nhất lớp tôi. Động từ là từ “ chạy “.
- Ví dụ 2: Sơn Tùng là ca sĩ trẻ có giọng hát nổi bật nhất hiện nay. Động từ là “ giọng hát “
- Ví dụ 3: Họa mi là loài chim có giọng hót hay nhất. Động từ là “ hót “.
Động từ chỉ trạng thái
Định nghĩa: Đây là loại động từ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp và văn bản. Loại động từ này được định nghĩa là mô tả, diễn tả, tái hiện lại những suy nghĩ, cảm xúc, trạng thái của con người, loài vật, hiện tượng thiên nhiên.
Vì rất đa dạng, nên động từ chỉ trạng thái có thể được chia thành nhiều loại nhỏ hơn gồm:
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại hoặc không tồn tại: Tồn tại có nghĩa là chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thấy sự hiện diện của sự vật, sự việc đó. Ví dụ như còn, mất, có, hết, gần hết, với, thiếu, đủ…
- Động từ chỉ trạng thái biến hóa thay đổi: Có nghĩa từ vật này biến thành vật khác, hay sự thay đổi của sự vật, sự việc. Ví dụ như các từ “ hóa, biến hóa, thành, biến đổi, thay đổi…”
- Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: Tiếp thụ ở đây có nghĩa là cho và nhận. Ví dụ như các từ “ cho, nhận, được, mất, chịu, phải, bị, còn…”
- Động từ chỉ trạng thái so sánh: So sánh ở đây là so sánh bằng, ít hơn hoặc nhiều hơn. Ví dụ như các từ “ thua, thắng, bằng, hơn, ít, nhiều…”
Nội động từ
Định nghĩa: Nội động từ là những từ mô tả hoạt động, trạng thái của người thực hiện hành động đó. Nói đơn giản thì ai thực hiện thành động này thì chúng ta gọi là nội động từ.
Nội động từ không có khả năng bổ ngữ, giải thích cho đối tượng trực tiếp mà phải thông qua một quan hệ từ ( cho, với, nhưng…)
- Ví dụ 1: Tôi cảm thấy vui vì họ thành công. Nội tính từ vui phải cần quan hệ từ vì để giải thích cho vế sau ( họ thành công).
- Ví dụ 2: Hôm nay trời mưa, bố mẹ rất lo lắng cho mình. Nội tính từ lo lắng đi kèm với quan hệ từ cho.
Ngoại động từ
Định nghĩa: Là những động từ hướng đến người khác, hay mô tả hành động, tâm trạng của người khác.
Ngoại động từ có thể bổ ngữ trực tiếp cho đối tượng chính mà không cần sự trợ giúp của một ngoại động từ.
- Ví dụ 1: Thầy cô rất yêu quý tôi.
- Ví dụ 2: Bạn bè rất tôn trọng tôi.
Cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Việt
Để phân biệt và nhận biết chính xác đâu là ngoại động từ và nội động từ trong câu, chúng ta cần tự đặt ra những câu hỏi như tại sao, ai, cái gì, điều gì, sau động từ đó.
Hoặc có thể sử dụng một bổ ngữ để trả lời trực tiếp mà không cần thông qua một quan hệ từ nào thì đó là một ngoại động từ.
Ngược lại nếu không được thì đó là một nội động từ.
Cụm động từ là gì?
Khái niệm cụm động từ
Cụm động từ là một tổ hợp từ do một động từ kết hợp với các thành phần phụ tạo thành. Một động từ đứng riêng lẻ sẽ không thể xem là một cụm động từ được mà nó phải kết hợp với từ ngữ phụ thuộc đi kèm chung với nhau.
Cấu tạo cụm động từ
Một cụm động từ được cấu tạo gồm 3 phần gồm: phần phụ trước, động từ trung tâm và phần phụ sau.
Thành phần phụ trước có tác dụng bổ sung cho động từ các ý nghĩa gồm:
- Có ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định hành động gồm các từ: có, không, chắc, chưa…
- Có ý nghĩa chỉ mối quan hệ thời gian: đang, sẽ, đã, từng, chưa…
- Có ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự: còn, vẫn, tiếp, cùng…
- Có nghĩa khuyến khích hoặc ngăn cản một hành động nào đó: hãy, đừng, không, có…
Các thành phần phụ sau giúp bổ sung nghĩa cho động từ các chi tiết về địa điểm, thời gian, đối tượng, phương hướng, phương tiện, nguyên nhân, kết quả và cách thức hành động.
Bài tập động từ
Bài tập 1: Xác định động từ trong những câu sau:
1. Tôi trông em để bố mẹ đi làm
2. Tôi làm bài tập mỗi tối
3. Em trai tôi đang đọc truyện thiếu nhi
4. Bố mẹ tôi đang nấu ăn
5. Hôm nay, tôi đi học
Đáp án:
1. trông
2. làm
3. đọc
4. nấu
5. đi
Bài tập 2: Xác định danh từ, động từ trong những câu sau:
1. Ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng
2. Gió bắt đầu thổi mạnh
3. Lá cây rơi nhiều
4. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc
Đáp án:
1. Danh từ: ánh trăng trong xanh, động từ: tỏa
2. Danh từ: gió, động từ: thổi
3. Danh từ: lá cây, động từ: rơi
4. Danh từ: mặt trăng, động từ: nhỏ lại, sáng
Qua bài viết ở trên, đã giúp các em học sinh hiểu rõ động từ là gì, động từ có mấy loại, tác dụng và chức năng của động từ, bài tập ôn luyện động từ,… Các em học sinh có thể truy cập website để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Bạn đang xem: Động từ là gì? Có mấy loại động từ? Chức năng của động từ. Bài tập ôn luyện
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp